Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm? 5  (Kết Luận)

                            Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Thiền Sư Nguyệt Khê khi giảng Bài Kệ chỉ nói Chân Tâm Phật Tánh...

II) Cả 4 bài đều đúng ở một điểm

III) Bài 2 : Minh Tâm, có lư !

IV) Bài 4 : giải quyết được vấn đề

V) Bài 1 : Vọng Tâm và Trực Chỉ tùy căn cơ ?

VI) Bài 3 : Nên vất "Nhân Tâm" ra khỏi "Trực Chỉ" ?

__________________________________________

 

Bài kệ của Tổ Đạt Ma :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng nhân-tâm  / Chỉ thẳng Chân Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

Với câu 3 có thể là :

       Chỉ thẳng nhân-tâm (Trực Chỉ Nhân Tâm)

hay

       Chỉ thẳng chân-tâm  (Trực Chỉ Chân Tâm)

Là một vấn đề tranh luận của nhiều Phật tử Thiền Tông, Tôi đă viết 4 bài đoản luận về vụ này. Bài này tổng kết 4 bài đoản luận ấy và đưa ra những nhận xét : a) Bài 4 đă giải quyết được vấn đề "Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm" b) những ưu/khuyết điểm của bài 1, 2, 3.

 

      

Bài liên quan :

32) Bài 1 :  Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?

54) Bài 2 :      Trực Chỉ. . . MINH Tâm !

              ( Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ? [2] )

81) Bài 3 :      Phải vất ‘‘nhân tâm’’ ra khỏi ‘‘Trực chỉ’’ (để tránh hiểu lầm)

              ( Câu thứ ba của  bài kệ là ‘‘Trực chỉ Chân-tâm’’ hoặc ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

136) Bài 4 : Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?  4

( Bài này đưa ra một nghĩa khác của ‘‘nhân tâm’’, dùng những phân tích từ ngữ trong Quân Tử Thành Mỹ của Cúc Hiên Tiên Sinh Hội-nguyên Lê Đ́nh Diên 2 ... )

57)         Minh Tâm Kiến Tánh

 

 

NKts = Thiền Sư Nguyệt Khê = Nguyệt Khê Thiền Sư

Bài Kệ = Bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

I) Thiền Sư Nguyệt Khê khi giảng Bài Kệ chỉ nói Chân Tâm Phật Tánh...

 

a) Tiểu sử Thiền Sư Nguyệt Khê :

Sư húy Tâm Viên, hiệu Nguyệt Khê, họ Ngô, tổ tiên là người Tiền Đường tỉnh Triết Giang, lập nghiệp ở Côn Minh tỉnh Vân Nam, truyền được ba đời đến Sư, Sư yếu đuối nhưng thích học, sớm đă thông minh đĩnh ngộ, theo học Nho với Uông Duy Dần tiên sinh. Năm 12 tuổi đọc Lan Đ́nh Tập Tự đến câu "Tử sanh là việc lớn, há chẳng đau khổ ư ?", mới hỏi thầy rằng : - Làm thế nào có thể sanh chẳng tử được ? Uông tiên sinh bảo phải hỏi nhà Phật-học. 

Bèn đến hỏi nhà Phật-học, do đó được các kinh Bốn Mươi Hai Chương và kinh Kim Cang. Từ đó học ở Thượng Hải, Sư kiêm thêm Phật-học, cũng chuyên tâm nghiên cứu các sách của Lăo Trang, xem hết Lục Kinh của nhà Nho, tham học hết các danh sư ở Giang Tô, Triết Giang, lễ bái các Đại-đức, tŕnh câu hỏi "Dùng cách nào mới có thể minh Tâm kiến Tánh", nhưng Sư đều không khế hợp với các câu trả lời. Bấy giờ Tôn-túc Diệu Trí dạy hăy khán-thoại-đầu "Niệm Phật là ai ?" và nghiên cứu Đại Trí Độ Luận.

