Phải vất ‘‘nhân tâm’’ ra khỏi ‘‘Trực chỉ’’ (để tránh hiểu lầm)

( Câu thứ ba của  bài kệ là ‘‘Trực chỉ Chân-tâm’’ hoặc ‘‘Trực chỉ minh tâm’’ )

             Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Nếu phải lựa chọn giữa ‘‘nhân tâm’’ và‘‘Chân Tâm’’ th́ . . .

II) Trực chỉ minh tâm

III) Tổ Đạt Ma :‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

IV) Ngũ Tổ: ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

V) Lục Tổ: ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

VI) Chữ ‘‘nhân tâm’’ có nghĩa xấu, gần như tương đương với ‘‘ḷng lang dạ thú’’

VII) ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > Phân-tâm học

VIII) ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > pháp môn hạng bét

IX) Thiền sư Nguyệt Khê giảng ‘‘chân tâm’’ và ‘‘minh tâm Kiến Tánh’’ thay v́ ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’

X) Câu thứ ba bài kệ là ‘‘Trực chỉ Chân-tâm’’/‘‘Trực chỉ minh tâm’’

__________________________________________

 

 

 

Bài kệ nổi tiếng của vị Tổ Sư của ta, bài kệ trấn sơn của Thiền Tông :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng nhân-tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

cũng được truyền tụng như sau :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng Chân Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

 

khác nhau ở một chữ ở câu 3 (nhân và chân ) :

       Chỉ thẳng nhân-tâm (Trực Chỉ Nhân Tâm)

       Chỉ thẳng chân-tâm  (Trực Chỉ Chân Tâm )

 

Bài viết

       Trực Chỉ Nhân Tâm hay Trực Chỉ Chân Tâm ?

 đă bàn luận xem trong 2 câu trên, câu nào hợp lư hơn ( hợp với lư thiền Thiền Tông hơn ), hợp với tinh thần Thiền Tông hơn, hợp với cách hành đạo Thiền Tông hơn ; và ta đến kết luận: Nhân Tâm và Chân Tâm  đều hợp lư

 

a) nếu nói ‘Nhân Tâm’ là nói căn cơ của học tṛ

 

Nguyên lư của Phương Thức Thiền Tông là "Khéo dùng phương tiện ! " Khéo dùng phương tiện để trực chỉ chân tâm.

       (Xem bài " Nguyên Lư Phương Thức Thiền Tông ")

Mà phương tiện được khéo dùng nếu vị thiền-sư chỉ vào căn cơ của học tṛ.

 

 

b) Chân Tâm : mục đích của pháp môn

 

mục đích của Thiền Tông bao giờ cũng là Phật Tánh. do đó pháp môn bao giờ cũng có mục đích là  Trực Chỉ Chân Tâm ! Khi nhấn mạnh vào mục đích th́ nên dùng câu Trực Chỉ Chân Tâm ! 

 

 

I) Nếu phải lựa chọn giữa ‘‘nhân tâm’’ và‘‘Chân Tâm’’ th́ . . .

 

Nếu phải chọn lựa giữa ’ Nhân Tâm’ và ‘Chân Tâm’ th́ sao ?

_Th́ tôi bắt buộc phải chọn’Trực Chỉ Chân Tâm’ :

1) Mục đích bao giờ cũng là Phật Tánh. do đó cuối cùng lúc nào cũng là Trực Chỉ Chân Tâm .

2) Vả lại, đây là bài kệ ‘tŕnh làng’, bài kệ mà Tổ Đạt Ma bày tỏ cương lĩnh của Thiền Tông ; so sánh với các tông phái đương thời ở Trung Hoa. Do đó phải nói cái thiết yếu căn bản của pháp môn Kiến Tánh : Chân Tâm ! Nếu nói Trực Chỉ Nhân Tâm th́ làm sao người ta có thể tin rằng sẽ Kiến Tánh ?

