Kiến Tánh Thành Phật 1

 

             Lê Anh Chí

 

_______________________________

Dàn Bài:

 

I) Định nghĩa Kiến Tánh

II)  Phật đă Kiến Tánh Thành Phật

III)  Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

IV)  Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

Chú thích :

(1) Phật thành đạo và Thập Nhị Nhân Duyên

 

Dàn Bài Phần 2:

       Kiến Tánh Thành Phật 2

 

V)  Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

VI)  Kiến Tánh Thành Phật, đạo quả chín muồi

VII)  Kiến Tánh Thành Phật, ngài Đại Ca Diếp

VIII)  Kiến Tánh Thành Phật, Bồ Tát Văn Thù

IX)  Kiến Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ !

X)  Kiến Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai !

XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chẳng tự xưng là Phật !

XII)  Kiến Tánh Thành Phật

Chú thích :

 (2) câu chuyện Huyền Quang và Pháp Loa  

_______________________________

 

 

 

Trong tiến tŕnh tu học của Đại Thừa, có A La Hán quả, Bồ Tát quả và Phật quả. Thường, nhiều vị Pháp Sư giảng rằng : "muốn thành Phật th́ phải tu Bồ Tát đạo."

Đối với Thiền Tông, câu này không đúng ! Bởi v́ : muốn thành Phật th́ phải Kiến Tánh !

Nói cách khác, Kiến Tánh là điều kiện cần thiết để thành Phật.

Vấn đề thường đặt ra là :  Kiến Tánh có phải là điều kiện đủ để thành Phật hay không ????

Nếu Kiến Tánh là điều kiện đủ để thành Phật, th́ tại sao nhiều người đă Kiến Tánh lại c̣n tu nữa ?

Và nếu Kiến Tánh không phải là điều kiện đủ để thành Phật, th́ tại sao :

       Thiền Tông vẫn nói  Kiến Tánh Thành Phật ?

       Chính Đức Như Lai cũng nói Kiến Tánh Thành Phật ?

Bài viết này có tham vọng trả lời những câu hỏi trên, và do đó xác định lại cho rơ bốn chữ "Kiến Tánh Thành Phật ".

 

 

I) Định nghĩa Kiến Tánh

 

Mục đích cùa Thiền Tông là Kiến Tánh. Thiền Tông là Pháp Môn Kiến Tánh. Muốn hiểu rơ Thiền Tông ta cần biết thế nào là Kiến Tánh.

 

[a] Định nghĩa về lư

Kiến Tánh là thấy tánh, là thấy Phật-tánh. Thấy đây là tâm thấy, là thực chứng. V́ vậy :

   Kiến Tánh là thể ngộ Phật Tánh, thể chứng Đại Niết Bàn.

Chữ <thể> được  lập lại, v́ đây là sự Thực Chứng : chẳng phải kiến văn giác tri, chẳng phải là biết, chẳng phải là hiểu. Ví như phải tự ăn cơm th́ mới no, c̣n hiểu biết rằng <ăn cơm th́ no> th́ chẳng ich lợi ǵ !

Đại Niết Bàn chỉ là định nghĩa của Phật Tánh. Đại Niết Bàn là Niết Bàn của Phật     ( khác với Niết Bàn của A La Hán). Và Phật Tánh là Đại Niết Bàn (Kinh Đại Bát Niết Bàn ) .

Cũng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, đặc tính của Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

V́ tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh từ vô thỉ, v́ Phật Tánh là Tâm Vương chân thật của ta, là cái Tâm chân thật sẵn có, luôn luôn hiện hữu của ta nên Phật Tánh chính thật là Bản Thể của Tâm (của Phật, của ta, của tất cả chúng sinh).

 

Tóm lại,

   Kiến Tánh là thể ngộ Phật Tánh, thể chứng Đại Niết Bàn, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, chứng ngộ Bản Thể của Tâm .

