Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ

 

                        Lê Anh Chí

__________________________________________

 

Dàn Bài :

I ) Nhị Thừa phủ nhận Phật Tánh , ta tin Phật Tánh

II ) Nhị Thừa trụ tâm , ta không trụ

III ) Nhị Thừa quán tịnh, ta tham công án thoại đầu

IV ) Nhị Thừa quán tịnh, ta quán chiếu để trả lời . . .

V ) Nhị Thừa tu sửa , ta tu để ngộ

VI ) Nhị Thừa mong giải thoát , ta mong Kiến Tánh

VII ) Nhị Thừa luyện Không , ta tối kỵ trầm không thủ tịch

VIII ) Nhị Thừa quán Vô Ngă, ta nhắm Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

IX ) Nhị Thừa tu tĩnh định , ta không động không tĩnh

__________________________________________

 

                Thiếu Thất chỉ ngay Nguồn Tự Tánh-

                Tào Khê ḍng nối Pháp Triều Âm

                Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ,

                Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

                        (Thiền Tông , Lê Anh Chí)

 

Thiền Tông là một ṿm trời đặc biệt trong Phật Pháp, Thiền Tông chẳng giống ai, hoàn toàn riêng r, mang những sắc thái đặc thù, không đồng hành với bất c tông phái nào khác . Thiền Thiền Tông chẳng phải là Thiền Định, là giáo ngoại biệt truyền. Thiền Thiền Tông đặc biệt mục tiêu Thiền Tông là đặc biệt, nguyên Thiền Tông là đặc biệt . . .

Muốn thấy những nguyên này, không hơn so sánh Thiền Tông  với Nh Thừa . . .

 

 

I ) Nhị Thừa phủ nhận Phật Tánh , ta tin Phật Tánh

 

Nhị Thừa phủ nhận Phật Tánh , ta tin Phật Tánh !

Đây là điểm dị biệt lớn nhất giữa Nhị Thừa và Đại Thừa.

 

Không những thế, ta c̣n tin :

        Tất cả chúng sinh

        Đều có Phật Tánh

        Xưa nay chẳng sinh

        Xưa nay chẳng diệt . . .

        (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận )

 

V́ Phật Tánh xưa nay chẳng sinh, xưa nay chẳng diệt

Nên ta c̣n suy ra Phật Tánh chẳng hề bị nhiễm ô.

Đây là nguyên lư sông c̣n của Thiền Tông .

Xem bài viết " Phật Tánh chưa hề ô nhiễm"

 

 

II ) Nhị Thừa trụ tâm , ta không trụ

 

Nhị Thừa trụ tâm , ta không trụ !

Lư do có thể t́m thấy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn  :

        Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

Xem bài " Thiền-tông chẳng tu thiền-định !"

 

 

III ) Nhị Thừa quán tịnh, ta tham công án thoại đầu

 

Nhị Thừa quán tịnh, ta tham công án thoại đầu !

tham công án thoại đầu , c̣n gọi là tham thiền, hoàn toàn khác hẳn các pháp thiền định, thiền quán của Nhị Thừa : tham công án thoại đầu bắt đầu bằng việc khởi nghi t́nh , ḥan toàn khác hẳn Nhị Thừa.

 

 

IV ) Nhị Thừa quán tịnh, ta quán chiếu để trả lời . . .

 

Khi Thiền Tông quán chiếu là đ tr lời câu hỏi :

_ cái là bản lai diện mục của ta ?

Chẳng phải quán hơi th, niệm, tịnh, đ mục cũng chẳng phải quán Phật Tánh ( v́ Phật Tánh phải Ngộ mới biết  được, chẳng do quán mà đắc)

 

 

V ) Nhị Thừa tu sửa , ta tu để ngộ

 

Nhị Thừa tu sửa , ta tu để ngộ !

Mục đích của Thiền Tông ch th đạt được bằng cách Ng thôi !!!

Điều quan yếu này cần lập đi lập lại hoài. nhiều v dạy thiền , t xưng là thiền sư, nhưng lại b qua cái mục đích ng này b qua (hay không biết) những phương tiện đi đến Ng 

 

 

VI ) Nhị Thừa mong giải thoát , ta mong Kiến Tánh

 

Nhị Thừa mong giải thoát , ta mong Kiến Tánh

Như đă viết trong bài :

_Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

Ngũ Tổ đă xác định lập trường của Thiền Tông :

_Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn "chỉ luận kiến tánh. Ngài chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải thoát"  (Kinh Pháp Bảo Đàn).

tức là

_ Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

_Thiền Tông ch nhắm vào mục đích Kiến Tánh thôi, không nghĩ đến những pháp tu khác . Một phần Kiến Tánh th́ đă khó quá rồi, qu không th́ gi đ suy nghĩ chuyện khác !

Xem bài viết " Thiền-tông chẳng tu thiền-định !"

 

 

VII ) Nhị Thừa luyện Không , ta tối kỵ trầm không thủ tịch

 

Nhị Thừa luyện Không , ta tối kỵ trầm không thủ tịch !

Ch cao tuyệt của thiền-địnhkhông th khôngởng ( diệt thởng định), đắc A La Hán !

Thiền Tông tối kỵ trầm không thủ tịch ; nếu định măi  trong Không , an trú trong Không th́ chẳng thể  Kiến Tánh !

( chẳng thể NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai !)

Xem bài viết "Tâm Không chưa phải là chân lư"

Xem bài viết " Thiền-tông chẳng tu thiền-định !"

 

 

VIII ) Nhị Thừa quán Vô Ngă, ta nhắm Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

 

Nhị Thừa quán Vô Ngă, ta nhắm Thường, Lạc, Ngă, Tịnh !

Pháp tu căn bản là : quán rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Vô Ngă, là chằng phải ta ! khi thành công trong pháp quán Vô Ngă này th́ đắc A La Hán !

C̣n  Thiền Tông th́ nhắm vào Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, tức  Phật Tánh, tức Chân Ngă.

 

 

IX ) Nhị Thừa tu tĩnh định , ta không động không tĩnh

 

Nhị Thừa tu tĩnh định ,

C̣n thiền chính qui Thiền Tông th́ không động không tĩnh :

_ thiền Thiền Tông chẳng thể là định v́ : Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

_ thiền Thiền Tông cũng chẳng thể là động !

thiền Thiền Tông cũng chẳng thể là động , trừ giây phút , sát na Kiến Tánh : NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai ! Nhưng cái "NHẢY Một Cái" là hậu qu của thiền Thiền Tông , kết qu của thiền Thiền Tông  chớ chẳng phải là thiền Thiền Tông ! Vả lại, cái "NHẢY Một Cái"  này ch kéo dài một sát na !

 

Ngoài ra,

        khi tâm tĩnh th́ tâm được định

        khi tâm định th́ tâm được tĩnh

Cho nên, từ mệnh đề :

_thiền Thiền Tông th́ không động không định 

ta có thể suy ra :

_thiền Thiền Tông th́ không động không tĩnh 

 

Xem bài "Rời Động và Tĩnh là Đại Tọa Thiền "

 

 

* Lê Anh Chí *.

______________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

        Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

        Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả  Nhẫn Tế

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

        Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

        Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

*

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

-------------------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

-------------------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa * Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 --------------------------------------------------------------------------