Đại Cương về Phương Thức Thiền Tông

 

                          Lê Anh Chí

 

______________________________

Dàn Bài :

1) truyền tâm ấn tâm

2) tự tu bằng Kinh Kim Cang 

3) khán công án, thoại đầu

4) Chẳng phải Thiền Tông

5) Phải Tu và Chuyển Tâm

6) Cửa Không Cửa

7) Cửa vi thựcớng

8) Được ăn cả, ngă về không !?!?

______________________________

 

 

 

Việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương Thức:

       1) truyền tâm ấn tâm

       2) tự tu bằng Kinh Kim Cang 

       3) khán công án, thoại đầu

 

Trước khi đọc bài viết này, mời quí đạo hữu đọc Kiến Tánh Thành Phật (KTTP) của Trang Nhà. Bài KTTP định nghĩa Kiến Tánh ,xác định nguyên thủy lập tông của Thiền Tông, nói tại sao Kiến Tánh là Thành Phật, vv . . .

 

1) Truyền tâm ấn tâm

 

Từ Tổ Ca Diếp đến Ngũ Tổ, các Tổ truyền tâm ấn tâm từ đời này qua đời kia, để duy tŕ huệ mạng của Như Lai. Đạt Ma Sư Tổ trong bài kệ nổi tiếng của ngài, đă nói Phương Thức này :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng tâm người

       Kiến Tánh Thành Phật

hay :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng chân-tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

 

Truyền tâm là nói việc tả trong câu 3 của bài kệ :

       Chỉ thẳng tâm người

Tức là : Thầy chỉ thẳng Tâm của Tṛ để cho Tṛ được Kiến Tánh !

 

C̣n ấn tâm là Thầy ấn chứng rằng Tṛ đă Kiến Tánh !

 

Mục đích người tu theo Thiền Tông là được truyền tâm, được ấn tâm. Ta có thể diễn lại bài kệ của Đạt Ma Sư Tổ như sau :

       Thầy : Ngoài giáo truyền riêng

       Thầy : Chẳng lập văn tự

       Thầy : Chỉ thẳng tâm người

       Tṛ : Kiến Tánh Thành Phật

hay :

       Thầy : Ngoài giáo truyền riêng

       Thầy :Chẳng lập văn tự

       Thầy : Chỉ thẳng chân-tâm (của Tṛ)

       Tṛ :Kiến Tánh Thành Phật

       ( Đạt Ma Sư Tổ ) 

 

Cũng hàm chứa điều này : thiền sinh cần có thầy, có thầy để được chỉ thẳng chân tâm.

 

 

2) Tự tu bằng Kinh Kim Cang

 

Đến thời Ngũ Tổ, ngài Ngũ Tổ làm một cuộc đại cách mạng : ngài dạy rằng thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể thấy tánh. Nghĩa là ta có thể tự tu, tự chứng Chân Tâm bằng Kinh Kim Cang !

 

 

3) Khán công án, thoại đầu

 

Đến đời nhà Tống, xuất hiện công án, thoại đầu : khởi nghi t́nh, kết nghi t́nh thành một khối,  duy tŕ nghi t́nh, đến khi nghi t́nh bỗng tan vỡ th́ Kiến Tánh. Tại sao tham công án, thoại đầu lại có thể Kiến Tánh ? Thiền sư Nguyệt Khê giải thích khá rơ điều này trong " Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông".

Đại khái, nguyên tắc là "dĩ độc chế độc" : Thiền sư Nguyệt Khê bảo rằng tu theo các pháp môn khác giỏi lắm chỉ đến "vô thủy vô minh", cần phải dùng "nhất niệm vô minh" để phá "vô thủy vô minh". Khi vô thủy vô minh bị phá th́ Kiến Tánh. 

Pháp tham công án, thoại đầu dùng nghi t́nh làm nhất niệm vô minh (để phá vô thủy vô minh) ; bởi vậy, cần khởi nghi t́nh, kết nghi t́nh thành một khối (ở giai đọan này, nghi t́nh là nhất niệm vô minh)  và gắng sức giữ nghi t́nh . . .

Tu theo Phương Thức này cũng cần có thầy v́ : a) khởi nghi t́nh có thể làm thần kinh căng thẳng  b) "thiền bệnh" : thiền sinh có thể có thiền bệnh ở vài giai đoạn của pháp môn.

 

 

4) Chẳng phải Thiền Tông

 

Cho đến nay, chỉ có 3 Phương Thức này là có thể đưa đến Kiến Tánh, trong 1 kiếp. Tu Kinh khác Kinh Kim Cang, có thể Ngộ không ? - Có thể ! Nhưng v́ có nhiều cái Ngộ khác nhau nên tu Kinh Kim Cang  th́ mới chắc ăn ! 

(chắc ăn rằng Ngộ = Ngộ Phật Tánh )

 

Những pháp môn nhà Phật :

  - chẳng có mục tiêu là Kiến Tánh

  - chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, trong một kiếp (một đời người)

đều chẳng phải là Thiền Tông !

 

Thiền Tông không dùng những pháp môn của Phật Pháp Cơ Bản, v́ những pháp môn này chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, trong 1 kiếp. Điển h́nh là Bát Chánh Đạo : Kinh Đại Bát Niết Bàn nói rằng Bồ Tát Văn Thù tu Bát Chánh Đạo vô lượng đời mới Kiến Tánh !

 

Do đó, những pháp môn của Phật Pháp Cơ Bản đều không dùng được, như : Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Tứ Thiền Bát Định và Diệt Thọ Tưởng Định, Thất Giác Chi, Ngũ Căn Ngũ Lực, Quán Niệm Hơi Thở, Diệt Vọng Tưởng vv. . .  