 

Định nghĩa <Kiến Tánh> như trên, tuy ngắn, nhưng có thể xem là đủ . Tuy thế, đây chỉ là đầy đủ về lư ; muốn đủ cả sự, ta cần thêm :

 

[b] Định nghĩa về sự (Trạng thái Kiến Tánh) :          

 

Người kiến tánh th́nh ĺnh, đột nhiên , bỗng nhiên bước vào một trạng thái cao siêu mầu nhiệm, trạng thái Đại Niết Bàn !

       trạng thái mà Nhị Tổ gọi là <nói không thể đến>

       trạng thái mà Hư Vân Đại Sư gọi là <sơn hà đại địa thẩy Như Lai>

       trạng thái mà Cao Phong Đại Sư gọi là <kinh thiên động địa>

       trạng thái mà Chân Không Đại Sư, thiền sư siêu việt của nước ta thời Lư, gọi là :

             Ví như đến động nhà tiên

             Thuốc tiên đổi cốt tự nhiên trở về

       . . .

       trạng thái mà tất cả người kiến tánh dều đồng ư : không ngôn ngữ thế gian có thể diễn tả nổi

       Trạng thái Kiến Tánh này chính là sự kiến tánh !

 

V́ Kiến Tánh là một sự chứng ngộ  đặc thù, v́ sự chứng ngộ này đến một cách th́nh ĺnh, đột nhiên nên Kiến Tánh c̣n được gọi là hoát nhiên đại ngộ.   

 

Xem thêm bài

       Định Nghĩa Kiến Tánh

 

 

II) Phật đă Kiến Tánh Thành Phật

 

Trong Phật Giáo Nhị Thừa (tôi dùng chữ Nhị Thừa v́ tránh dùng chữ Tiểu Thừa ), không hề có chữ Phật Tánh.  Người Nhị Thừa không công nhận Phật Tánh. Và dĩ nhiên không có chuyện : Phật đă Kiến Tánh Thành Phật. Họ bảo rằng : Phật là A La Hán.

Đại Thừa bảo rằng Phật quả là A La Hán, nhưng Phật hơn A La Hán it nhất một bực : Phật đă Kiến Tánh Thành Phật ! Phật thành đạo là thành đạo Phật, chẳng phải thành A La Hán !

 

Sự khác biệt này -hầu hết Phật Tử đều biết- là do trong mười mấy năm đầu chuyển pháp luân, Phật quyền phương tiện chỉ nói Nhị Thừa. Đến khi Phật thuyết Đại Thừa, nhiều vị A La Hán không bằng ḷng, có lúc biết Phật sắp thuyết Đại Thừa, họ lễ Phật rồi bỏ đi !

Muốn biết chuyện Phật đă Kiến Tánh Thành Phật , cần phải đọc kinh điển Đại Thừa.

 

Theo "Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh)"  (dịch giả Thích Trung Quán), và một số kinh sách Đại Thừa, ta có thể thấy rằng :

 

Thái Tử Tất Đạt Ta, nơi Ni Liên Thiền, ngồi dưới cây Bồ Đề, nhập  Sơ thiền, Nhị thiền,       Tam thiền, rồi Tứ thiền: 

1) Từ Tứ Thiền, đắc các phép thần thông

2) Từ Tứ Thiền, t́m ra nguyên nhân của cái Khổ cùa chúng sinh, nguyên nhân của Luân Hồi

3) tức th́ dứt được Luân Hồi, giải thoát, Đắc A La Hán !

4) sau đó . . . Kiến Tánh và Thành Phật : một thời gian (rất) ngắn sau khi Đắc A La Hán, Thái Tử Tất Đạt Ta hoát nhiên đại ngộ và Thành Phật !     

5) lúc đó, sao mai mọc và 21 ngày đă trải qua ở cội cây Bồ Đề.

6) Trong 28 ngày sau: Phật ngồi hưởng trạng thái Kiến Tánh, trạng thái Đại Niết Bàn !

 

Cần nêu lên vài diểm quan trọng sau:

 

1) Tứ Thiền :

Kinh diển Nhị Thừa chỉ nói đến việc Phật đắc A La Hán

Trong cuốn ‘Phật Giáo Khái Luận’ của HT Chơn Thiện, tác giả cả quyết rằng

       Phật từ Tứ Thiền, vào Tứ Không (Không Vô Biên , Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng) rồi nhập Diệt thọ tưởng định (DTTD) và thành đạo (1) .

Quan điểm của HT không đúng :

       - thiết tưởng những người Nhị Thừa thuộc môn phái khác (khác với Tứ Thiền Bát Định và DTTD ) cũng chẳng đồng ư.

