Đạt Ma Sư Tổ

 

             Lê Anh Chí

 

________________________________

Dàn Bài:

1) Ngoài giáo truyền riêng

2) Chẳng lập văn tự

3) Chỉ thẳng tâm người

4) Kiến Tánh Thành Phật

5) Đạt Ma

6) Sư

Bối Cảnh Lịch Sử

Cuộc Đời Tổ ở Trung Hoa

Tác Phẩm

7) Tổ

Truyền Y Bát

Kiến Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ !

8) Tổ các môn phái vơ : Nội Công

Phép tập nội công của Lăo Giáo

Phép tập nội công của Phật Giáo

Tổ Đạt Ma và Nội Công phái Thiếu Lâm

9) Phật có dạy nội công ?

10) Ḥa Thượng Thiên Tuế

11) Tổ có ghé Việt Nam

12) Lương Vơ Đế, bài bia kư

13) Huyền thoại của muôn đời ?

________________________________

 

Để viết về vị Tổ Sư của ta, tôi lại dùng bài kệ nổi tiếng của ngài, bài kệ trấn sơn của Thiền Tông :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng tâm người

       Kiến Tánh Thành Phật

hay :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng Chân-tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

 

( Cũng là bài kệ trấn sơn của Trang Nhà Kiến Tánh ).

 

Thi-kệ là người, người là Thi-kệ. Khi nói đến Tổ là người ta nghĩ ngay đến bài kệ trấn sơn này. Bàn về bài kệ này tức là bàn về Tổ vậy.

 

 

1) Ngoài giáo truyền riêng

 

Truyền riêng tức biệt truyền. Biệt truyền chứ chẳng phải Bí Truyền !

Việc biệt truyền này thường xảy ra trước công chúng, chẳng có ǵ là bí mật cả.

Ngay hội biệt truyền đầu tiên, cũng thế : Phật giơ cành hoa trước đại chúng .

Vậy, sao lại gọi là biệt truyền ? V́ cả đại chúng chỉ có một người lănh hội mà Kiến Tánh ! Giơ cành hoa trước đại chúng, mà truyền riêng cho có một người.

 

Việc truyền riêng này là việc chẳng đặng đừng :  Kiến Tánh là việc khó khăn, cả muôn Tăng A La Hán mà chỉ một ḿnh ngài Đại Ca Diếp Kiến Tánh. Bất đắc dĩ mới phải truyền riêng !

Ngoài giáo là nói Tâm Truyền, chớ chẳng phải dạy/học giáo lư cho nhiều !

 

Bởi thế, tôi dùng bài thơ Đạo để giải thích  "Ngoài giáo truyền riêng", bắt đầu bằng câu :

       Đạo ở tâm ta, chẳng bí truyền !

 

 

2) Chẳng lập văn tự

 

Chẳng lập văn tự chứ chẳng phải nhất định chẳng dùng văn tự ! V́ nói/viết "chẳng lập văn tự" tức là đă dùng văn tự !

Ư nói chẳng dùng nhiều giáo lư, chẳng dùng hết cả Tam Tạng Kinh Điển. Ngay khi dùng Kinh, thường chỉ dùng một câu : như Lư cư sĩ Kiến Tánh v́ câu "Ưng Vô Sở Trụ nhi sanh kỳ tâm". 

Ư nói Tâm Truyền : lấy Tâm Truyền Tâm.

Ư nói chẳng bị kẹt vào văn tự !

Ư nói chẳng dùng nhiều văn tự rườm rà lôi thôi !

 

Người tu như một Vô Tâm Đạo Nhân :

       Không c̣n đắc thất không năng sở

       Tựa thể bất tài, tựa ngốc si !

Lại cam tâm vất đi tài năng khổ luyện :

       Đạo lư học hoài, thôi khỏi học

       Nhân tài khổ luyện, vất mà đi !

 

 

3) Chỉ thẳng tâm người

 

Đây là nói phưong cách truyền riêng và nói tại sao là ngoài giáo : đó là Lấy Tâm Truyền Tâm.

( Lại Tâm Truyền ! )

Xin xem bài viết "Đại Cương về Phương Thức Thiền Tông".

 

 

4) Kiến Tánh Thành Phật

 

Xin xem bài viết Kiến Tánh Thành Phật 

Mục đích Thiền Tông là Kiến Tánh

Và Kiến Tánh là Thành Phật :

 

Kiến Tánh là Thành Phật : Tổ đă làm một cuộc đại cách mạng ở Trung Hoa thời ấy !  Người Trung Hoa theo đạo Phật cũng khoảng 400 năm, họ cũng biết nhiều về Phật Pháp : tu phước, tu huệ, học giáo lư cho nhiều, thực hành thiền định thiền quán, Bồ Tát Đạo, trải ba A Tăng Kỳ kiếp th́ thành Phật.  Tổ xuất hiện, nói  Kiến Tánh là Thành Phật : một cuộc đại cách mạng !

Tương truyền, Tổ bị đánh thuốc độc nhiều lần -do sự ganh ghét tị hiềm của một số kẻ đương thời.

 

Bối Cảnh Lịch Sử đă làm Tổ trở thành một nhà đại cách mạng. Thật ra, Tổ chỉ làm bổn phận của một vị Tổ.  Bổn phận của một vị Thiền Sư Kiến Tánh.

 

 

5) Đạt Ma

 

Đạt Ma là viết tắt ch "B Đ Đạt Ma", là pháp danh do Tổ thứ  27 ban cho.

Tổ tên tục là B Đ Đa La,  là vương tử thứ ba của vua Hương Chí , Nam Ấn Đ .

Trước khi xuất gia, Tổ đă là một nhân vật siêu quần bạt tụy :

 

Tổ thứ  27, Bát Nhă Đa La, được vua Hương Chí thỉnh vào cung ; nhân nhà vua cúngờng hạt châu giá, T mới hỏi ba vương tử, xem hạt châu đó có phải là quí hơn hết không.  

B Đ Đa La thưa "Châu này là của báu thế gian, chẳng phải là quí báu hơn hết . Trong các thứ  báu thế gian,  pháp bảo là hơn hết. Đây là ánh sáng thế gian, trong các ánh sáng, trí tuệ là hơn hết. Đây là trong sạch thế gian trong các thứ trong sạch , tâm trong sạch là hơn hết . . ."

 

Do bài luận này Tổ Bát Nhă Đa La đổi tên ngài thành "B Đ Đạt Ma" v́ "Đạt Ma" có nghĩa là thông đạt, rộng lớn.

 

6) Sư

 

Vừa là Thầy, vừa là Thiền Sư, vừa là Tổ !

Tổ thứ 28 tính từ Tổ Ca Diếp và là Đệ Nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa

 

Bối Cảnh Lịch Sử

 

Tổ sang Trung Hoa, năm 527, vào thời Nam Bắc Triều.

Nam Triều Lương Vơ Đế và Bắc Triều Ngụy Hiếu Minh Đế đều là Phật Tử thuần thành.

 

( Niên Lịch :

Sách vở Thiền tông thường đề :

_Tổ sang Trung Hoa vào năm 520

Có lẽ v́ trong cuốn Thiền Luận, Suzuki đă viết như vậy, chăng ?

Năm 527 th́ đúng hơn, v́ Tổ sang Trung Hoa vào năm  Đinh Mùi.

Chi cần làm một bài tính đơn giản, ta thấy năm Đinh Mùi là 527)

 

Lương Vơ Đế được mệnh danh là Phật Tâm Thiên Tử, xây chùa , độ tăng ; chính nhà vua thường làm tăng. Vơ Đế là học tṛ của Chí Công ḥa thượng (c̣n gọi là Bảo Chí), một nhà sư đắc đạo và có thần thông. Có lần Lương Vơ Đế thuyết pháp, hoa Mạn Đà La rải từ trên trời xuống. Kiến giải của Lương Vơ Đế lấy Đệ Nhất Nghĩa Đế ( Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa ) làm tột.

 

Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim :

       Bắc Triều, tăng là Huệ Sinh và Tống Vân đi sứ Tây Vức, thỉnh được 170 bộ kinh.

       Đạo Phật bấy giờ rất thịnh, kinh điển 450 bộ, chùa chiền hơn 3 vạn, tăng ni có đến 2 triệu người.

 

Đạo Phật bấy giờ rất thịnh, nhưng người Trung Hoa chưa biết pháp môn Kiến Tánh Thành Phật.

 

 

Cuộc Đời Tổ ở Trung Hoa

Tổ sang Trung Hoa, đến Kim Lăng, gặp Lương Vơ Đế,  chẳng khế hợp, T thầm lặng qua sông sang Ngụy, đi lên Thiếu Thất, chùa Thiếu Lâm,  chín năm diện bích, tiếp đ được Hu Kh. Sau đ đến người th sáu, hóa duyên đă xong, truyền pháp đă người th́ T viên tịch.

Tương truyền, ngài thọ 150 tuổi. 

Tương truyền, do sự ganh ghét tị hiềm của một số kẻ đương thời , Tổ bị đánh thuốc độc năm lần , mà Tổ tự cứu lấy. Đến lần thứ sáu, hóa duyên đă xong, T th tịch.