Năm 19 tuổi, Sư xuất gia, lễ Tỉnh An Ḥa-thượng ở nơi đó xin xuống tóc thọ Đại-giới. Vừa xuất-gia đă tinh tiến dũng mănh, nơi Phật tiền đốt hai ngón út và áp út tay trái, cùng cắt miếng thịt to bằng bàn tay, trên đó đốt bốn mươi tám liều cúng dường Phật, phát ba đại nguyện. Mỗi ngày trừ việc xem Kinh ra, Sư c̣n tụng Phật hiệu năm ngàn tiếng, luôn tụng Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Lăng Nghiêm. Lúc rănh rỗi có khóa lễ bái kinh Viên Giác

Sư ông của Sư dạy khán câu thoại-đầu "Muôn pháp về một, một về chỗ nào ?" và trao cho Truyền Đăng Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, Chỉ Nguyệt Lục; Sư xem thấy có cái biết có cái không. Sư về sau theo Ngộ Tham Pháp-sư học giáo lư của các tông Thiên Thai, Hiền Thủ, Từ Ân.

Năm 22 tuổi liền ra giảng Kinh thuyết Pháp, thính giả rất đông. Đáp lời mời của Pháp-hội Lăng Già ở Nam Kinh, Sư giảng kinh, có Tôn-túc Khai Minh hỏi rằng : "Vọng niệm dứt là Phật-tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư ?", Sư không trả lời được. Sư đảnh lễ Tôn-túc, hỏi "Dùng cách nào mới có thể minh Tâm kiến Tánh ?"  Tôn-túc bảo : Lời này Pháp-sư nên đến hỏi Tông-sư Thiết Nham ở Ngưu Đầu sơn là người đă chứng-ngộ. Ngay đêm ấy, Sư đến hỏi Thiết Nham và được dạy : Ông chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhăn căn nh́n thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, "" lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan ră th́ được minh Tâm kiến Tánh. Sư nghe lời này như uống nước cam lồ, từ ấy ngày đêm khổ tham, h́nh dung tiều tụy, ốm như cây củi, một đêm nghe tiếng gió thổi lá cây ngô đồng bỗng hoát nhiên chứng ngộ, mồ hôi ra như tắm, rằng " là vậy, là vậy ! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham-thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc". Nh́n ra ngoài cửa sổ chính là vào canh tư, trăng treo trên nền trời xanh tít không gợn chút mây.

Mấy ngày sau Sư đến Thiết Nham, đem sở ngộ tŕnh Thiết Nham. Nham bảo : Ông chứng ngộ rồi, nay ta ấn chứng cho, ông có thể đem Truyền Đăng Lục để ấn chứng thêm. Đại sự ông đă xong, có nhân duyên th́ thuyết Pháp độ sanh, chẳng nhân duyên có thể tùy duyên qua ngày.

Từ đó về sau, Sư giảng Kinh thuyết Pháp đều trong Tự-tánh nói ra, chẳng xem chú giải của người khác. Sư đăng Đàn thuyết Pháp liên tiếp mấy chục năm, giảng Kinh hơn hai trăm năm mươi Hội, cứ một Kinh là một Hội. Sư hành cước các nơi như Chung Nam, Thái Bạch, Hương Sơn, Hoa Sơn, Nga Mi, Cửu Hoa, Phổ Đà, Ngũ Đài, Thái Sơn, Hoàng Sơn, Vơ Đang, Lư Sơn, Mao Sơn, Mạc Can, Lao Sơn, Hằng Sơn, La Phù Sơn. Mỗi khi hành cước nơi rừng sâu núi cao mấy tháng quên về, đến danh sơn nào cũng có thi đối.

Sư phó chúc đệ-tử rằng : Tứ Đại theo nhân duyên, có sanh ắt có diệt; Tự-tánh vốn vô sanh, vô sanh cũng vô diệt. Nay nói có sanh ắt có diệt là tứ Đại phải có chỗ về. Chỗ về chọn trên đỉnh Bảo Mă Sơn, sau làng Đỗ Gia Dinh, ngoài cửa nam thành phố Côn Minh nh́n xuống, ngay hồ Côn Minh làm Cao-ngọa-xứ.