       - làm sao t́m ra nguyên nhân của cái Khổ cùa chúng sinh, nguyên nhân của Luân Hồi  từ Diệt thọ tưởng định ??? Xin nhớ rằng mục đích của Thái Tử Tất Đạt Ta khi bỏ nhà ra đi là : t́m nguyên nhân của cái Khổ cùa chúng sinh, nguyên nhân của Luân Hồi. C̣n DTTD, th́ Thọ và Tưởng đă diệt, lại c̣n định ở cái Diệt này, th́ làm sao quán chiếu ??? Mà không quán chiếu làm sao t́m ra nguyên nhân của cái Khổ cùa chúng sinh, nguyên nhân của Luân Hồi ??? Tôi nghĩ rằng, trong kiếp cuối cùng, Phật chưa từng tu DTTD ; DTTD là pháp môn Phật chế ra để độ người (ngay vị Đệ Nhất Tổ Thiền Tông là Đại Ca Diếp cũng Đắc A La Hán nhờ DTTD (Kinh Lăng Nghiêm))

       - khi Phật Bát Niết Bàn, Phật thị hiện Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội (STPTTM) nhiều lần rồi từ Tứ Thiền  nhập Niết Bàn. Trong STPTTM có DTTD, thế mà Phật nhập Niết Bàn từ Tứ Thiền ! Sự kiện này, có ghi trong kinh điển Nhị Thừa :

       a) chứng tỏ rằng  Đại Niết Bàn, Niết Bàn của Phật, khác với Niết Bàn của A La Hán (DTTD là Niết Bàn của A La Hán).

       b) là một bằng chứng rằng từ Tứ Thiền, Phật đắc A La Hán, rồi Kiến Tánh Thành Phật !

 

2) Kiến Tánh Thành Phật:

Thường, trong Thiền Tông, thiền sinh được Kiến Tánh là do một động lực nào đó. Như Lư cư sĩ Kiến Tánh v́ Ưng Vô Sở Trụ. Như  Tổ Ca Diếp Kiến Tánh v́ Phật Niêm Hoa. C̣n động lực Kiến Tánh của Phật là ǵ ?

Việc này chúng ta không biết.

Ta có thể đoán rằng do sự quán chiếu cái Khổ của chúng sinh mà Phật đắc A La Hán, rồi Kiến Tánh Thành Phật ngay sau đó !

Nên nhớ rằng không thể lấy tri kiến của chúng sinh mà đo lường tri kiến của Như Lai (ngay cả đo lường tri kiến của vị Phật sắp thành, Thái Tử Tất Đạt Ta, cũng không thể được). Phật th́ không cần động lực từ ngoài vào để Kiến Tánh !  

 

3) Phật đă đắc A La Hán trước khi Kiến Tánh

Điều này cần ghi lại v́ hầu hết các thiền sinh sau này đều chưa đắc A La Hán trước khi Kiến Tánh !

 

Tóm lại, Phật đă Kiến Tánh Thành Phật:

Thái Tử Tất Đạt Ta, nơi Ni Liên Thiền, trong 21 ngày : nhập Tứ thiền, quán chiếu nguyên nhân của Luân Hồi Sanh Tử, giải thoát, đắc A La Hán rồi Kiến Tánh Thành Phật ! Trong 28 ngày sau: Phật ngồi hưởng trạng thái Kiến Tánh, trạng thái Đại Niết Bàn !

 

 

III) Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

 

Trước hết, Thế nào là Phật ???

Phật là Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, . . . thần thông diệu dụng ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, giải thoát hoàn toàn, sáng suốt hoàn toàn, viên măn Thường, Lạc, Ngă, Tịnh . . .

 

Những "đặc tính" của Phật như trên rất là dài ḍng, ta có thể tóm tắt lại làm 2 phần : "thể"  và "dụng". Thể là Phật Tánh, là bản thể của tâm. Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn . . .

 

Khi Phật  Kiến Tánh Thành Phật, Phật có đầy đủ "thể"  và "dụng".

Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm, nhưng đại đa số người kiến tánh chưa có đại cơ đại dụng của Phật.

Chỉ có "thể" chưa có "dụng" như thế , có thể gọi là Thành Phật chăng ?

 

Lục Tổ và Đạt Ma Sư Tổ đă trả lời, một cách chắc nịch, rằng: Thành Phật !

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói rằng Kiến Tánh là Thành Phật Đạo.

Đạt Ma Sư Tổ giải thích rơ ràng tại sao Kiến Tánh quả là Thành Phật : v́ ngoài "cái ông Phật Tánh" ra không có "ông Phật" nào khác ! (Sáu cửa Thiếu Thất).

 

Như vậy,

             Kiến Tánh = Thành Phật

nhưng ta cần biết rơ ràng rằng : Phật đây là bản thể của tâm , là "cái ông Phật Tánh" !

Các vị Tổ, các vị thiền sư, dù không cả quyết như Lục Tổ và Đạt Ma Sư Tổ, nhưng    cũng đều nói vậy. Khi một thiền sinh đă Kiến Tánh, th́ các vị thầy bảo :" đại sự của ông đă xong !" .

Đại khái, trong Thiền Tông, một khi đă Kiến Tánh th́ là . . . hết chuyện !

 

Nhưng thiền sinh đă Kiến Tánh, hầu hết không chịu ngừng ở bản thể của tâm và tu tiếp . Bởi thế, mới có . . . .     

 

 

IV) Kiến Tánh Thành Phật, 16 năm sau

 

Thời kỳ tu hành ngay sau khi Kiến Tánh gọi là thời kỳ bảo nhậm:

       Tu sao để đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh.

Thời kỳ này tối thiểu là 16 năm. Tại sao ? V́ Lục Tổ, sau khi Kiến Tánh, ẩn dật 16 năm. . . 

Ngũ Tổ khi truyền y bát cho Lục Tổ, có dặn rằng : "cần phải hộ niệm". Hộ niệm đây là nói việc bảo nhậm.  

 

Một khi đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh, đều thấy Niết Bàn, th́ đối với quan niệm tu hành của nhà Phật, như vậy quả là thành Phật Đạo. C̣n thần thông biến hóa, đối với nhà Phật, chẳng phải là chánh pháp. Ngay cả những chánh định (chánh định theo nghĩa Nhị Thừa) cũng chẳng quan trọng, v́ lúc nào cũng thấy tánh : c̣n muốn ǵ hơn ?

(lúc nào cũng thấy tánh  là chánh định, thường định theo nghĩa Thiền Tông)

 

Sở dĩ có việc bảo nhậm này, là v́ b́nh thường đi tới đi lui, làm việc, ta thường suy nghĩ vẩn vơ, nói vẩn vơ. Đây là thói quen b́nh sinh, tập khí từ vô thủy. Cần phải biến những vọng tưởng đó thành đại viên cảnh trí.

 

Đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh ! Việc bảo nhậm này, người ngoài nh́n vào thấy như thời gian luống uổng trôi qua ! (Bởi v́ cũng chỉ những hành động tới lui như bao kẻ phàm phu). Nhưng không, nếu đă Kiến Tánh th́ cái thấy khác hẳn người thường, khác nhiều lắm !  V́ thấy tánh ! Khi chưa thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là Vọng. Đă thấy tánh th́ mới . . . thấy tánh ! th́ mới thấy Chân !

Khi chưa thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là Vọng. Do đó, chỉ có thể tập "Đi đứng nằm ngồi đều thấy tánh " khi đă Kiến Tánh. Bàng Cư Sĩ nói :

       Thần thông và diệu dụng

       Gánh nước cùng bửa củi !

đây là diễn tả cái thấy, cái trạng thái, khi gánh nước cùng bửa củi, trạng thái này mầu nhiệm như thần thông, chớ chẳng phải bảo gánh nước, bửa củi là thần thông.

 

Nếu bảo nhậm,  th́ sau khi Kiến Tánh, tu nhàn hạ như chẳng tu, tu là hoan lạc !

 

Nhiều người bảo rằng nếu sau khi Kiến Tánh vẫn tu tiếp, như vậy th́ Kiến Tánh rồi vẫn chưa "xong" ! Đây là lư luận thường t́nh của thế gian, ví như học cho có bằng cấp để . . . khỏi học ! Sự thực th́ :

1) Sau khi Kiến Tánh, tu hành là việc tự nhiên, tự nhiên như đi đứng nằm ngồi ăn uống đối với người thường !  

