Kiến Tánh Thành Phật 2
Lê Anh Chí
_______________________________
Dàn
Bài :
V) Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn
chứng đắc
VI) Kiến Tánh Thành Phật,
đạo quả chín muồi
VII) Kiến Tánh Thành Phật, ngài
Đại Ca Diếp
VIII) Kiến Tánh Thành Phật, Bồ
Tát Văn Thù
IX) Kiến Tánh Thành Phật,
đương nhiên là Tổ !
X) Kiến Tánh Thành Phật, chứng
đắc tất cả các pháp của Như Lai !
XI) Kiến Tánh Thành Phật, chẳng
tự xưng là Phật !
XII) Kiến Tánh Thành Phật
Chú thích :
(2) câu chuyện Huyền Quang và Pháp
Loa
_______________________________
V) Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn
chứng đắc
Khả
năng của sự Kiến Tánh là muôn ngàn chứng
đắc.
Sau khi
Kiến Tánh, người tu hành có thể chứng
đắc muôn ngàn chánh định, chánh quán -một cách
dễ dàng và lẹ làng. Gọi là " dễ dàng và lẹ
làng ", v́ so sánh với người thường :
người thường chứng đắc một pháp
môn đă là khó, đằng này, có thể có muôn ngàn
chứng đắc !
Chỉ
có một pháp tu hành không lẹ lắm, đó là thần
thông. V́ :
1)
Thiền Tông vốn coi thường thần thông
2) Người Kiến Tánh
thường đă tu hành nhiều kiếp Pháp Môn Kiến
Tánh, chuyên môn luyện Tâm Pháp nên khó ḷng luyện thần
thông. V́ thế có nhiều vị thiền sư Kiến Tánh
cho đến khi viên tịch cũng chẳng có thần
thông.
Dù
thế, nếu muốn luyện thần thông, vẫn nhanh
hơn người thường.
Mở
ngoặc để bàn một chút về thần thông :
1)
Mấu chốt của thần thông trong Phật Pháp là
Tứ Thiền. Ngược lại, không cần có Tứ
Thiền cũng có thể có thần thông như các Thiên
Vương cơi Dục Giới.
2) Vào
Tứ Thiền, từ đó luyện thần thông. Có
nhiều người vừa đắc Tứ Thiền
liền có thần thông, v́ họ kiếp trước đă
luyện thần thông. Đây thường là Họa chớ
chẳng phải là Phúc ! V́ họ tưởng
rằng đă chứng A La Hán rồi lạc vào
đường tà ! Xưa nay, việc này diễn ra
hoài ! Nổi tiếng nhất là Devadatta, ông này
đắc Tứ Thiền liền có Thần Túc Thông,
tưởng rằng đă thành Phật, ông ta đ̣i thay
Phật làm giáo chủ !
Đóng
ngoặc về thần thông.
Thiền
Tông vốn coi thường thần thông, nhưng nếu có
thần thông mà lại Kiến Tánh tất sẽ
được người đời trầm trồ tôn
làm Phật.
Riêng
người Kiến Tánh mà lại có muôn ngàn chánh
định, chánh quán th́ có thể được xem là
Phật.
Sau
đây là một số thiền sư đă có những
chứng đắc khác ngoài sự Kiến Tánh :
Tứ Tổ đứng mà hoá
Lục Tổ để
lại nhục thân (cho đến ngày nay)
Hám Sơn để lại
nhục thân (cho đến ngày nay)
Bàng Long Uẩn và gia đ́nh (làm
chủ sống chết)
Đặng Ẩn Phong
(thần thông)
Hai vị thiền sư Không
Lộ thời Lư để lại nhục thân (cho
đến đời Minh)
Từ Đạo Hạnh
thời Lư để lại nhục thân (cho đến
đời Minh)
(Nhục thân của ba vị
này bị quân nhà Minh thiêu, lấy xá lợi)
Đạo Chân, chùa Thành
Đạo nước ta, để lại nhục thân (cho
đến ngày nay)
Đạo Tâm, chùa Thành
Đạo nước ta, để lại nhục thân (cho
đến ngày nay)
Hoàng Long chinh phục tiên Lữ
Đồng Tân
. . .
VI) Kiến Tánh Thành Phật,
đạo quả chín muồi
V́
người Kiến Tánh của Việt Nam và Trung Hoa
chẳng tự xưng là Phật, nên ta dùng chữ
"đạo quả chín muồi" để nói sự
viên thành của Thiền Tông.