Suốt đời Sư chưa độ một đệ-tử xuất-gia, đệ-tử tại-gia hơn 160.000 người. Sư tùy theo căn cơ đệ-tử mà dạy tu Pháp-môn khác nhau, trong đó tham-thiền ngộ đạo có tám người : Ngũ Đài Tịch Chơn, Minh Tịnh Tôn Túc, Cư-sĩ Lư Quảng Quyền ở Bắc B́nh, Cư-sĩ Chu Vận Pháp ở Thượng Hải, c̣n bốn người đă qua đời từ trước. 

Trụ tŕ chùa Vạn Phật ở Sa Điền là Nguyệt Khê thiền-sư viên tịch năm 1965, lúc 21 giờ, ngày 23 tháng 4  Âm lịch, trụ thế 87 năm. Sau khi Sư tịch, các đệ-tử đem nhục thân của Sư thiếp vàng, thờ trong điện Phật A-di-đà.

(Tức là, Nguyệt Khê thiền-sư có để lại nhục thân bất hoại)

 

b) Thiền Sư Hư Vân, Nguyệt Khê và Lai Quả là ba vị sư thời cận đại, được mọi người hoặc hầu hết mọi người công nhận là đă Kiến Tánh. Thiền Sư Hư Vân lớn tuổi nhất và trụ thế lâu nhất (120 tuổi)

 

c) Thiền Sư Nguyệt Khê khi giảng Bài Kệ chỉ nói Chân Tâm Phật Tánh, không hề nói đến vọng tâm, mặc dù khi thuyết Bài kệ của Tổ Đạt Ma , thiền sư dùng chữ "nhân-tâm"  ...

=== === Cội NGUN TRUYỀN THỪA và PHƯƠNG PHÁP TU TR̀ CỦA THIỀN TÔNG (của Thiền Sư Nguyệt Khê) :

... Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là "Chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật". Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? V́ văn tự là một tên gọi giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc gián tiếp, c̣n bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một thực tế rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng

dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy cách gián tiếp ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật Thích Ca nói "Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ", lại nói "Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng th́ biết ngón tay chẳng phải mặt trăng"...

... Phương pháp trực tiếp biểu thị Phật Tánh này, Phật Thích Ca đă dùng qua nhiều lần, cũng như Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương rằng: Hạt châu này màu ǵ? Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương tùy sự thấy của ḿnh đều trả lời màu sắc khác nhau ...

...Việc giấu hạt châu rồi đưa tay và im lặng giây lâu đều là phương pháp trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm, chẳng phải chỉ có một việc "Niêm hoa thị chúng" mà thôi!

... 5- Thiền Tông Truyền Từ Tổ Đạt Ma.

...Xem qua lời vấn đáp của tổ Đạt Ma đều là pháp chỉ thị Phật tánh,thẳng vào cội nguồn Bản thể.

=== ===

Chú Thích, Nhận xét :

a)Trong những đoạn trích dẫn kể trên, ta thấy rằng NKts chỉ nói đến Chân Tâm Phật Tánh, trực chỉ Chân Tâm Phật Tánh :

       "bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh)" là một thực tế rốt ráo

       "trực tiếp biểu thị Phật Tánh"

       "trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm"

       "pháp chỉ thị Phật tánh,thẳng vào cội nguồn Bản thể"

b) NKts hoàn hoàn không nói ǵ về trực chỉ Vọng Tâm

c) Điều này có nghĩa là, đối với NKts, "Chỉ thẳng nhân-tâm" không có nghĩa là "trực chỉ Vọng Tâm" , mà là "trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm". Tức là, đối với NKts "nhân-tâm" không có nghĩa là Vọng Tâm.

Sở dĩ nói đến chuyện "trực chỉ Vọng Tâm", là v́ đa số những người chủ trương câu 3 Bài Kệ là "Chỉ thẳng nhân-tâm", họ nghĩ rằng "nhân-tâm" là "Vọng Tâm" và do đó, "Chỉ thẳng nhân-tâm" là "Chỉ thẳng vọng-tâm" ! Riêng tôi nghĩ rằng chuyện "Chỉ thẳng vọng-tâm" là chuyện nực cười trong thiên hạ !

