Những câu nói câu văn nổi tiếng bị dịch sai...

( Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy (Ask not ...), Que sera sera , ‘‘Bất muội nhân quả !’’ ... )

                            Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy

II) Tôi có dịch (dịch đúng) câu nói nổi tiếng này của Tổng Thống Kennedy

III) ‘Đừng (đ̣i) hỏi’ là ‘‘Don’t ask’’ chẳng phải ‘Ask not

IV) Kư giả Pháp dịch sai là ‘Ne demandez pas’

V) ‘Ask not what’ phải được dịch là ‘Hăy đ̣i hỏi : chẳng phải điều

VI) Doris Day hát ‘Que sera sera’ trong một phim của Hitchkoch

VII) ‘Que sera sera’ sai văn phạm

VIII) ‘Que sera sera’bị dịch sai từ câu ‘whatever will be, will be’

IX) Vô Ngă chẳng có nghĩa là "Không có Ngă" , mà là "chẳng phải là Ta"

X) Trời đất bất nhân

XI) Tổ Bách Trượng nói ‘‘Bất muội nhân quả !’’

__________________________________________

 

Bài này nói về sự dịch sai những câu nói câu văn nổi tiếng như

_-Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy (Ask not ...)

_-bài ca ‘Que sera sera’

Sau đó, những câu nói câu văn đạo nổi tiếng, chữ Hán và chữ Hán-Việt :

_-Vô Ngă

_-Thiên địa bất nhân

_-Bất muội nhân quả ! ...

 

 

TNKT = Trang Nhà Kiến Tánh

 

I) Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy

 

Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy :

Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country

 

 

II) Tôi có dịch (dịch đúng) câu nói nổi tiếng này của Tổng Thống Kennedy

 

Trong bài

75)         B́nh Ngô Đại Cáo là của Vua Lê Thái Tổ chẳng phải của Nguyễn Trăi !

              ( Bài hịch kể tội Tào Tháo là của Viên Thiệu, chẳng phải của Trần Lâm.     Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy là của Kennedy chẳng phải của Shriver )

 

Tôi có tạm dịch (dịch đúng) câu nói nổi tiếng này của Tổng Thống Kennedy như sau:

Hăy đ̣i hỏi : chẳng phải những điều tổ quốc có thể làm cho anh

Hăy đ̣i hỏi : những điều anh có thể làm cho tổ quốc anh

 

 

III) ‘Đừng (đ̣i) hỏi’ là ‘‘Don’t ask’’ chẳng phải ‘Ask not

 

Câu nói của Tổng Thống Kennedy :

Ask not what ...

thường được (bị) người ta dịch là

Đừng (đ̣i) hỏi điều mà ...

Dịch như vậy là SAI v́ :  ‘Đừng (đ̣i) hỏi’ là ‘‘Don’t ask’’ chẳng phải ‘Ask not

 

 

IV) Kư giả Pháp dịch sai là ‘Ne demandez pas’

 

Mấy tháng trước, trên radio Pháp (RMC) , có bài b́nh luận về Tổng Thống Kennedy , và người ta lại nói về  Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Kennedy : Câu nói của Tổng Thống Kennedy , tiếng Anh, được truyền thanh lại (giọng nhỏ) ; cùng với câu dịch, tiếng Pháp, âm thanh lớn hơn. Tôi nghe thấy rằng Kư giả Pháp đă dịch sai là ‘Ne demandez pas’ (‘Ne demandez pas’ có nghĩa là ‘Đừng (đ̣i) hỏi’, dịch sai của ‘ask not’ _-bản dịch cũ, vào thập niên 1960)

Có lẽ rằng hồi đó (vào thập niên 1960), v́ Kư giả Pháp đă dịch sai, nên người Việt cũng dịch sai theo ?