Có 2 định nghĩa của "đạo
quả chín muồi" :
1)
Đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh
2)
Đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh và
làm chủ được sống chết
Sự
" làm chủ được sống chết " có
thể hiểu qua câu chuyện Huyền Quang và Pháp Loa sau
đây :
Nhị
Tổ cùa thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa mắc bịnh
sắp từ trần, Tam Tổ Huyền Quang bèn hỏi hai
câu :
Bịnh với không bịnh
đă là một chưa ?
Sống với Chết đă
là một chưa ?
không
bằng ḷng câu trả lời của Pháp Loa, Huyền
Quang nạt rằng :"Có một tật đó mà
đến chết cũng không chừa !" Xin nhớ rằng Huyền Quang là
Tam Tổ nhưng không phải là đệ tử của
Pháp Loa mà lại hơn Pháp Loa đến 30 tuổi ! Sau
đó, bịnh t́nh của Pháp Loa thuyên giảm, khi Pháp Loa
bị bịnh lại, Huyền Quang lại gặn hỏi
và bằng ḷng câu trả lời của Pháp Loa.
Xem
thế, " làm chủ được sống chết
" là có thể trả lời hai câu : (2)
Bịnh với không bịnh
đă là một chưa ?
Sống với Chết đă
là một chưa ?
Nhiều
thiền sư đắc "đạo quả chín
muồi" theo nghĩa : đi đứng nằm
ngồi đều thấy tánh và làm chủ được
sống chết.
Nhiều
người xem "đạo quả chín muồi" là Thành Phật.
Thường,
phải cần 16 năm, 20 năm để
được "đạo quả chín muồi" .
Nhưng không bắt buộc phải thế, Tổ
Đạo Tín chỉ cần 9 năm . . .
VII) Kiến Tánh Thành Phật, ngài
Đại Ca Diếp
Nếu
có ai có "quyền" xưng là Phật, th́ người
đó là Đại Ca Diếp.
Phật
nhiều lần ấn chứng rằng Đại Ca
Diếp "tương đương" với
Phật, rằng Như Lai chứng pháp môn ǵ th́ Đại
Ca Diếp cũng chứng pháp môn đó. Sự ấn
chứng này trong Kinh diển Nhị Thừa cũng có ghi rơ.
Ngài
Đại Ca Diếp có cả "thể" lẫn
"dụng" của Phật. Thể, v́ ngài đă
Kiến Tánh. Dụng của Phật, hay đại cơ
đại dụng, là thần thông biến hóa, vô số
chánh định, vv. . .
Như
thế , xưa nay có một người có thể
được gọi là Phật , được Phật
nhiều lần ấn chứng làm Phật ! Đó là
ngài Đại Ca Diếp.
Điều
đáng lưu ư là ngài Đại Ca Diếp chẳng
tự xưng là Phật ! Ngài nói :"Thế Tôn là
thầy, con là đệ tử".
Ngài
Đại Ca Diếp được Phật nhiều
lần ấn chứng làm Phật mà chẳng tự
xưng là Phật ! Đây là một lư do chính yếu
tại sao trong 1500 năm của Thiền Tông Đông
Độ, không có người Kiến Tánh nào của
Việt Nam và Trung Hoa tự xưng là Phật !
Sẽ
trở lại vấn đề này trong phần "XI) Kiến Tánh Thành Phật, chẳng
tự xưng là Phật !"
VIII) Kiến Tánh Thành Phật, Bồ
Tát Văn Thù
Đă
nói đến việc Kiến Tánh Thành Phật của ngài
Đại Ca Diếp, ta cũng nên bàn đến việc
Kiến Tánh Thành Phật của Bồ Tát Văn Thù.
Bồ
Tát Văn Thù là bậc Đại Bồ Tát, tượng
trưng cho Trí Tuệ, có sách c̣n nói ngài là thầy chư
Phật.
Kinh
Đại Bát Niết Bàn nói rằng ngài đă Kiến Tánh.
Như vậy, nếu bảo ngài là Phật th́ đúng
lắm : bậc Đại Bồ Tát đă Kiến Tánh,
th́ dĩ nhiên là Phật.
Kinh
Đại Bát Niết Bàn c̣n nói rằng ngài tu Bát Chánh
Đạo vô lượng đời mới Kiến
Tánh . Sự kiện này cho thấy tại sao Thiền
Tông không dùng những pháp môn của Phật Pháp Cơ
Bản.
Sẽ
trở lại việc này, khi viết về phương
pháp tu tŕ của thiền tông.
IX) Kiến Tánh Thành Phật,
đương nhiên là Tổ
Đă
có thể gọi là Thành Phật, th́ đương
nhiên là Tổ ! Vấn đề không giản dị
như vậy : măi đến đời Ngũ Tổ,
Kiến Tánh mới đương nhiên là Tổ. Trước
kia, các Tổ lựa một người trong số các
đệ tử đă Kiến Tánh mà truyền ngôi Tổ
(truyền y bát). Mục đích : để duy tŕ
huệ mạng của Như Lai.
Xưa
có cư sĩ hỏi Đạt Ma Sư Tổ thế
nào là Tổ. Ngài trả lời bằng bài kệ :
Diệc bất đổ ác nhi
sanh hiềm
Diệc bất quán thiện nhi
cần thố
Diệc bất xả trí nhi cận ngu
Diệc bất phao mê nhi
tựu ngộ
Đạt đại
đạo hề quá lượng
Thông Phật Tâm hề xuất
độ
Bất dữ thánh phàm
đồng triền
Siêu nhiên danh chi viết Tổ
( Cũng chẳng thấy
dữ mà sanh chê
Cũng chẳng thấy lành mà
ái mộ
Cũng chẳng bỏ trí mà
gần ngu
Cũng chẳng vất mê mà
về ngộ
Đạt đại
đạo hề quá lượng
Thông Phật Tâm hề xuất
độ
Chẳng cùng phàm thánh sánh vai
Siêu nhiên tên gọi là Tổ)
Điều
đáng lưu ư : Tổ chỉ kể ra những
đức tính, mà không nói đến việc truyền y bát.
Đến
đời Ngũ Tổ, từ khi ngài tuyên bố :
kẻ nào Kiến Tánh th́ ta
truyền ngôi Tổ, th́ Kiến Tánh mới đương
nhiên là Tổ.
Kể
từ đó về sau, Kiến Tánh là Tổ.
Cũng
có nghĩa là : Kiến Tánh th́ đương nhiên có
những đức tính trong bài kệ của Đạt Ma
Tổ Sư, ví dụ như :
Chẳng cùng phàm thánh sánh
vai !
X) Kiến Tánh Thành Phật, chứng
đắc tất cả các pháp của Như Lai
Kiến
Tánh rồi, có thể chứng đắc tất cả các
pháp của Như Lai.
Người
tu có thể biết được khả năng chứng
đắc tất cả các pháp của Như Lai :
nếu có ngàn chứng
đắc th́ có thể có muôn chứng đắc
nếu có muôn chứng
đắc th́ có thể chứng đắc tất
cả các pháp của Như Lai
_vấn
đề chỉ là thời gian mà thôi !
Chỉ
có thể nói là "có thể", c̣n rất khó ḷng mà
chứng đắc tất cả các pháp của Như
Lai :
Thời kỳ bảo
nhậm đă khoảng 20 năm
Ngàn chứng đắc cũng
hết 5 năm
Tu thần thông phải tính 10
năm
nếu
Kiến Tánh vào khoảng 40, 50 tuổi th́ tu xong ngần
ấy cũng sắp đến ngày từ trần ! Huống chi, những pháp mà Như
Lai nói ra như lá trong tay, c̣n những pháp mà Như Lai
đắc như lá trong rừng !
V́
vậy, nhiều vị thiền sư chỉ tu bảo
nhậm thôi.
Ngài
Đại Ca Diếp là trường hợp đặc biệt : có lẽ
ngài đă chứng đắc tất cả các pháp của
Như Lai !
Dù sao
đi nữa, khả năng của sự Kiến Tánh là có
thể chứng đắc tất cả các pháp của
Như Lai.
XI) Kiến Tánh Thành Phật, chẳng
tự xưng là Phật !
Người
Kiến Tánh của Việt Nam và Trung Hoa chẳng tự
xưng là Phật, nguyên do như sau :
1) Ngài Đại Ca Diếp
Theo
gương ngài Đại Ca Diếp, nên chẳng
tự xưng là Phật !
2)
Những thời kỳ tu, sau khi Kiến Tánh
Qua
những thời kỳ tu sau khi Kiến Tánh, người tu
tự thấy chẳng phải là Phật :
Khi "đạo quả chín
muồi" : đây là khéo dùng Phật Tánh trong mọi
cử chỉ, chưa phải là đại cơ
đại dụng của Phật.
Muôn
ngàn chứng đắc : vẫn chẳng phải là
Phật
3)
Người phát minh và người học
Khả
năng của sự Kiến Tánh là có thể chứng
đắc tất cả các pháp của Như Lai. Giả
sử có thể làm được việc khó khăn này,
th́ vẫn chẳng phải là Phật : v́ là
người học pháp của Như Lai. V́ không t́m ra
những pháp đó, v́ theo học những pháp đó, nên
chỉ là đệ tử xuất sắc của Như
Lai, chẳng phải là Như Lai !
Người
Kiến Tánh là kẻ thượng trí đại căn.
Chính v́ là thượng trí đại căn nên chẳng
tự xưng là Phật !
XII) Kiến Tánh Thành Phật
Ngay
từ đầu, lúc mới Kiến Tánh th́
Kiến Tánh đă là Thành
Phật
Nhưng
ta nên nhớ rằng Phật đây là Bản Thể
của Tâm, là Phật Tánh.
Kiến
Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm :
Thành Phật ! Bởi v́ ngoài "cái ông
Phật Tánh" ra không có "ông Phật" nào khác !
Kiến
Tánh Thành Phật, 16 năm sau
Đi đứng nằm
ngồi đều thấy tánh ! Nên có thể gọi là
Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc
Đă Kiến Tánh lại c̣n có
muôn ngàn chứng đắc. Nên có thể gọi là Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, đạo quả chín muồi
Đi đứng nằm
ngồi đều thấy tánh và làm chủ được
sống chết ! Nên gọi là Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, ngài Đại Ca Diếp
được Phật
nhiều lần ấn chứng làm Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, Bồ Tát Văn Thù
bậc Đại Bồ Tát
đă Kiến Tánh, th́ dĩ nhiên là Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ
Từ đời Ngũ
Tổ, Kiến Tánh là Tổ.
Kiến
Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp
của Như Lai
Có khả năng chứng
đắc tất cả các pháp của Như Lai. Nên
gọi là Phật.
Kiến
Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật !
V́ theo gương ngài
Đại Ca Diếp và v́ các lư do quan trọng khác.
Thiền
Tông là Pháp Môn Kiến Tánh Thành Phật, mà rốt cuộc
chẳng tự xưng là Phật !
Không
phải là mâu thuẫn đâu, mà chính là "biết
người biết của", sáng suốt, biết
đường đi lối vào . . .
Trăm
năm tính chuyện vuông tṛn,
Phải
ḍ cho đến ngọn nguồn lách sông !
. . .
Cuối bài viết, xin nêu ra 3 điểm quan trọng :
1)
điểm khởi thủy
Kiến Tánh là điều
kiện cần thiết để thành Phật.
Kiến Tánh cũng là
điều kiện đủ để thành Phật v́
ngoài "cái ông Phật Tánh" ra không có "ông
Phật" nào khác !
2)
điểm trung ḥa
sau khi Kiến Tánh có thể có
muôn ngàn chứng đắc. Đă có "thể"
lại có nhiều "dụng" của Phật.
Thể, v́ đă Kiến Tánh. Nhiều Dụng của Phật,
v́ có muôn ngàn chứng đắc, Như thế, rất
gần với Phật, gần hơn người tu
của các pháp môn khác, nhiều ! Có thể gọi là thành
Phật.
3)
điểm tuyệt đối
Theo
nghĩa tuyệt đối của chữ Phật, th́
"Phật" gồm những nghĩa sau :
a) Thể : Kiến
Tánh Thành Phật
b) Dụng, c̣n gọi là
đại cơ đại dụng, là thần thông
diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh
định, quán chiếu
được tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt
hoàn toàn. . . Người tu khó ḷng mà đạt
được hết tất cả cái Dụng này.
c) Phát minh : Phật
đây là người t́m ra, "phát minh" ra Phật Pháp,
mỗi nền văn minh nhân loại chỉ có tối
đa một vị Phật,
Theo
nghĩa tuyệt đối này, th́ chẳng có ai Thành
Phật cả. Phải chờ ngài Di Lạc ra
đời !
Phải
chờ ngài Di Lạc ra đời ! Phải chờ khi
nào Phật Pháp đă diệt ở thế gian, nhân loại
đắm ch́m trong u mê tăm tối một thời gian
dài, và rồi ngài Di Lạc ra đời, phát minh ra Phật
Pháp, Kiến Tánh Thành Phật !
( Theo
sách vở Đại Thừa : Phật Pháp c̣n tồn
tại ở thế gian khoảng 8500 năm nữa, sau
đó nhân loại đắm ch́m trong u mê tăm tối
đến hơn 8 triệu ruởi năm, th́ ngài Di
Lạc mới ra đời ).
---- ----
----
Mục
đích cùa Thiền Tông là Kiến Tánh Thành Phật :
Ngoài giáo truyền riêng
Chẳng lập văn tự
Chỉ thẳng chân tâm
Kiến Tánh Thành Phật
( Đạt Ma Sư Tổ )
Cho nên,
xác định được rơ ràng bốn chữ
"Kiến Tánh Thành Phật ". là định
nghĩa được mục tiêu cùa Thiền Tông.
Là xác
định được nguyên thủy lập tông của
Thiền Tông vậy./.
--------------------
Chú
thích :
(2) câu
chuyện Huyền Quang và Pháp Loa :
Hai
câu của Tam Tổ Huyền Quang :
Bịnh với không bịnh
đă là một chưa ?
Sống với Chết đă
là một chưa ?
th́ câu
đầu là nguyên văn.
Sau
đó, Huyền Quang hỏi thêm 4, 5 câu nữa mà tôi tóm
lược lại thành :
Sống với Chết đă
là một chưa ?
Xin ghi
lại ở đây cho rơ.
Xin nói
thêm :
Câu trả lời chẳng
phải là : "đă là một !"
Vậy
th́, câu trả lời chân chính là ǵ ?
Ha !
Đây
là câu hỏi của một người đă Kiến Tánh
hỏi một người đă Kiến Tánh , câu trả
lời phải là câu trả lời của Tâm của
người đă Kiến Tánh.
Giả
sử bây giờ có một người đă Kiến Tánh
bị ngài Huyền Quang vấn nạn như trên, nếu
người đó trả lời như Pháp Loa tất
Huyền Quang chẳng bằng ḷng !
Chỉ
biết rằng sau 13 ngày ‘tu luyện’, Pháp Loa đă
trả lời được và Huyền Quang đă
chấp nhận !
Câu
trả lời của Pháp Loa là một ẩn ngữ,
một ngón tay chỉ mặt trăng. sự chấp
nhận của Huyền Quang là một đặc thái
Thiền Tông.
Một
ẩn ngữ, một đặc thái của muôn
đời !
*
*
* Lê Anh
Chí. *
______________
Kinh
sách tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại Thừa Kim Cang Kinh
Luận
Kinh Kim Cang
Kinh Trường A Hàm
Kinh Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Cuộc đời Đức
Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán
Ngữ
Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất,
Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục
Tổ, dịch giả Thích Minh Trực
Ngữ
Lục (sau đời Lục Tổ):
Cội nguồn truyền
thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông,
Nguyệt Khê
Chơn tâm trực thuyết,
Phổ Chiếu
Lâm Tế Ngữ Lục
Thiền
Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác,
Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn, Hư Vân; dịch giả Thích Thanh
Từ
Tọa Thiền Luận,
Đại Giác, dịch giả Như Hạnh
Tu tâm quyết, Phổ Chiếu
Sách :
Cuộc đời Thánh Tăng
Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,
Đường Mây Trên
Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong
Phật Giáo Khái Luận, Thích
Chơn Thiện
Thiền Đạo Tu Tập,
Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh
Triết
Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục
*
*
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’
-------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M
ụ c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Nối kết Trang Nhà Phật
Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *
------------------------------------------------------------------------------
* Bài
Xưa
* Bài
mới Kiến Tánh * Bài
mới Trang LêAnhChí *
---------------------------------------------------------------
*
Liên Kết
TrangNhà LêAnhChí :
* Trang Chính * Việt
Sử, Văn Học *
Thơ * Bài mới LêAnhChí *