 

Thế nên, nếu phải chọn lựa giữa .’ Nhân Tâm’ và ‘Chân Tâm’ th́ bài kệ bắt buộc phải là :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng Chân Tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

 

 

II) Trực chỉ minh tâm

 

Câu chuyện như vậy xem như đă giải quyết xong ? _Nhưng không ! tôi nghĩ rằng c̣n có một đáp án khác. Câu thứ ba của bài kệ có thể là :

_Trực Chỉ MINH Tâm !

 

Xem

       Trực Ch. . . MINH Tâm !

       ( Trực Ch Nhân Tâm hay Trực Ch Chân Tâm ? [2] )

 

 

III) Tổ Đạt Ma:‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

 

Tổ Đạt Ma đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

Xem bài

       Tổ Đạt Ma và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

 

IV) Ngũ Tổ: ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

 

Ngũ Tổ đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

Xem bài

       Ngũ Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

 

V) Lục Tổ: ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’

 

Lục Tổ đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

Xem bài

       Lục Tổ và bài kệ của Tổ Đạt Ma

 

 

VI) Chữ ‘‘nhân tâm’’ có nghĩa xấu, gần như tương đương với ‘‘ḷng lang dạ thú’’

 

Chữ ‘‘nhân tâm’’, tiếng Hán Việt , và chữ ‘‘ḷng người’’, tiếng nôm, thường được dùng với nghĩa xấu, gần như tương đương với ‘‘ḷng lang dạ thú’’

 

1) Ví dụ về ‘‘nhân tâm’’

       nhân tâm nan trắc

       tối độc phụ nhân tâm

 

2) Ví dụ về ‘‘ḷng người’’

 

_Câu ca dao

             Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ

       Có ai lấy thước mà đo ḷng người

_Ḷng người độc như rắn rết

_Ḷng người độc hơn rắn rết

 

 

VII) ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > Phân-tâm học

 

Phần đông những người dùng ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ làm phương châm tu hành trở thành những học tṛ của khoa Phân-tâm học. Bởi v́ ‘‘nhân tâm’’ là ‘‘vọng tâm’’, là vọng-ngă mà, nên họ tha hồ ngồi đó, tha hồ phân tích

‘‘vọng tâm’’, tha hồ phân tích vọng-ngă (mà họ gọi là băn ngă) và gọi đó là tu hành !

Tha hồ phân tích như vậy rồi để làm ǵ ? Làm sao chứng ngộ Chân-tâm, Phật-tánh ?

_Họ không có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này,.

 

 

VIII) ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > pháp môn hạng bét

 

1) V́ ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > Phân-tâm học

Cho nên

       ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > pháp môn hạng bét

 

2) Những người thấy cần phải được ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ ; để phân tích tâm trạng nội tại của ḿnh, chính ra là những kẻ hạ trí hạ căn !

Tâm nổi lên ḷng tham, đố kỵ, ghét ghen vv ; những điều đó dễ thấy. Thật dễ ợt để thấy những tâm trạng nội tại hạng bét  của ḿnh.

Cho nên

       ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ = = > pháp môn hạng bét

 

3) Nói một cách khác,

       nhân tâm là cái thá ǵ mà phải trực chỉ ?

 

4) Chính ra, tại v́

       ta thấy rằng cuộc đời là bể khổ

       ta thấy rằng những tâm trạng nội tại của ḿnh là hạng bét

cho nên ta mới tu hành

 

5) Nếu hiểu tu hành là phân tích tâm trạng nội tại của ḿnh th́ pháp môn đó c̣n kém pháp của nhà đại nho Vương Thông đời Tùy:

_Tự biết là Anh tự thắng là Hùng

v́ Vương Thông có nói rơ là phải ‘tự thắng’ sau khi ‘tự biết’

 

6) Nhắc lại Thiền-tông là pháp môn Tối Thượng Thừa:

 

a) Mục đích Thiền-tông là Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

Phật Tánh là Chân Tâm là Chân Như là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh . . .

 

b) Cần biết rơ

_Chân Tâm

_Mục đích Thiền-tông

mới có thể tu theo Thiền-tông

Điều kiện tiên quyết để tu theo Thiền-tông là phải hiểu biết tin nhận Chân Tâm.

 

c) C̣n Biết ḿnh , tức là biết Vọng Tâm của ḿnh, có cần không ?

_Thiền-tông là pháp môn Tối Thượng Thừa, việc ‘‘biết Vọng Tâm của ḿnh’’ là quá dễ, Thiền-tông miễn nói đến !

 

 

IX) Thiền sư Nguyệt Khê giảng ‘‘chân tâm’’ và ‘‘minh tâm Kiến Tánh’’ thay v́ ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’

 

Thiền sư Nguyệt Khê là một trong ba Thiền sư cận đại , đă Kiến Tánh của Trung Hoa. Đóng góp của Thiền sư Nguyệt Khê cho Thiền Tông : nhờ Thiền sư Nguyệt Khê mà chúng ta biết tại sao ‘tham thoại đầu‘ lại có thể đưa đến sự Kiến Tánh.

 

Trong Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, ======= Thiền sư Nguyệt Khê:

Định nghĩa của Thiền Đốn Ng là "Chẳng lập văn t, ch thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật". Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? V́ văn tự là một tên gọi giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc gián tiếp, c̣n bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy cách gián tiếp ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật Thích Ca nói: "Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ", lại nói: "Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng th́ biết ngón tay chẳng phải mặt trăng". Thế th́ ngôn ngữ văn tự là ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp, lại sự chỉ thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm cho ngón tay tức là mặt trăng . . .  ========

 

Đoạn trên, tuy viết ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’, Thiền sư Nguyệt Khê chỉ giảng ‘‘chân tâm’’ mà thôi.

 

Đến chương sau, Thiền sư Nguyệt Khê lại giảng ‘‘chân tâm’’ và ‘‘minh tâm Kiến Tánh’’ thay v́ ‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ :

===== Mục đích của Tham thiền là ǵ? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thấu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ ḿnh độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.

Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rơ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, hoặc gọi Chơn như, Như lai. Thiền tông gọi là Bổn lai diện mục,. . .

nói "Tâm tánh" là chỉ ngay Chơn như tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Người đời nói "tâm" ấy là vọng tâm, tức là vô minh, nay muốn minh tâm là minh cái tâm chơn thật cùng tột, nên gọi là Chơn như =====

 

 

X) Câu thứ ba bài kệ là ‘‘Trực chỉ Chân-tâm’’/‘‘Trực chỉ minh tâm’’

 

Bởi v́ :

_Tổ Đạt Ma đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

_Ngũ Tổ đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

_Lục Tổ đă giảng ‘‘Trực chỉ Chân Tâm’’ và ‘‘Trực chỉ minh tâm’’.

_Chữ ‘‘nhân tâm’’ có nghĩa xấu, gần như tương đương với ‘‘ḷng lang dạ thú’’

_‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ dễ bị hiểu lầm thành môn Phân-tâm học

_‘‘Trực chỉ nhân tâm’’ dễ bị hiểu lầm thành pháp môn hạng bét

_Thiền sư Nguyệt Khê giảng ‘‘chân tâm’’ và ‘‘minh tâm Kiến Tánh’’ thay v́ ‘‘nhân tâm’’ mặc dù Thiền sư đă viết‘‘Trực chỉ nhân tâm’’

 

Cho nên,

       Câu thứ ba bài kệ của Tổ Đạt Ma là ‘‘Trực chỉ Chân-tâm’’/‘‘Trực chỉ minh tâm’’

Và ta có thể xem câu‘‘Trực chỉ nhân tâm’’, trong lần xuất bản đầu tiên (khoàng sáu trăm năm sau khi Tổ Đạt Ma  đến Trung Hoa), của bài kệ của Tổ Đạt Ma như là một sự lầm lẫn.

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------