 

 

5) Phải Tu và Chuyển Tâm

 

       a) Phải Tu 

       Dĩ nhiên Phải Tu. Cách tu hành rất đặc biệt : thiền sinh nghiên cứu cách làm sao có thể Kiến Tánh. Làm sao đọc 1 câu kinh lại có thể Kiến Tánh. Làm sao thấy dựng cây phất trần lại có thể Kiến Tánh. Làm sao có phản ứng đúng để có thể Kiến Tánh. 

 

       b) Chuyển Tâm

       Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

                      là ngộ Phật Tánh

                      gặp Phật Tánh

       Muốn gặp, th́ ta phải cất bước đi.

       Đi đây là tâm đi, v́ Phật Tánh ở trong tâm ta.

       Nghĩa là ta phải Chuyển Tâm !

 

       Khi Chuyển Tâm  đúng mức, đúng tầm th́ thành công.   

 

       c) 3 Phương Thức

       Trong 3 Phương Thức, tự tu bằng Kinh Kim Cang khó nhất, v́ tự tu; c̣n khán công án, thoại đầu th́ dễ nhất v́ từng giai đoạn tu được chỉ điểm rơ ràng :

 

Tham công án, thoại đầu : tuy dễ nhất trong 3 Phương Thức, nhưng cũng khó lắm, chẳng chắc ăn tí nào

       - khởi nghi t́nh : chẳng phải ai cũng có thể khởi nghi t́nh 

       - kết nghi t́nh thành một khối : rất khó !

       - duy tŕ nghi t́nh : rất khó , nhất là không được nghĩ đến chuyện làm tan vỡ vô thủy vô minh (v́ như thế th́ nghi t́nh  không c̣n là nhất niệm vô minh)

 

Được truyền tâm : cần có phản ứng đúng, cần Chuyển Tâm  đúng mức, đúng tầm.

 

Tự tu bằng Kinh Kim Cang : như mọi trường hợp tu luyện theo Kinh, cần phải áp dụng ư Kinh vào tâm ta. Do đó, như Phương Thức trên, cần Chuyển Tâm  đúng mức, đúng tầm.

 

 

6) Cửa Không Cửa

 

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh. Trong Thiền Tông, Ngộ là Kiến Tánh.  

Nói cách khác, chỉ có một cách để Kiến Tánh ; đó là Đốn  Ngộ .

Các pháp môn thiền khác của nhà Phật, thỉnh thoảng cũng có sự Ngộ : thường là sự ngẫn nhiên và không bắt buộc !

Trong khi trong Thiền Tông, Ngộ là Kiến Tánh. Bắt buộc phải Ngộ mới Kiến Tánh. V́ chẳng có Phương Thức nào có thể chắc chắn đem đến cái Ngộ, nên Thiền Tông c̣n được gọi là Cửa Không Cửa.

 

Xin lưu ư điểm sau :

Nếu có 1 phương pháp thiền định/ thiền quán nào có thể khiến thiền sinh Kiến Tánh , th́ các thiền_sư_Kiến_Tánh  đă đem ra dạy chúng sinh rồi, chẳng bao giờ lại để các thiền sinh hoang mang tuyệt vọng nơi cái Cửa Không Cửa !

Hơn thế nữa, Đức Phật là Đấng Đại Từ Bi, là Đấng Chánh Biến Tri, ngài đă dạy phương pháp đó rồi ; ngài đă chẳng bao giờ phải "niêm hoa thị chúng" để chỉ có một ḿnh ngài Đại Ca Diếp Kiến Tánh !

 

Tu hành nơi cái Cửa Không Cửa, như đem thân thế ḿnh ra đánh một canh bạc lớn : được ăn cả, ngă về không !

 

 

7) Cửa vi thựcớng

 

Thiền Sư Huyền Giác gọi cái Cửa Không Cửa này là cửa " vi thựcớng" :
       Tranh t vi thựcớng môn,
       NHẤT SIÊU trực nhập Như Lai địa

             (Chứng Đạo Ca)
       (Nên t cửa vi thựcớng,

       NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai)
NHẢY Một Cái
Chuyển Tâm  như đă viết trên. nhiên không "nhảy" thật ch Tâm di chuyển.

NHẢY Một Cái rồi th́ Kiến Tánh.

Bằng NHẢY Một Cái không vào, hoặc nhảy không đúng ch th́ sao ?

Th́ ngă . . .

 

 

8) Được ăn cả, ngă về không !?!?

 

Th́ ngă về không !? Bởi : Tu hành theo các pháp môn khác, nếu chưa đến đích cũng vớt vát được một vài. Như : Tứ Thiền Bát Định và Diệt Thọ Tưởng Định, nếu chưa đắc DTTD, th́ sau 20 năm tu cũng có Nhị Thiền.

C̣n cái Cửa Không Cửa : suốt đời chỉ nghiên cứu cách làm sao có thể Kiến Tánh. NHẢY Một Cái không vào, th́ ngă về không !

 

Ngă về không ? - Cũng không phải vậy :

       - kiếp này không Kiến Tánh th́ kiếp sau Kiến Tánh, hoặc kiếp sau nữa. . .Vẫn nhanh hơn các pháp môn khác !

       - nghiên cứu cách làm sao có thể Kiến Tánh. Chính là tu tâm, tu trí tuệ đó ! Cách tu không giống ai, mà lợi lạc vô cùng !

       - cửa " vi thựcớng" này là Chánh Pháp Nhăn Tạng của Như Lai ! Tu không ngộ, không thấy được ǵ hết mà thật ra th́ có đắc !

       - vả lại, đă phát Bồ Đề Tâm th́ trước sau ǵ (ngày nay hay cả tỉ kiếp nữa), cũng phải tu pháp môn Kiến Tánh./.

 

*

*

* Lê Anh Chí *

____________

 

 

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------