 

 

V) ‘Ask not what’ phải được dịch là ‘Hăy đ̣i hỏi : chẳng phải điều

 

Ask not’ thuộc vào thể khẳng định của mệnh lệnh, c̣n ‘not’ là phủ định của túc từ theo sau, là phủ định của túc từ what ; cho nên ‘not’ chẳng phải là ‘đừng’, mà là ‘chẳng phải what’, tức là ‘chẳng phải điều mà

Do đó,

Ask not what’ phải được dịch là ‘Hăy đ̣i hỏi : chẳng phải điều mà

 

 

VI) Doris Day hát ‘Que sera sera’ trong một phim của Hitchkoch

 

Có vài ngày (vào thập niên 1960), dư luận, báo chí ở nước ta, cũng bàn luận sôi nổi về việc :

Doris Day hát ‘Que sera sera’ trong một phim của Hitchkoch

(Bàn rằng cô Doris Day hát rất hay và cụm từ ‘Que sera sera’ rất hay)

Rất dễ nhận thấy rằng

 

VII) ‘Que sera sera’ sai văn phạm

 

Que sera sera’ sai văn phạm, bởi lẽ Que’ bao giờ cũng là túc từ chẳng phải là chủ từ.

Hồi ấy, tôi đọc những bài trên báo về ‘Que sera sera’, và ngạc nhiên v́ thấy rằng chẳng có ai nói rằng Que sera sera’ sai văn phạm

 

 

VIII) ‘Que sera sera’bị dịch sai từ câu ‘whatever will be, will be’

 

a) Một hôm, vào thập niên 1980, tôi đang đi dạo trên đường phố Ba Lê, bỗng thấy có một rạp hát đang chiếu phim trong đó có bài ca ‘Que sera sera’ , (rạp hát này thường chiếu phim Mỹ cũ, nói tiếng Anh, phụ đề Pháp-ngữ _-tôi thường vào rạp hát này xem phim Mỹ cũ, khi nào nhớ tiếng Anh, th́ vào xem ở rạp hát này), tôi bèn vào xem phim. Đó là lần đầu tiên tôi xem phim ‘The man who knew too much’ ; phim của Hitchkoch nên rất hay; xem măi đến đoạn Doris Day hát ‘Que sera sera’, trong ṭa đại sứ, giọng ca lảnh lót, lảnh lót, lảnh lót, chơi vơi ...

Nghe xong bài ca, tôi tự bảo:

Té ra là thế ! ‘Que sera sera’bị dịch sai từ câu ‘whatever will be, will be’

(câu ‘whatever will be, will be’ có trong bài ca, chính ra là tựa đề bài ca)

 

b) dịch chữ ‘what’ sang tiếng Pháp : có vấn đề, vấn đề là

_-chữ ‘what’ có thể là chủ từ, có thể là túc từ

_-c̣n chữ ‘que’ bắt buộc phải là túc từ

_-đó là chữ ‘what’, ‘whatever’ th́ lại khó thêm

 

c) câu ‘whatever will be, will be’ có kẻ đă dịch sang tiếng ta, là ‘cái ǵ (phải) đến, sẽ đến’ . Dịch sang tiếng ta như vậy th́ chỉnh về văn phạm. Lư do là v́ chữ ‘cái ǵ’ giống như ‘what’ có thể là chủ từ, có thể là túc từ. Nhưng ‘cái ǵ’ là what’ chưa phải là ‘whatever’ ; whatever thường được dịch là ‘bất cứ cái ǵ’; tuy thế, ‘bất cứ cái ǵ (phải) đến, sẽ đến’ có thể đứng gọn trong một câu ca hay không?

d) Bàn thêm: ‘bất cứ cái ǵ’ thường được ngườI Việt ta dịch sang tiếng Pháp là ‘ n’importe quoi’ ; nhưng người Pháp

_-thường dùng cụm từ n’importe quoi, với ư chê bai

_-c̣n cụm từ ‘bất cứ cái ǵ’, không với ư chê bai th́ là ‘quoi que ce soit’

(Chữ Pháp phức tạp như thế đó !)

e) câu ‘what will be, will be’ có thể dịch sang tiếng Pháp là ‘Ce qui sera, sera’. Dịch sang tiếng Pháp như vậy th́ chỉnh về văn phạm; nhưng hát lên th́ không kêu bằng Que sera sera’.

Không những thế, đó là ‘what’ chưa phải là ‘whatever’  ...

 

 

Bước sang chữ Hán và chữ Hán-Việt ...

 

IX) Vô Ngă chẳng có nghĩa là "Không có Ngă" , mà là "chẳng phải là Ta"

 

Trên Trang Nhà Kiến Tánh, tôi thường đề cập đến sự hiểu lầm chữ Vô Ngă : Vô Ngă chẳng có nghĩa là "Không có Ngă" , mà là "chẳng phải là Ta"

Đại ư những điều đă nói trên Trang Nhà Kiến Tánh, về ‘Vô Ngă :

a) Người ta thường hiểu lầm ,dùng lầm chữ Ngă, Vô Ngă

Vô Ngă chẳng có nghĩa là "Không có Ngă" , mà là "chẳng phải là Ta" , "chẳng phải là Ngă".

Trong Kinh Vô Ngă Tướng, Phật đă lập đi lập lại lời giải thích Vô Ngă :

{{ - Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngă của tôị }}

Rơ ràng rằng Vô Ngă là "chẳng phải là Ta".

Vọng Tâm là Vô Ngă v́ Vọng Tâm chẳng phải là ta. Cái "chẳng phải là ta" này Phật gọi là Vô Ngă.

Vọng Tâm là Vô Ngă. Cái mà chúng sinh tưởng là ta, thật chẳng phải là ta. Cái mà chúng sinh gọi là Bản Ngă, Phật gọi là Vô Ngă.

Thực trạng của (Vọng) Tâm là Vô Ngă _là ‘chẳng phải là ta’

b) Do quán chiếu như trên

       (Sắc,Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, khổ năo và tạm bợ,

       cho nên,

       Sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Ta, chẳng phải là Tự Ngă của ta)

mà thấy Vô Ngă

 

c) Trong Phật Pháp, chữ Ngă có nghĩa tốt , là Thường và Hạnh-phúc (Trái với vô thường, khổ năo)

 

Trong Phật Pháp, chữ Vô Ngă có nghĩa xấu , là vô thường, khổ năo

 

d) Trong Kinh Vô Ngă Tướng , Phật chỉ nói

       Sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là Ta, chẳng phải là Tự Ngă của ta

mà Phật không chỉ dạy : cái ǵ là Ta ? cái ǵ là Ngă ?

 

Măi đến khi giảng Đại thừa, Phật mới chỉ dạy rằng :

       cái Ta thật là Chân Tâm, là Phật Tánh, là Chân Ngă

 

e) Xem bài

       Từ Vô Ngă đến Chân Ngă _con đường hợp lư và hiển nhiên !

 

 

X) Trời đất bất nhân

 

Trong bài

101)        Phật Tánh là Vô Sinh chẳng phải Bất Sinh. A La Hán là Bất Sinh chẳng phải Vô Sinh . . .             (Bài này cũng đăng trên Trang Nhà LêAnhChí, nhưng với tựa đề ‘Tiểu Long Nữ thất trinh chớ chẳng bất trinh ...’)

 

Tôi có đề cập đến câu:

Thiên địa bất nhân

(Đạo Đức Kinh của Lăo Tử)

câu này thường được người nước ta dịch là

trời đất không có ḷng nhân

Dịch như vậy th́ không ổn, v́ ‘bất nhân’ không có nghĩa là ‘không có ḷng nhân’ ; phải dịch là :

trời đất bất nhân

(‘bất nhân’ là chữ Hán Việt, ta quen dùng, dùng thường ; nên

trời đất bất nhân

có nghĩa rơ ràng (Chữ ‘bất’ có nghĩa phản lại , nên ‘bất nhân’ không có nghĩa là ‘không có ḷng nhân (từ)’, mà có nghĩa phản lại với ‘nhân từ’, tức là tàn nhẫn, tàn ác))

 

 

XI) Tổ Bách Trượng nói ‘‘Bất muội nhân quả !’’

 

a) Lược truyện ‘‘Tổ Bách Trượng độ hồ ly’’ :

Mỗi ngày Sư (Bách Trượng ) thăng ṭa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp. Một hôm mọi người giải tán rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi

"Ông c̣n muốn hỏi ǵ ?".

Cụ già đáp :

"Tôi chẳng phải thân người. Đời trước tôi vốn làm trụ tŕ. Có người tham học hỏi tôi : "Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?". Tôi đáp :‘‘Không rơi nhân quả’’ ("Bất lạc nhân quả"), nên bị đọa làm thân Dă Hồ tinh (chồn) đă năm trăm năm. Nay xin Ḥa Thượng từ bi chỉ dạy để tôi được giải thoát thân chồn.

Sư nói : "Ông hỏi lại ta ".

Cụ già bèn hỏi : " Bậc đại tu hành có c̣n rơi vào nhân quả không?".

Sư nói : ‘‘Bất muội nhân quả !’’ (tức là ‘‘Không lầm nhân quả !’’)

Cụ già bèn đảnh lễ và thưa rằng : "Nay nương đại ngôn của Ḥa Thượng, tôi đă siêu thoát thân Dă Hồ, tôi ở hang sau núi, xin Ḥa Thượng lấy lễ tống táng theo nhà sư cho".

 

b) những bản dịch của ‘‘Bất muội nhân quả !’’

Tổ Bách Trượng nói : ‘‘Không lầm nhân quả !’’ Nguyên văn câu chữ Hán là ‘‘Bất muội nhân quả !’’ HT Thanh Từ dịch là ‘‘Không lầm nhân quả !’’, vào đầu thập niên 1970, trong cuốn Thiền Đốn Ngộ

1) Dịch là ‘‘Không lầm nhân quả !’’ th́ quá đúng rồi !

2) Vào thập niên 1990, cố HT Duy Lực dịch là ‘‘nhân quả rơ ràng !’’. Dịch như vậy, th́ không đúng lắm.

(cố HT Duy Lực thiền lư cao thâm, nhưng v́ là gốc người Hoa, nên đôi khi cách hành văn chữ Việt không được chỉnh)

3) Tệ hại nhất là có một bản dịch Anh Ngữ hoàn toàn sai, người Việt lại học sách chữ Anh và dịch lại ra tiếng Việt là :

_Kẻ giác ngộ vẫn c̣n chịu luật nhân quả

Dịch như vậy th́ SAI Bét , chẳng có ǵ là ‘‘Bất muội nhân quả!’’, lại mất đi hết sắc thái chuyển ngữ của Thiền-tông !

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Trường Bộ (Nhị Thừa),dịch giả Thích Minh Châu

       Kinh Vô Ngă Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

       Pháp Trích Lục, Huỳnh văn Niệm trích lục.

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Từ Điển :

       Phật Quang Đại Từ Điển

       Phật Học Từ Điển, Đoàn Trung C̣n

       Từ Điển Phật Học, Chân Nguyên _ Nguyễn Tường Bách

Sách :

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến Lê

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

 

       Mặc Tử,  Nguyễn Hiến Lê

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,

       Cuộc đời Tôn Giả Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện,

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

       Triết Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục

       Thiền Luận, D.T Suzuki, Trúc Thiên dịch, NXB An Tiêm, Sài G̣n 1973

 

       Cổ Học Tinh Hoa, Nguyễn văn Ngọc và Trần Lê Nhân

       Nho Giáo, Trần Trọng Kim

       Việt Nam Phật Giáo sử luận,  Nguyễn Lang, NXB Văn Học, Hà Nội 1994

       Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục Thơ Tâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

 

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

 

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *