Chẳng phải Kiến Tánh

 

              Lê Anh Chí

______________________________

Dàn Bài:

I) Kiến Văn Giác Tri

II) An Tâm

III) Chứng đắc A La Hán

IV) Bồ Tát

V) Ngộ Tâm Không

VI) Diệt Thọ Tưởng Định

VII) Tám gió thổi chẳng động

VIII) Đối cảnh không tâm

IX) Không vọng tưởng

X) Thấy các pháp là huyễn

XI) Đắc pháp quán Vô Ngă

__________________________________________

 

 

       Từ Tổ Ca Diếp tới Tào Khê,

       Ẩn hiện pháp mầu nói ngộ, mê

       Đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy !

       Tỉnh giấc mộng dài, giấc lê thê

             (Pháp Ẩn Hiện, Lê Anh Chí)  

*

             Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ,

             Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

             ( Thiền Tông  , Lê Anh Chí)

*

       Chẳng trụ trí tâm, chẳng ḥa hiền

       Chẳng hay Vô Ngă, chẳng trau chuyên

       Vọng Tâm, Vọng Ngă là Vô Ngă,

       Chẳng là Kiến Tánh, Đại Thừa duyên !

             (Chẳng Vô Ngă, Lê Anh Chí)

 

 

I ) Kiến Văn Giác Tri

 

Kiến Tánh là một sự chứng ngộ .

Nhận thức, hiểu, biết , tin rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta b́nh đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. Nhận thức , hiểu, biết , tin như vậy chẳng phải là Kiến Tánh .

Nhận thức, hiểu, biết , tin như trên là thuộc về Kiến Văn Giác Tri, là ḷng tin, là lư luận ( mà lư luận rất gần với hí luận), đều chẳng phải là Kiến Tánh ; mà chỉ là điều kiện cần thiết để tu theo Thiền Tông mà thôi !

 

Xem bài viết "Định Nghĩa Kiến Tánh"

 

 

II ) An Tâm

 

An tâm chẳng phải là Kiến Tánh. Điều này rất dễ hiểu :

An tâm chỉ là . . . an tâm, an cái vọng tâm, mà thôi ; chẳng phải là chứng ngộ, chẳng phải là đại ngộ, chẳng phải là Kiến Tánh.

 

C̣n Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh,

       là chứng ngộ Đại Niết Bàn,

       là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,

. . .

Xem bài "Pháp an tâm của Tổ Đạt Ma cực kỳ giản dị ! "

 

 

III ) Chứng đắc A La Hán

 

Chứng đắc A La Hán chẳng phải là Kiến Tánh.

Lư do chính được t́m thấy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên vui trong cảnh giới của định, chẳng muốn thấy Phật Tánh, chẳng tin có Phật Tánh nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên đắc Diệt Thọ Tưởng Định  mà vui trong cảnh giới Không của định này, chẳng muốn thấy Phật Tánh, chẳng tin có Phật Tánh nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên đắc Diệt Thọ Tưởng Định  mà không rời được cảnh giới Không của định này, nên không thấy Phật Tánh !

 

Xem bài viết " Thiền-tông chẳng tu thiền-định !"

 

 

IV ) Bồ Tát

 

Đắc quả Bồ Tát chẳng phải là Kiến Tánh.

Kinh Đại Bát Niết Bàn : Bồ Tát thấy Tánh mà không rơ ràng.

Thấy Tánh mà không rơ ràng tức là Bồ Tát vẫn chưa Kiến Tánh.

Điều đó không có nghĩa là Bồ Tát nào cũng chưa Kiến Tánh

(Ví dụ : Quán Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Văn Thù th́ đă Kiến Tánh.)

 

 

V ) Ngộ Tâm Không

 

Ngộ Tâm Không chẳng phải là Kiến Tánh.

 

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

       Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn )

Kiến Tánh là  chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

Ngộ Tâm Không chỉ là Ngộ được’Không’, không phải là Kiến Tánh.

 

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn , Lục Tổ đă dạy  :

       Không thấy pháp c̣n chấp thấy "Không" !

       Cũng như mây án mặt trời đông !

 

Xem bài viết "Tâm Không chưa phải là chân lư"

 

 

VI ) Diệt Thọ Tưởng Định

 

Diệt Thọ Tưởng Định, là đắc A La Hán, chẳng phải là Kiến Tánh.

 

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn , Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên đắc Diệt Thọ Tưởng Định  mà không rời được cảnh giới Không của định này, nên không thấy Phật Tánh !

 

Xem bài viết " Thiền-tông chẳng tu thiền-định !"

 

 

VII ) Tám gió thổi chẳng động

 

Tám gió thổi chẳng động chẳng phải là Kiến Tánh.

Tám gió thổi chẳng động chỉ là có đủ định lực.

 

Xem bài viết "Tâm Không chưa phải là chân lư"

 

 

VIII ) Đối cảnh không tâm

 

Đối cảnh không tâm chẳng phải là Kiến Tánh.

Đối cảnh không tâm chỉ là xử thế tiếp vật của Tâm Không.

 

Chính ra, với Thiền Tông, th́ nên xử thế tiếp vật như thế này :

_Đối cảnh không trụ !

 

Xem bài viết "Tâm Không chưa phải là chân lư"

 

 

IX) Không vọng tưởng

 

Không vọng tưởng chẳng phải là Kiến Tánh.

Không vọng tưởng chỉ là

1) ở cơi Tứ Thiền

2) giỏi lắm là ở đầu sào trăm thước, Vô Thủy Vô Minh

chẳng phải là Kiến Tánh.

 

Xem bài viết "Chẳng phải "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" !

             ( Bài pháp đầu tiên của Lục Tổ )"

 

 

X) Thấy các pháp là huyễn

 

Thấy các pháp là huyễn chẳng phải là Kiến Tánh.

Hầu hết các thi sĩ đều thấy các pháp là huyễn ! mà có Kiến Tánh đâu.

Thấy các pháp là huyễn’ c̣n kém ‘Thấy các pháp là Không’ , mà Không th́ chẳng phải là chân lư.

 

 

XI) Đắc pháp quán Vô Ngă

 

Đắc pháp quán Vô Ngă chẳng phải là Kiến Tánh.

Đắc pháp quán Vô Ngă chỉ là thấy rằng ngũ uản chẳng phải là TA !

 

C̣n Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

Kiến Tánh là  chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

       Là chứng ngộ  Chân Ngă !

 

Xem bài viết " Chẳng phải Vô Ngă, chẳng phải Đại Ngă  "

 

----------

 

Trên đây là những chứng đắc mà tôi thấy nhiều người tưởng lầm là Kiến Tánh. Ngoài 11 điều trên, dĩ nhiên là c̣n có những hiểu lầm khác . . .

 

Sự thực th́ thật giản dị. Chỉ cần so sánh với định nghĩa của sự Kiến Tánh.

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

          chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

Hễ thấy bất cứ thành quả nào chẳng phải là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh ; th́ thành quả đó không phải là Kiến Tánh .

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

 

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 --------------------------------------------------