Pháp an tâm của Tổ Đạt Ma cực kỳ giản dị !

 

                        Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Câu chuyện giữa Tổ Đạt Ma và Thần Quang

II ) An tâm chẳng phải là Kiến Tánh

III ) Pháp an tâm này cực kỳ giản dị !

IV ) Chỉ là một phẩm trợ đạo

V ) Cực kỳ giản dị mà rất cao siêu!

VI ) Sắc thái Thiền Tông

 

 

                Mấy bước thấp cao đà trở bước,

                Chẳng thấy hồn đâu, đă đánh rơi !

                        Chẳng thấy hồn đâu, lại thấy hay !

                        Thanh tâm tịnh ư, cái vui này -

                        Vui không nhọc trí, vui không vướng,

                        Nhẹ gót Thiền Tâm, nhẹ hửng bay-

                (Phiêu Lăng, Lê Anh Chí)

 

 

I ) Câu chuyện giữa Tổ Đạt Ma và Thần Quang

 

Thần Quang :

        Tâm con không an, xin thầy an tâm cho con

Tổ Đạt Ma :

        Ông đem tâm ra đây, ta an cho

Thần Quang :

        Con t́m Tâm mà t́m không thấy

Tổ Đạt Ma :

        Vậy là ta đă an tâm cho ông rồi !

 

Từ đó Thần Quang (tức Nhị Tổ Huệ Khả) biết Pháp an tâm.

 

 

II ) An tâm chẳng phải là Kiến Tánh

 

An tâm chẳng phải là Kiến Tánh. Điều này rất dễ hiểu :

An tâm chỉ là . . . an tâm, an cái vọng tâm.

C̣n Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh,

                        là chứng ngộ Đại Niết Bàn,

                        là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,

Tột cùng của sự An Tâm  là đắc A La Hán, chẳng phải là Kiến Tánh.

 

Rất nhiều người lầm tưởng An Tâm  là Kiến Tánh. Nguyên nhân chính của sự lầm lẫn này là câu chuyện giữa Tổ Đạt Ma và Thần Quang đă kể trên. Có sách khi kể câu chuyện này, lại diễn nghĩa răng : sư Thần Quang sau khi nghe lời dạy của Tổ Đạt Ma th́ đại ngộ !

Thật là lầm lớn : An tâm chỉ là . . . an tâm, an cái vọng tâm, mà thôi ; chẳng phải là chứng ngộ, chẳng phải là đại ngộ, chẳng phải là Kiến Tánh.

 

 

III ) Pháp an tâm này cực kỳ giản dị !

 

Pháp an tâm này cực kỳ giản dị , nhất là khi ngài Thần Quang thực hành : ngài Thần Quang cứ làm sao, cứ thấy sao  th́ nói vậy ( Trực Tâm là đạo tràng ! ) : khi Tổ Đạt Ma bảo đem tâm ra ngài liền t́m tâm để đem tâm ra ;  t́m không thấy , ngài nói : "t́m không thấy ! " ;  đến khi Tổ Đạt Ma bảo " ta đă an tâm cho ông rồi ! ", ngài theo lời Tổ dạy, quán chiếu và quả thấy  đă được an tâm !

 

Tâm đă an ở hai th́ : 1) lúc t́m tâm, đem tâm t́m tâm th́ c̣n tâm đâu để năo phiền, để bấn loạn ? nên t́m tâm th́ tâm an !   2) lúc t́m không thấy th́ thấy không,  thấy không th́  tâm an !

Thật là cực kỳ giản dị !

 

Bài thơ Phiêu Lăng , có đăng trên Trang Nhà Kiến Tánh , nói về pháp an tâm của Tổ Đạt Ma : câu thơ

        Chẳng thấy hồn đâu, đă đánh rơi !

là một cách nói của câu :

        T́m Tâm mà t́m không thấy

của Nhị Tổ Huệ Khả.

V́ vậy mà :

                Chẳng thấy hồn đâu, lại thấy hay !

                Thanh tâm tịnh ư, cái vui này -

                Vui không nhọc trí, vui không vướng,

                Nhẹ gót Thiền Tâm, nhẹ hửng bay-

                        (Phiêu Lăng, Lê Anh Chí)

 

 

IV ) Chỉ là một phẩm trợ đạo

 

An tâm chẳng phải là Kiến Tánh, như đă nói ở trên.

Do đó, Pháp An Tâm này chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, nên chỉ là một phẩm trợ đạo !

Vậy, tại sao Tổ Đạt Ma lại nói pháp này ?

Bởi v́ : tùy bịnh cho thuốc !

Thần Quang hỏi thuốc an tâm,  Tổ Đạt Ma bèn ban thuốc cho Thần Quang !

 

 

V ) Cực kỳ giản dị mà rất cao siêu !

 

Pháp An Tâm này cực kỳ giản dị mà rất cao siêu !

Chính v́ cực kỳ giản dị mà rất cao siêu !

Có ai ngờ chỉ cần mang tâm đi t́m tâm mà an được tâm ?

Ha !

 

 

VI ) Sắc thái Thiền Tông

 

An tâm chẳng phải là Kiến Tánh, như đă nói ở trên.

Pháp An Tâm này chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, chỉ là một phẩm trợ đạo,

Tuy thế Pháp An Tâm này lại có Sắc Thái Thiền Tông :

        - v́ tùy bịnh cho thuốc !

        - v́ chỉ có một câu mà giải quyết được vấn đề, một vấn đề rất quan yếu !

 

 

Lê Anh Chí.

----------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

 

 

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com