 

 

II) Cả 4 bài đều đúng ở một điểm

 

Tôi đă viết 4 bài đoản luận về vụ này (Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm). Cả 4 bài đều đúng ở một điểm, đó là : Đối tượng của Trực Chỉ bao giờ cũng là Chân Tâm ! Tại sao ? _-Bởi v́ : Vọng tâm là cái thá ǵ mà phải trực chỉ ?

Thật vậy,  Vọng tâm nằm ch́nh ́nh trong tâm ta, trong đầu óc ta, rất dễ thấy, rất dễ hiểu, nào phải cần ai trực chỉ ? nào phải cần Tổ Thiền Tông trực chỉ ? Vả lại, được "Trực Chỉ Vọng Tâm" rồi, làm sao có thể Kiến Tánh (là chứng ngộ Chân Tâm) ?

 

 

III) Bài 2 : Minh Tâm, có lư !

 

Bài 2   ( Trực Chỉ. . . MINH Tâm !  ( Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ? [2] ) nói rằng câu thứ 3 của Bài Kệ có thể là

 Trực Chỉ Minh Tâm

 có lư !

a) chữ MINH là động từ :

MINH Tâm = làm sáng cái tâm

Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ, làm sáng cái tâm

  a1) tâm = vọng tâm

Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ, làm sáng vọng tâm

Muốn làm sáng vọng tâm th́ làm Chân Tâm hiển lộ.

(Chân Tâm hiển lộ th́ là Kiến Tánh)

Do đó,

   Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ, làm Chân Tâm hiển lộ

  a2) tâm = chân tâm

Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ, làm sáng Chân Tâm

Chân Tâm th́ dĩ nhiên đă tự sáng. Vậy, làm sáng Chân Tâm có nghĩa là làm Chân Tâm hiển lộ.

Do đó,

  Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ, làm Chân Tâm hiển lộ.

b) chữ MINH là tĩnh từ :

MINH Tâm = cái tâm sáng = Chân Tâm

Trực Chỉ MINH Tâm = Trực Chỉ Chân Tâm

Như vậy, Trực Chỉ MINH Tâm là Trực Chỉ Chân Tâm; không những thế , c̣n thêm ư nghĩa ‘làm sáng tâm’ của sự Kiến Tánh.

Xem

 

57)         Minh Tâm Kiến Tánh

 

 

IV) Bài 4 : giải quyết được vấn đề Trực Chỉ Chân Tâm/Nhân Tâm

 

Bài 4 ( Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?  4 ) đă định nghĩa Nhân Tâm đúng ! do đó đă giải quyết được vấn đề "Trực Chỉ Chân Tâm hay Trực Chỉ Nhân Tâm"

Đa số mọi người đều cho rằng nghĩa của ‘‘nhân tâm’’ là vọng tâm :

       nhân tâm  =  ḷng người

= ḷng con người

= tâm con người

= vọng tâm 

           (đối lại với Chân tâm  =  Phật Tánh)

Bài 4 đưa ra nghĩa khác của ‘‘nhân tâm’’ : nhân không phải là con người, mà là người (khác), là người (chẳng phải là ta)

Do đó,

       nhân tâm  =  tâm  người (khác)

Trong việc truyền đạo, vị Tổ truyền đạo cho người (khác), tức là truyền đạo cho người học tṛ :

       nhân tâm  =  tâm người học tṛ 

                     = tâm của người học tṛ 

       Trực Chỉ Nhân Tâm = Trực Chỉ Tâm của người học tṛ 

                                 = Trực Chỉ Chân Tâm của người học tṛ 

Tại sao Chân Tâm mà không là Vọng Tâm ? _-Bởi v́ Vọng Tâm là cái thá ǵ mà phải trực chỉ ???

