Kiến Tánh Thành Phật 4

 

              Lê Anh Chí

_______________________________

Dàn Bài:

XVIII) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm ẩn dật

XIX) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm chiêm nghiệm

XX) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm bảo nhậm

XXI) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm muôn ngàn chứng đắc

XXII) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm chiêm nghiệm, bảo nhậm, muôn ngàn chứng đắc

XXIII) Kiến Tánh Thành Phật, thượng trí đại căn

XXIV) Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật (tiếp theo)

                    ( C̣n Tiếp)

_______________________________

 

 

Dàn Bài của Bài 1:

       Kiến Tánh Thành Phật

I) Định nghĩa Kiến Tánh

II)  Phật đă Kiến Tánh Thành Phật

III)  Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

IV)  Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

Chú thích :

(1) Phật thành đạo và Thập Nhị Nhân Duyên

 

Dàn Bài của Bài 2:

       Kiến Tánh Thành Phật 2

V)  Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

VI)  Kiến Tánh Thành Phật, đạo quả chín muồi

VII)  Kiến Tánh Thành Phật, ngài Đại Ca Diếp

VIII)  Kiến Tánh Thành Phật, Bồ Tát Văn Thù

IX)  Kiến Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ !

X)  Kiến Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai !

XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật !

XII)  Kiến Tánh Thành Phật

Chú thích :

 (2) câu chuyện Huyền Quang và Pháp Loa  

 

Dàn Bài của Bài 3:

       Kiến Tánh Thành Phật 3

XIII) Kiến Tánh Thành Phật, lạ thay !

XIV) Kiến Tánh Thành Phật, chánh pháp nhăn tạng của Như Lai

XV) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái tâm của Phật

XVI) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường hằng _28 ngày

XVII) Kiến Tánh Thành Phật, trạng thái thường c̣n _măi măi

 

 

XVIII) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm ẩn dật

 

Kiến Tánh rồi th́ . . . ẩn dật. H́nh như đây là luật bất thành văn, vậy.

Thờ́ gian ẩn dật tối thiểu là 16 năm. Tại sao lại16 năm ? _là v́ Lục Tổ đă ẩn dật 16 năm trước khi hoằng pháp. Huệ Trung, học tṛ Lục Tổ, c̣n trụ núi 40 năm, trước khi hạ san, làm . . . Quốc Sư.

Cũng có người không ẩn dật mà đăng đàn truyền đạo liền. Đó là những vị tu hành ở các thiền viện, Kiến Tánh rồi th́ bị thầy ra lịnh lên ṭa giảng pháp. Đây là bất đắc dĩ, thầy dạy th́ phải tuân theo, thôi.

 

Trường hợp các cư sĩ : ‘ẩn dật’ chỉ có nghĩa là trước khi Kiến Tánh như thế nào th́ trong ṿng 16 năm vẫn như thế đó, không truyền đạo không giảng pháp và không tuyên bố trước công chúng rằng ta đă Kiến Tánh.

 

Nhưng ẩn dật để làm ǵ ? _Để . . .

 

 

XIX) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm chiêm nghiệm

 

Việc đầu tiên nghĩ đến, sau khi ngộ, là kiểm chứng xem có Kiến Tánh hay không, có thật sự đạt thành cái pháp môn tối thượng thừa, pháp môn chánh pháp nhăn tạng của Như Lai hay không.

 

Cần chiêm nghiệm :

 

1)xem ta có Kiến Tánh hay không

       trạng thái ngộ có thật sự là Kiến Tánh hay không ? (Dễ thôi, thông thường hễ Kiến Tánh th́ tự biết)

       kiểm chứng với các Kinh Đại Thừa (Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Niết Bàn vv)

       kiểm chứng với các ngữ lục , xem có thông những vấn đề ngộ được diễn tả hay không

 

2) trạng thái Kiến Tánh sau thời gian 28 ngày có thường c̣n hay không

 

3) trạng thái Kiến Tánh đă thay đổi tâm ta ra sao

 

4) ta có thể làm ǵ, phát huy được ǵ với trạng thái Kiến Tánh

 

5) do đâu mà từ câu chuyển ngữ , ta lại có thể Kiến Tánh ( rất quan trọng về thiền lư, để có thể truyền pháp _nếu có nhân duyên dạy đạo)

 

 

V́ Kiến Tánh là pháp môn tối thượng thừa, là pháp môn chánh pháp nhăn tạng của Như Lai nên cần . . . 16 năm chiêm nghiệm !

 

Những chiêm nghiệm này là điều nên, cần, phải làm bất kể người Kiến Tánh đă có được một vị Tổ ấn chứng hay chưa.

 

 

XX) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm bảo nhậm

 

Chữ ‘‘bảo nhậm’’ có thể gây hiểu lầm . V́ ‘‘bảo nhậm’’ có thể hiểu là sự ǵn giữ sự Kiến Tánh , hàm ư rằng trạng thái Kiến Tánh có thể mất đi ; trong khi trạng thái Kiến Tánh là thường c̣n.

Ở đây , dùng ‘‘bảo nhậm’’ v́ đó là chữ thường dùng, quen dùng.