 

Tương truyền, ngài không chết và đă bay về Ấn :

 

Tống Vân đi sứ Tây Vức về, gặp Tổ trên ngọn Thông Lănh, cầm một chiếc dép, đi như bay. Tống hỏi :

-Thầy đi đâu đó ?

Tổ đáp :

-Ta về Tây Phương !

rồi tiếp :

-Chủ của ông đă chán đời !

Tống Vân về triều th́ ra Ngụy Minh Đế đă băng. Tống tâu lên vua Hiếu Trang việc gặp sư. Vua ra lịnh quật mồ, th́ trong quan tài không có ǵ cả, ngoài một chiếc dép.

 

Tác Phẩm

 

Sáu Cửa Thiếu Thất

Tuyệt Quán Luận

Bài thuyết pháp trước triều đ́nh Lương Vơ Đế

 

Ngoài ra, cuốn "Dịch Cân Kinh", sách vơ dạy luyện gân, tương truyền là của Tổ.

Tương truyền, ngài dạy nội công cho các sư chùa Thiếu Lâm.

 

 

7) Tổ

 

Truyền Y Bát

 

Tổ thứ 28 tính từ Tổ Ca Diếp và là Đệ Nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa

Ngài là đ t được truyền y bát của T Bát Nhă Đa La  được sư ph dặn sau này sang Trung Hoa truyền pháp.

Ngài làm Tổ 60 mươi năm trước khi sang Trung Hoa.

 

Ngài truyền y bát cho Hu Kh nói k :

       Ngô bổn lai tư th,
       Truyền pháp cứu t́nh.
       Nhất hoa khai ngũ diệp,
       Kết qu t nhiên thành.

Dịch: 

       Ta đến đây với nguyện, 
       Truyền pháp cứu t́nh.
 
       Một hoa n năm cánh,
 
       Kết qu t nhiên thành.

Bài k nói Thiền Tông chính thức truyền y bát 5 đời (Nhất hoa khai ngũ diệp), sau đó  không truyền y bát nữa, Thiền Tông hưng thịnh (t nhiên thành).

 

T Sư lại nói thêm: "Ta b kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ông, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh m được cửa kho tri kiến của Phật . . ."

 

 

Kiến Tánh Thành Phật, đương nhiên là Tổ !

 

Khi Ngũ Tổ truyền y bát cho Lục Tổ, Ngũ Tổ dặn ràng không nên tiếp tục việc truyền y bát.

Trước đó, ngài tuyên bố : người nào Kiến Tánh th́ ta truyền ngôi Tổ.

V́ hai sự kiện trên, từ đó Kiến Tánh đương nhiên là Tổ.

 

Nhưng đó là việc về sau.

Trước kia, các Tổ lựa một người trong số các đệ tử đă Kiến Tánh mà truyền ngôi Tổ (truyền y bát). Tổ Đạt Ma cũng trong thông lệ đó. 

 

Tuy nhiên, khi cư sĩ Thành Thái hỏi Đạt Ma Sư Tổ thế nào là Tổ, Ngài trả lời bằng bài kệ :

       Cũng chẳng thấy dữ mà sanh chê

       Cũng chẳng thấy lành mà ái mộ

       Cũng chẳng bỏ trí mà gần ngu

       Cũng chẳng vất mê mà về ngộ

       Đạt đại đạo hề quá lượng

       Thông Phật Tâm hề xuất độ

       Chẳng cùng phàm thánh sánh vai

       Siêu nhiên tên gọi là Tổ

 

 

8) Tổ các môn phái vơ : Nội Công

 

Tương truyền, Đạt Ma Sư Tổ có dạy nội công cho các sư chùa Thiếu Lâm.

 

Tổ Đạt Ma được phái Thiếu Lâm và một số môn phái vơ của Trung Hoa và Việt Nam tôn làm Tổ . Đối với phái Thiếu Lâm th́ đó là chuyện dĩ nhiên v́ Tổ là Đệ Nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa, nhưng các môn phái vơ tục gia tôn Ngài làm Tổ mới là điều đáng nói : có thể xem đó là một bằng chứng rằng Tổ có dạy nội công.

 

Ván đề sẽ tỏ rơ hơn, nếu ta so sánh Phép tập nội công của Lăo Giáo với Phép tập nội công của phái Thiếu Lâm.

 

Phép tập nội công của Lăo Giáo

Nguyên tắc là đả khai huyệt đạo, những huyệt đạo trên Tiểu Chu Thiên và Đại Chu Thiên. Ṿng Tiểu Chu Thiên gồm những huyệt đạo ở phần trên thân : bụng, ngực, lưng và đầu. Ṿng Đại Chu Thiên gồm Tiểu Chu Thiên và những huyệt đạo ở phần dưới thân . Khi các huyệt được đả thông th́ có nội lực.

Quan trọng nhất là 3 huyệt t́nh dục ; ba huyệt này ở bụng dưới, thuộc ṿng Tiểu Chu Thiên. Nội gia cho rằng đả khai 3 huyệt  này th́ nội lực mới hùng hậu.

 

Phép tập nội công của Phật Giáo

Điển h́nh là Phép tập nội công của phái Thiếu Lâm .

Hành giả muốn có nội công th́ phải hấp thụ năng lượng của vũ trụ vào thân, vào từng lỗ chân lông trên thân. Dùng ư tưởng để làm việc này (tựa hồ như pháp quán tưởng của nhà Phật). Khi năng lượng của vũ trụ đă vào thân th́ đưa vào, giữ ở đan điền.

 

Tổ Đạt Ma và Nội Công phái Thiếu Lâm

Vơ nghệ và nội công của Tàu đă có từ lâu lắm. Đến đời Đông Chu Liẹt Quốc th́ đă tinh vi ; Kiếm khách và hiệp khách cũng đă xuất hiện. Thí dụ như các tân khách của Ngụy Công Tử Vô Kỵ. Thí dụ như Kinh Kha và Cao Tiệm Ly. Thí dụ như nàng Tiên nước Việt.

Trước Tổ Đạt Ma , chùa Thiếu Lâm đă luyện nội công như thế nào ? Ta có thể đóan rằng họ luyện theo truyền thống của Tàu, tức là Phép tập nội công của Lăo Giáo.

Sự luyện tập này có một điều khó khăn lớn :

Như trên có nói, cần phải khai thông ba huyệt về t́nh dục. Thường, khi các huyệt này được mở th́ hành giả cảm thấy dục t́nh nổi lên cuồn cuộn, khôn bề kềm chế.

Sự kiện này đối với người tu theo đạo Lăo, hoặc đối với tục gia đệ tử th́ không sao, nhưng đối với những nhà sư Phật Giáo th́ hỏng bét.

Ta có thể phỏng đoán rằng chính v́ lư do này mà Đạt Ma Sư Tổ dạy nội công cho các sư chùa Thiếu Lâm.

 

 

9) Phật có dạy nội công ?

 

Ta có thể phỏng đoán rằng Đạt Ma Sư Tổ có dạy nội công cho các sư chùa Thiếu Lâm. Vấn đề là đây có phải là Phật Pháp thực thụ, hay là sáng kiến của Đạt Ma Sư Tổ ?

 

Hỏi cách khác : Phật có dạy nội công ?

Phật là đấng Chánh Biến Tri, dĩ nhiên là biết cách luyện nội công. Vả lại, trước khi thành Phật, Thái tử Tất Đạt Ta là người vơ nghệ siêu quần.

Trong những kinh điển mà tôi đă đọc, Phật có :

       -dạy tập thở

       -dạy thần thông

mà nội công là ở giữa hai việc trên.

Tôi nghĩ rằng Phật tùy căn cơ mỗi người, có những người không có duyên với thần thông , th́ Phật dạy nội công để có sức khoẻ mà tu hành.

 

 

10) Ḥa Thượng Thiên Tuế

 

Hầu hết mọi người đều tưởng rằng học tṛ đầu tiên của Tổ ở Trung Hoa là Nhị Tổ Huệ Khả. Theo Cao Tăng Dị Truyện th́ không phải thế : học tṛ đầu tiên của Tổ ở Trung Hoa là Ḥa Thượng Thiên Tuế !

 

Ḥa Thượng Thiên Tuế là người Ấn, thọ đến 1072 tuổi. Ḥa Thượng đến Trung Hoa từ đời Ngụy Tấn, lúc đó đă 700 tuổi. Khi Tổ Đạt Ma đến Kim Lăng, gặp Lương Vơ Đế,  chẳng khế hợp, T v trú chân một chùa kinh đô : trong khoảng 10 ngày đó,  HT Thiên Tuế  đến yết kiến và được Tổ chỉ điểm nên Kiến Tánh. Do đó,  HT Thiên Tuế  là học tṛ đầu tiên của Tổ ở Trung Hoa.

 

Có thể nói mục đích chính của Tổ khi ghé kinh đô nhà Lương là để độ vị này !

Lương Vơ Đế có thỉnh vị này vào cung để cúng dường .

 

 

11) Tổ có ghé Việt Nam

 

Tổ sang Trung Hoa bằng đường biển, do đó ghéớc ta.

Từ 4000 năm về trước, đă có đường thông thương bằng thuyền giữa Ấn và Hoa , và bao giờ cũng ghé nước ta, thường là thương cảng Hải Pḥng . Thương gia Ấn thường thỉnh các nhà sư tháp tùng ; đó cũng là phương tiện chính yếu, để đạo Phật đến Việt Nam (đạo Phật đến Việt Nam trước Trung Hoa).

Theo Việt Nam Phật Giáo sử luận, (Nguyễn Lang) , đây là lần thứ hai, Tổ đến thăm nước ta ; lần này, Tổ ở lại hai, ba năm ǵ đó rồi sang Tàu.

 

Xin ghi lại sự kiện này với câu hỏi :

Tổ khi ghé kinh đô nhà Lương đă độ HT Thiên Tuế , không biết Tổ có độ người Việt nào khi ghéớc ta ?

 

Lúc ấy, ớc ta bị Tàu đô hộ. Mười sáu năm sau, Lư Nam Đế quật khởi lên được đem lại độc lập được 60 năm (nhà Tiền Lư, kể cả Triệu Việt Vương và Lư Phật Tử). Khi nhà Tiền Lư mất đi, ớc ta bị Tàu đô hộ hơn 300 năm nữa. Trong thời gian dài đăng đẳng đó, Dưới chánh sách tiêu thổ văn hóa của người Tàu, giả sử có người Việt nào Kiến Tánh nhờ Tổ Đạt Ma, cũng chẳng được sách sử ghi lại !

 

 

12) Lương Vơ Đế, bài bia kư

 

Lương Vơ Đế, khi nghe tin Tổ viên tịch, có soạn bài bia kư như sau :

       Hỡi ôi! 
       Thấy như chẳng thấy
 
       Gặp như chẳng gặp
 
       Đối mặt như chẳng đối mặt.
 
       Xưa đâu nay đâu
 
       Oán bấy hận bấy.

Lại tán rằng: 

       Tâm chăng? 
       Khoáng kiếp uổng tr phàm phu.
 
       Tâm không chăng?
 
       Sát na sớm lên diệu giác.

 

Tâm chăng?  Tâm không chăng?  Hỏi tứcđă tr lời.

 

" Sát na sớm lên diệu giác " : câu này chứng tỏ rằng Lương Vơ Đế đă theo về pháp môn Kiến Tánh ! 

 

 

13) Huyền thoại của muôn đời ?

 

Sau phần phụ lục của Sáu Cửa Thiếu Thất, dịch giả Trúc Thiên viết trong bài Bạt "Huyền Thoại B Đ Đạt Ma", bắt đầu bằng :

       T Đạt Ma cỡi sóng qua Đông Đ. 
       T Đạt Ma vào đất Ngụy, đường đường như một kiếm khách chốn hải tần.
 
       T Đạt Ma "đơn đao trực nhập" triều đ́nh Lương Đế, nói pháp như chuyển sóng.
 
       T Đạt Ma chín năm trầm hùng ngồi nh́n vách đá chùa Thiếu Lâm.

       . . .

       T Đạt Ma T Đạt Ma

       . . .

đ kết rằng :

       Đó thuật của Thiền đông đ, Đạt Ma là T: một huyền thoại của muôn đời.

Huyền thoại của muôn đời ?

Không phải thế ! Tổ là :

       Gương Sáng của muôn đời !

hơn thế nữa,

       Sự Thật của muôn đời !

 

Không có Ngài, th́ đâu có chúng ta ngày nay. . .

Không có Ngài, th́ đâu có chúng ta ngày nay, được có cái diễm phúc hưởng trận mưa pháp của pháp môn Kiến Tánh ?

 

Sự xuất hiện của Ngài như là sự Kiến Tánh, như . . .

là hư không vắng lặng, là vũ trụ muôn màu, là trăng rằm đỉnh núi, là hoa hồng nở rộ, là đại dương bát ngát, là nhạc trời du duơng, là b́nh minh tỏ rạng, là dị thảo kỳ hoa, là cái vui vĩ đại, là cái tịnh như nhiên, là tâm can êm ả, là trí tuệ sáng soi . . .

*

*

*

* Lê Anh Chí.*

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

Ngữ Lục :

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

Sách :

       Cao Tăng Dị Truyện

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Việt Nam Phật Giáo sử luận,  Nguyễn Lang

 

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Bí Pháp Tu Luyện Nội Công (Thiếu Lâm Công Phu), Trần Tiến

       Điểm Huyệt và Giải Huyệt, Lư Bảo Sơn

       Nội Đan, Lê Thành biên dịch

 

 

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------