2) Tu là hoan lạc

3) Tu nhàn hạ như chẳng tu

4) Không bắt buộc phải tu (Mục đích cùa Thiền Tông là Kiến Tánh, Kiến Tánh rồi th́ đại sự đă xong)

5) Ai đắc đạo rồi cũng tu tiếp cả, dù đắc đạo với bất cứ pháp môn Phật Pháp nào !

 

Ai đắc đạo rồi cũng tu tiếp cả ! Lấy trường hợp Đắc A La Hán, của Nhị Thừa :

1) Khi mới Đắc A La Hán th́ gọi là Khô Đầu A La Hán. Những vị này cần phải tu hành môt thời gian cho thuần thục cái pháp đă đắc (thời gian này tính theo số năm). Nhị Thừa cũng có thời kỳ bảo nhậm !

2) Những vị A La Hán  đệ tử Phật cũng tu măi tu hoài. Như ngài Mục Kiền Liên : ngài chứng đắc A La Hán sau 7 ngày tu hành ! Từ đó đến ngày viên tịch, khoảng 40 năm, ngài làm ǵ ? Tu tiếp ! Trừ thời gian bỏ ra để hướng dẫn một số sư đệ, ngài nghe Phật giảng kinh và tu hành !

 

Xem tiếp Phần 2 :

       Kiến Tánh Thành Phật 2

 

--------------------

Chú thích :

 

(1) Phật thành đạo và Thập Nhị Nhân Duyên

 

Trong đoạn " Con đường Thiền Định Thế Tôn đi qua ", cuốn "Phật Giáo Khái Luận", HT Thích Chơn Thiện quả có nói rằng Phật từ Tứ Thiền, vào Tứ Không rồi nhập Diệt thọ tưởng định (DTTD) và thành đạo.

Nhưng trong bài viết "Lược Sử Đức Phật" HT Thích Chơn Thiện lại nói rằng Phật thành đạo nhờ quán Thập Nhị Nhân Duyên.

Dĩ nhiên, đây là " thành đạo " theo nghĩa Nhị Thừa.

Tuy thế, viẹc này phù hợp với quan điểm Thiền Tông. Giả thuyết  " Phật quán Thập Nhị Nhân Duyên rồi Kiến Tánh Thành Phật  " thật có lư :

       Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy rằng : quán Thập Nhị Nhân Duyên th́ bậc Thượng Trí Đại Căn của thế gian tối đa chỉ có thể đắc Duyên Giác, Bích Chi Phật ; phải là bậc Thượng Thượng th́ mới  có thể Kiến Tánh. Đây có lẽ là Phật gián tiếp nói về lúc Phật thành đạo.

Trong bài này, tôi chỉ nói rằng do sự quán chiếu cái Khổ của chúng sinh mà Phật đắc A La Hán, rồi Kiến Tánh Thành Phật ngay sau đó ! Bởi v́ cuốn Cuộc Đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh) không có nói rơ ra việc "quán Thập Nhị Nhân Duyên" .

Tóm lại, ta có thể đoán rằng :

       Thái Tử Tất Đạt Ta, nơi Ni Liên Thiền, trong 21 ngày : nhập Tứ thiền, quán chiếu nguyên nhân của Luân Hồi Sanh Tử, t́m ra Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên giải thoát, đắc A La Hán, quán lại Thập Nhị Nhân Duyên mà Kiến Tánh Thành Phật !

 

Xem tiếp Phần 2 :

       Kiến Tánh Thành Phật 2

 

*

*

* Lê Anh Chí. *

______________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Kinh Kim Cang

       Kinh Trường A Hàm

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Cuộc đời Thánh Tăng Đại Ca Diếp, Nguyễn Điều,

       Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

       Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện

       Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

       Triết Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục ThơHoa’

             Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

       Mục Lục Thơ Tâm

             Mục Lục ThơTrăng’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’   

              Mục Lục Thơ Xuân Tết

 

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

 

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * Việt Sử, Văn Học * Thơ * Bài mới LêAnhChí *