 

Tôi định nghĩa‘‘bảo nhậm’’ như sau

       ‘‘bảo nhậm’’ là tập , thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’

 

V́ trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n và người Kiến Tánh có thể tùy nghi sử dụng, cho nên ,  người Kiến Tánh có thể tập, thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’

 

V́ ta đă sống từ vô lượng kiếp, chất chứa biết bao tập khí, nghiệp chướng ; những tập khí này sẵn sàng kéo về ; nên cần . . . 16 năm bảo nhậm

V́ trạng thái Kiến Tánh là trạng thái thường c̣n, nên thực hành bảo nhậm th́ cũng dễ thôi

 

 

XXI) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm muôn ngàn chứng đắc

 

Khả năng của sự Kiến Tánh là có thể có muôn ngàn chứng đắc (muôn ngàn pháp định, quán). Sau khi Kiến Tánh, người tu hành có thể chứng đắc muôn ngàn chánh định, chánh quán -một cách dễ dàng và lẹ làng. Xem phần

       V)  Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

của bài 2

 

 

XXII) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm chiêm nghiệm, bảo nhậm, muôn ngàn chứng đắc

 

Ba việc chiêm nghiệm, bảo nhậm, muôn ngàn chứng đắc có liên quan với nhau :

 

1) chiêm nghiệm th́ bảo nhậm

Khi đang chiêm nghiệm, th́ ta sống với trạng thái Kiến Tánh, v́ ta kéo trạng thái Kiến Tánh về để quan sát

Do đó, vô h́nh chung, chiêm nghiệm th́ bảo nhậm

 

2) bảo nhậm th́ đă chiêm nghiệm đôi phần

Khi bảo nhậm (thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’) th́ ta sống với trạng thái Kiến Tánh, th́ ta dùng sự thường c̣n của trạng thái Kiến Tánh ; do đó ta đă chiêm nghiệm đôi phần , đă chiêm nghiệm bằng sự thực hành.

 

3) tập muôn ngàn pháp môn là một h́nh thức chiêm nghiệm ,́ bảo nhậm v́ vận dụng khả năng có được nhờ Kiến Tánh

 

Ba việc chiêm nghiệm, bảo nhậm, muôn ngàn chứng đắc có liên quan với nhau . Tuy nhiên thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’ là thiết yếu, v́ thiết thực và v́ đó chính là mục đích của sự tu hành.

Bởi vậy, đường hướng thiền hành sau khi KT là thực hành ‘‘đi đứng nằm ngồi đều thấy Tánh’’, và ta có thể thỉnh thoảng

       chiêm nghiệm

       tập thêm một số chánh định, chánh quán

Sự tu tập này không lớp lang thứ tự, muốn tập pháp ǵ th́ tập .

 

( Như đă nói trong phần ‘‘IV) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau’’

của bài 1

       Kiến Tánh Thành Phật

ai đắc đạo rồi cũng tu tiếp cả ! Trường hợp Đắc A La Hán, của Nhị Thừa, cũng vậy

và trong giai đoạn này

_ Tu là hoan lạc

_ Tu nhàn hạ như chẳng tu

Xem thêm bài

26)         Người c̣n tu măi, hỡi người tu ! )

 

 

XXIII) Kiến Tánh Thành Phật, thượng trí đại căn

 

Pháp môn Kiến Tánh là tối thượng thừa.

Người thượng trí đại căn th́ có thể Kiến Tánh.

Sau khi Kiến Tánh , th́ tự biết là thượng trí đại căn , c̣n trước khi Kiến Tánh chẳng có ai có thể quả quyết rằng ta là người thượng trí đại căn . Người thượng trí th́ biết được điều này khi bắt đầu tu.

 

 

XXIV) Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật (tiếp theo)

 

Kiến Tánh Thành Phật, nhưng chẳng tự xưng là Phật !

Theo các phần

       XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật !

       XII)  Kiến Tánh Thành Phật

của bài 2

Người Kiến Tánh của Việt Nam và Trung Hoa chẳng tự xưng là Phật, nguyên do như sau:

 

1) Theo gương ngài Đại Ca Diếp, nên chẳng tự xưng là Phật ! 

 

2) Theo nghĩa tuyệt đối của chữ Phật, th́ "Phật" gồm những nghĩa sau :

       a) Thể : Phật Tánh

       b) Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn. . . Người tu khó ḷng mà đạt được hết tất cả cái Dụng này.

       c) Phát minh : Phật đây là người t́m ra, "phát minh" ra Phật Pháp, mỗi nền văn minh nhân loại chỉ có tối đa một vị Phật,

 

Theo nghĩa tuyệt đối này, th́ chẳng có ai Thành Phật cả.

 

3) Qua những thời kỳ tu sau khi Kiến Tánh, người tu tự thấy chẳng phải là Phật.

Ở đây, do chiêm nghiệm, bảo nhậm, muôn ngàn chứng đắc,

       người tu thấy Phật là thượng cao siêu, siêu cao siêu

nên

       chẳng tự xưng là Phật

 

Khả năng của sự Kiến Tánh là có thể chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai. Giả sử có thể làm được việc khó khăn này, th́ vẫn chẳng phải là Phật : v́ là người học pháp của Như Lai. V́ không t́m ra những pháp đó, v́ theo học những pháp đó, nên chỉ là đệ tử xuất sắc của Như Lai, chẳng phải là Như Lai ! nên chẳng tự xưng là Như Lai

Sau khi Kiến Tánh , nếu đă Kiến Tánh, th́ tự biết là thượng trí đại căn. V́ là thượng trí đại căn nên tự biết chẳng phải là Như Lai, nên chẳng tự xưng là Như Lai.

 

                           ( C̣n Tiếp)

*

*

* Lê Anh Chí. *

______________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Kinh Kim Cang

       Kinh Trường A Hàm

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

       Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

       Triết Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------