Với diễn nghĩa này của ‘‘trực chỉ nhân tâm’’, ta thấy rằng ‘Trực Chỉ Nhân Tâm’ cũng đúng ! bởi v́ thật ra là cùng nghĩa với ‘Trực Chỉ Chân Tâm’

Xem

133) Cúc Hiên Tiên Sinh Hội-nguyên Lê Đ́nh Diên 2

136) Bài 4 : Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?  4

 

Định nghĩa Nhân Tâm như vậy là đúng rồi ! Do đó ta thấy, trong phần (I) : Thiền Sư Nguyệt Khê khi giảng Bài Kệ chỉ nói Chân Tâm Phật Tánh, không hề nói đến vọng tâm, mặc dù khi thuyết Bài kệ của Tổ Đạt Ma , thiền sư dùng chữ "nhân-tâm". Điều này có nghĩa là, đối với NKts, "Chỉ thẳng nhân-tâm" không có nghĩa là "trực chỉ Vọng Tâm" , mà là "trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm". Tức là, đối với NKts "nhân-tâm" không có nghĩa là Vọng Tâm.

Thiền Sư Nguyệt Khê giảng Bài Kệ như vậy, phù hợp với những điều VỪA NÓI Ở TRÊN :

Trực Chỉ Nhân Tâm = Trực Chỉ Tâm của người học tṛ 

                          = Trực Chỉ Chân Tâm của người học tṛ 

 

Chú Thích, Nhận xét :

Người Tàu không có vấn đề với chữ "nhân-tâm", họ thừa biết rằng

       nhân tâm  =  tâm  người (khác)

                      =  tâm người học tṛ 

                      =  Chân Tâm của người học tṛ 

Cho nên, nói "Trực Chỉ Nhân Tâm" mà không giải thích, như Thiền Sư Nguyệt Khê  ở phần (I)

Ngày xưa, người Việt học chữ nho từ thưở c̣n thơ, đọc sách chữ nho nhiều, nên cũng không có vấn đề với chữ "nhân-tâm". Sách thiền ngày xưa để lại, cũng không hề giải thích "Trực Chỉ Nhân Tâm".

Chỉ có chúng ta ngày nay là  có vấn đề , hầu hết mọi người đều tưởng rằng "nhân-tâm" là vọng tâm ! "Trực Chỉ Nhân Tâm" lầm tưởng là "Trực Chỉ Vọng Tâm" làm sai bét ư nghĩa Bài Kệ !

 

 

V) Bài 1 : Vọng Tâm và Trực Chỉ tùy căn cơ ?

 

Khi viết Bài 1 ((32)  Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?  )

tôi cũng bị vướng vào cái ư tưởng rằng "nhân-tâm" là vọng tâm. Nhưng v́ tôi không chấp nhận "Trực Chỉ Vọng Tâm", nên tôi giải thích Trực Chỉ Nhân Tâm là Trực Chỉ tùy theo căn cơ của người học tṛ.

Viết như vậy, th́ đă vớt vát được phần nào cái sai lầm của "nhân-tâm là vọng tâm"

 

 

VI) Bài 3 : Nên vất "Nhân Tâm" ra khỏi "Trực Chỉ" ?

 

"Nhân Tâm" thường bị hiểu là vọng tâm , cho nên ta nên vất "Nhân Tâm" ra khỏi "Trực Chỉ".

Xem

Bài 3 (81) : Phải vất ‘‘nhân tâm’’ ra khỏi ‘‘Trực chỉ’’ (để tránh hiểu lầm)

Cái lư là như vậy, là vất "Nhân Tâm" ra khỏi "Trực Chỉ". Nhưng sự việc này khó có thể làm được, v́ :

_- Người Tàu không có vấn đề với chữ "nhân-tâm", nên tất không bằng ḷng

_- Người Việt cũng có nhiều kẻ không bằng ḷng, trong đó có cả những kẻ chấp nhận "Trực Chỉ Vọng Tâm", cho rằng "Trực Chỉ Vọng Tâm" là chân lư !

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Kinh Vô Ngă Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

       Pháp Trích Lục, Huỳnh văn Niệm trích lục.

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

 

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

 

       Bí Pháp Tu Luyện Nội Công (Thiếu Lâm Công Phu), Trần Tiến

       Điểm Huyệt và Giải Huyệt, Lư Bảo Sơn

       Nội Đan, Lê Thành biên dịch

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục Thơ Tâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

 

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

 

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục Đạt Ma Sư Tổ

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *