Diêm Vương có Nghiệt Kính đài ... Làm sao Nghiệt Kính đài lại có thể biết hết bí mật của tất cả chúng sinh ???

 

                     Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Nhiều người nhất định không thú nhận, tới phút cuối , lúc hấp hối , cũng không thú nhận

II) Nhiều người cứ nhất định chối bai bải, tới lúc gặp Diêm Vương cũng chối bai bải

III) Diêm Vương có Nghiệt Kính đài ...

IV) Hiện tượng hồi quang phản chiếu

V)  Hành động và lời nói của chúng sinh được cất giấu ở đâu ?

VI) Làm sao người đắc thiền lại có thể biết (nhiều) kiếp trước của ḿnh ?

VII) Làm sao có Hiện tượng hồi quang phản chiếu

VIII) Nghiệt Kính đài là cái gương (máy) soi rất tinh vi và Nghiệt Kính đài soi ...

__________________________________________

 

 

Nhiều người cứ nhất định nói phét rằng họ là người tốt, người từ bi và nhất định chối bai bải, chối phăng mọi hành động , mọi lời nói xấu xa của họ ; tới lúc chết, bị Diêm Vương kết tội, họ cũng chối bai bải. Thế là Diêm Vương sai đem ra Nghiệt Kính đài , họ nh́n vào Nghiệt Kính đài và thấy những hành động xấu xa của họ hiện ra mồn một, nghe thấy những lời nói xấu xa mà họ vừa chối bai bải. Thế là hết đường chối căi !

Bài luận này đặt câu hỏi : Làm sao Nghiệt Kính đài lại có thể biết hết bí mật của tất cả chúng sinh ??? _-và đưa ra đáp án cho câu hỏi  này ...

 

 

DV = Diêm Vương

NKđ = Nghiệt Kính đài

 

 

I) Nhiều người nhất định không thú nhận, tới phút cuối , lúc hấp hối , cũng không thú nhận

 

Nhiều người nhất định không thú nhận hành vi tội lỗi , đôi khi c̣n bịa ra thành những hành động tốt

Tiểu thuyết nhan nhản những mẩu chuyện : những người lúc hấp hối , rơi nước mắt, thú nhận tội lỗi của họ, xin thân nhân tha thứ (Thật là cảm động !) ... Đó là Tiểu thuyết !; trong cuộc đời, tôi thấy ngược lại : Nhiều người tới phút cuối , lúc hấp hối , cũng không thú nhận, nhất định không thú nhận.

 

 

II) Nhiều người cứ nhất định chối bai bải, tới lúc gặp Diêm Vương cũng chối bai bải

 

Nhiều người tới phút cuối , lúc hấp hối , cũng không thú nhận, nhất định không thú nhận tội lỗi của họ. Họ cứ nhất định chối bai bải mọi tội lỗi.

Tới lúc chết, gặp Diêm Vương họ cũng chối bai bải ...

 

 

III) Diêm Vương có Nghiệt Kính đài . . .

 

Nhưng Diêm Vương có Nghiệt Kính đài . . .

... tới lúc gặp Diêm Vương họ cũng chối bai bải. Thế là Diêm Vương sai đem ra Nghiệt Kính đài , họ nh́n vào Nghiệt Kính đài và thấy những hành động xấu xa của họ hiện ra mồn một, nghe thấy những lời nói xấu xa mà họ vừa chối bai bải. Thế là hết đường chối căi !

 

 

IV) Hiện tượng hồi quang phản chiếu

 

Cụm chữ ‘hồi quang phản chiếu’ có nhiều nghĩa , ở đây, tôi dùng theo nghĩa sau :

       Nhiều người lúc sắp chết , hoặc tưởng rằng sắp chết , bỗng thấy cả cuộc đời của họ hiện ra trước mắt , đầy chi tiết và tuần tự như một cuốn phim . Điều lạ : cuốn phim của cả cuộc đời mà chỉ kéo dài khoảng hai phút.

Hiện tượng hồi quang phản chiếu này rất nhiều người biết, v́ nhiều người tưởng rằng sắp chết , rồi họ được cứu sống và kể lại Hiện tượng này. Nhiều Tiểu thuyết gia cũng viết những đoạn văn  kể lại Hiện tượng này xảy đến cho ‘anh hùng’ của họ.

 

 

V)  Hành động và lời nói của chúng sinh được cất giấu ở đâu ?

 

Các quan của Diêm Vương có ghi Hành động và lời nói của chúng sinh. Nhưng  Hành động và lời nói của chúng sinh được  ‘ghi’ lại một cách trung thực và đầy đủ trong A Lại Da Thức của mỗi chúng sinh

 

 

VI) Làm sao người đắc thiền lại có thể biết (nhiều) kiếp trước của ḿnh ?

 

Người đắc thiền có thể biết kiếp trước của ḿnh hoặc nhiều kiếp trước của ḿnh bằng cách cho tâm đi ngược thời gian và nhớ lại quá khứ ; tức là, ‘đọc’ A Lại Da Thức của chính ḿnh. Và tùy theo tŕnh độ ‘đắc thiền’ mà biết bao nhiêu kiếp trước (‘đọc’ được bao nhiêu kiếp trước)...

 

 

VII) Làm sao có Hiện tượng hồi quang phản chiếu

 

Hiện tượng hồi quang phản chiếu có thể được giải thích như sau :

Nhiều người lúc sắp chết , hoặc tưởng rằng sắp chết , th́ thấy lặng người đi, tự nói : Ta sắp chết !!! ; thế rồi ḷng tự hỏi ḷng ‘Ta đă làm ǵ trong cuộc đời này ?’

       Câu hỏi ‘Ta đă làm ǵ trong cuộc đời này ?’ như tiếng sét đánh vào tâm khảm, trong cái tâm trống lặng và tuyệt vọng, nên có giá trị hùng mạnh như một chuyễn ngữ của Thiền Tông

Và A Lại Da Thức của chính họ đă trả lời câu hỏi ‘Ta đă làm ǵ trong cuộc đời này ?’ bằng cách quay lại cuốn phim của cả cuộc đời của họ !!!

 

 

VIII) Nghiệt Kính đài là cái gương (máy) soi rất tinh vi và Nghiệt Kính đài soi ...

 

Nghiệt Kính đài không hề biết bí mật của chúng sinh bởi v́ Nghiệt Kính đài là vật vô tri vô giác, không hề ‘biết’ !

Người biết bí mật của chúng sinh là người sử dụng Nghiệt Kính đài !

Nghiệt Kính đài là cái gương soi , cái máy soi rất tinh vi và Nghiệt Kính đài soi vào A Lại Da Thức (của tội nhân dưới địa ngục). Là cái máy soi rất tinh vi v́ DV có thể điều chỉnh thời điểm muốn soi.

(A Lại Da Thức của mỗi chúng sinh được xếp đặt lớp lang thứ tự, theo đúng thứ tự thời gian)

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

 

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục Thơ Tâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

 

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

 

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *