Người c̣n tu măi, hỡi người tu !

 

                        Lê Anh Chí

 

 

Dàn Bài :

I ) Học Nhân dốc một ḷng cầu học

II ) Con tằm đến thác vẫn c̣n vương tơ

III ) Khổng Tử : "Chẳng thể ngơi nghỉ !"

IV ) Khô Đầu A La Hán

V ) A La Hán Đại Đệ Tử của Phật

VI ) Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

VII)  Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

VIII ) Tu tự nhiên như hơi thở ra vào

IX ) Tu thanh nhàn như ngày tháng tiêu dao

 

 

 

I ) Học Nhân dốc một ḷng cầu học

 

Có nhiều Học Nhân suốt đời dốc một ḷng cầu học.

Học hoài học măi, đến khi thành th́ sao ? - Vẫn học tiếp !

Những người mê đọc sách, những con mọt sách, th́ đương nhiên là học giả ; học giả thành danh rồi vẫn đọc sách hoài !

Kiếm sĩ thành danh cũng thế : là chân chính kiếm khách th́ vẫn học kiếm hoài ( như nhân vật Độc Cô Cầu Bại của Kim Dung)

Nhà khoa học gia lỗi lạc, nhà toán học đại tài, người thi sĩ lừng danh vẫn tiếp tục sự học , sự nghiệp của ḿnh.

Người tu cũng thế : muốn đắc đạo th́ phải có Tâm Thành với viẹc tu hành. Khi đắc đạo rồi, do cái Tâm Thành, cái chân t́nh đó mà tiếp tục tu hoài !

 

 

II ) Con tằm đến thác vẫn c̣n vương tơ

 

Trên, nói đến chân t́nh, Tâm Thành với viẹc tu hành ; ở đây là nói đến nghiệp :

        Con tằm đến thác vẫn c̣n vương tơ !

Cái thói quen, chân t́nh, Tâm Thành với viẹc tu hành làm viẹc tu hành trở thành một "nghề nghiệp ", một "nghiệp " !

 

Lấy thí dụ cuộc đời : nhà khoa học gia lỗi lạc, nhà toán học đại tài, nhà thi bá , sau khi thành danh vẫn tiếp tục sự học , sự nghiệp của ḿnh. Nghiệp  như vậy,

thói quen như vậy !

Tu hành cũng thế !

 

 

III ) Khổng Tử : "Chẳng thể ngơi nghỉ !"

 

Trong Gia Ngữ, có chép truyện thầy Tử Cống, học tṛ  Khổng Tử, hỏi ngài cách về ngơi nghỉ , t́m dịp  ngơi nghỉ . với mỗi "kế sách" mà Tử Cống đưa ra, Khổng Tử đều nói : "Chẳng thể ngơi nghỉ !" (và có giải thích tại sao). cuối cùng  Khổng Tử dạy rằng : khi nào thấy "cái mồ đắp chắc chắn", thấy người đến phúng điếu ḿnh, đó là lúc có thể ngơi nghỉ !

Khổng là đạo nhập thế, nên việc hành đạo chấm dứt ở cái chết ; c̣n Phật Giáo th́ sau cái chết c̣n tiếp . . .

 

 

IV ) Khô Đầu A La Hán

 

Người mới đắc A La Hán gọi là Khô Đầu A La Hán.

Khô Đầu A La Hán cần phải tu cái pháp đă đắc nhiều năm, mới thật sự là  A La Hán.

 

 

V ) A La Hán Đại Đệ Tử của Phật

 

Những vị A La Hán  đệ tử Phật cũng tu măi tu hoài.

Như ngài Mục Kiền Liên : ngài chứng đắc A La Hán sau 7 ngày tu hành ! Từ đó đến ngày viên tịch, khoảng 40 năm, ngài làm ǵ ? Tu tiếp ! Trừ thời gian bỏ ra để hướng dẫn một số sư đệ, ngài nghe Phật giảng kinh và tu hành !

Ngài Xá lợi Phất chứng đắc A La Hán sau 14 ngày tu hành ! Từ đó đến ngày viên tịch, 40 năm, ngài làm ǵ ? Tu tiếp ! Trừ thời gian bỏ ra để hướng dẫn một số sư đệ, thuyết pháp, ngài nghe Phật giảng kinh và tu hành !

Ngài A Nậu Lâu Đà là trường hợp rơ ràng hơn hết : v́ ngài có nói đến sự tu hành sau khi đắc A La Hán. Tôn giả đắc A La Hán nhờ Tứ Niệm Xứ, một thời gian sau đó, A Nậu Lâu Đà nói với sư huynh Xá lợi Phất rằng ngài vẫn trú tâm trong Tứ Niệm Xứ . Một lần khác , Tôn giả tŕnh bày cùng sư huynh Xá lợi Phất và Mục Kiền Liên  sự tu hành khác biệt trước và sau khi đắc A La Hán .

 

 

VI ) Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

 

Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh,

                là chứng ngộ Đại Niết Bàn,

                là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,

                là chứng ngộ Bản Thể của Tâm

 

Những "đặc tính" của Phật có thể tóm tắt lại làm 2 phần : "thể"  và "dụng". Thể là Phật Tánh, là bản thể của tâm. Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu dược tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn. . .

 

Khi Phật  Kiến Tánh Thành Phật, Phật có đầy đủ "thể"  và "dụng".    

Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm, và đại đa số người kiến tánh chưa có đại cơ đại dụng của Phật.

Những thiền sinh đă Kiến Tánh, hầu hết không chịu ngừng ở bản thể của tâm và tu tiếp .

 

 

VII)  Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

 

Thời kỳ tu hành ngay sau khi Kiến Tánh gọi là thời kỳ bảo nhậm :

        Tu sao để đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh.

Thời kỳ này tối thiểu là 16 năm. Tại sao ? V́ Lục Tổ, sau khi Kiến Tánh, ẩn dật 16 năm. . . 

Ngũ Tổ khi truyền y bát cho Lục Tổ, có dặn rằng : "cần phải hộ niệm". Hộ niệm đây là nói việc bảo nhậm.  

 

Chỉ có việc này là nên làm, cần làm.

Một khi đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh, đều thấy Niết Bàn, th́ đối với quan niệm tu hành của nhà Phật, như vậy quả là thành Phật Đạo. C̣n thần thông biến hóa, đối với nhà Phật, chẳng phải là chánh pháp. Ngay cả những chánh định (chánh định theo nghĩa Nhị Thừa) cũng chẳng quan trọng, v́ lúc nào cũng thấy tánh : c̣n muốn ǵ hơn ?

(lúc nào cũng thấy tánh  là chánh định, thường định theo nghĩa Thiền Tông)   

 

Sự tu hành này khác với sự tu hành của A La Hán. Căn bản của A La Hán là tu lại pháp môn đă đắc : như đắc A La Hán nhờ Diệt thọ tưởng định (DTTD) th́ thỉnh thoảng nhập DTTD 7 ngày 7 đêm. Căn bản của người_đă_Kiến_Tánh là dùng cái Kiến_Tánh của ḿnh để có thể Kiến_Tánh trong mọi trường hợp.

Sự tu hành khác nhau ở căn bản . Nhưng nếu người_đă_Kiến_Tánh tu tập thêm những pháp môn khác , th́ sự tu hành giống với A La Hán.

 

 

VIII ) Tu tự nhiên như hơi thở ra vào

 

Người_đă_Kiến_Tánh và A La Hán đều tiếp tục tu :

                Người c̣n tu măi, hỡi người tu !

Như vậy, th́ "khổ" quá chăng ?

Không phải thế ! Đắc đạo rồi, tu hành là một sự tự nhiên :

        Tu tự nhiên như hơi thở ra vào

        Tu tự nhiên như ăn như uống

Như Ngài A Nậu Lâu Đà đắc A La Hán nhờ Tứ Niệm Xứ, sau đó sự tu hành không phải là cố gắng thực hành Tứ Niệm Xứ mà là sống bằng Tứ Niệm Xứ !

Như Tông Sư Thiết Nham, thầy của ngài Nguyệt Khê, nói : "Tùy duyên qua ngày !"

 

 

IX ) Tu thanh nhàn như ngày tháng tiêu dao

 

Tà tà đi tới đi lui mà đều thấy tánh , th́ :

        Tu thanh nhàn như ngày tháng tiêu dao

        Tu như chẳng tu

        Tu là hoan lạc

 

---  ----   -----   ----

 

Cũng như nhà khoa học gia lỗi lạc, nhà toán học đại tài, nhà thi bá , sau khi thành danh vẫn tiếp tục sự học , sự nghiệp của ḿnh ; người tu sẽ tu măi, tu hoài hủy, đắc đạo rồi c̣n tu nữa.

Nhưng tu sau khi đắc đạo :

        Tu như chẳng tu

        Tu là hoan lạc

Tu là một niềm vui lớn !

Tu thanh nhàn như ngày tháng tiêu dao ; đói ăn, mệt nghỉ. Như thế, có phải là tu ?

 

 

* Lê Anh Chí *.

----------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến

        Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

 

        Mặc Tử,  Nguyễn Hiến

        Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

        Lịch Sử ngài A Nậu Lâu Đà, Nguyễn Điều,

        Cuộc đời Tôn Giả Mục Kiền Liên, Nguyễn Điều,

        Cuộc đời Tôn Giả Xá Lợi Phất, Nguyễn Điều,

        Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

        Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện,

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

        Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

 

        Cổ Học Tinh Hoa, Nguyễn văn Ngọc và Trần Lê Nhân

 

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com