Ảnh hưởng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn [2]

 

                    Lê Anh Chí

______________________________

Dàn Bài:

11) Hai học tṛ làm quốc sư

12) Người Kiến Tánh th́ ra trận cũng thấy Tánh

13) Cao trào thọ tŕ Kinh Kim Cang

14) Chẳng lập văn tự

15) Tự tu, tự chứng, tự thành

16) Nghe pháp Kiến Tánh liền

17) Chẳng phải thiền định

18) Phương thức Thiền Tông

19) Trực Chỉ Chân Tâm

20) Lập Tông bởi Tổ Đạt Ma, phát triển bởi Ngũ Tổ

21) Đặc thù của Thiền Tông Đông Độ

22) Đức Hoàng Mai

______________________________

 

 

11) Hai học tṛ làm quốc sư

 

Ngũ Tổ có đến hai học tṛ làm quốc sư: Huệ An và Thần Tú !

Điều này chứng tỏ sự ngưỡng mộ của mọi người đối với Ngũ Tổ ; và do đó đối với Thiền Tông !

Hơn nữa, Huệ An c̣n là thiền sư đầu tiên làm quốc sư ở Trung Hoa !

( Thần Tú không được kể là thiền sư, v́ chưa Kiến Tánh )

 

Từ đó về sau, Trung Hoa và nước ta mới có nhiều thiền-sư làm quốc sư

 

 

12) Người Kiến Tánh th́ ra trận cũng thấy Tánh

 

Ngũ Tổ xác định nguyên tắc Thiền-tông : hễ Kiến Tánh th́ ở hoàn cảnh nào cũng có thể Kiến Tánh. Do đó ngài nói : Người Kiến Tánh th́ ra trận cũng thấy Tánh

 

 

13) Cao trào thọ tŕ Kinh Kim Cang

 

Từ khi Ngũ Tổ quảng bá Kim Cang Công Truyền , người ta đua nhau thọ tŕ Kinh Kim Cang . Bởi thế, lúc Ngũ Tổ c̣n tại thế, nơi vùng biên địa Lưỡng Quảng có người đọc tụng Kinh Kim Cang ; và cư sĩ Huệ Năng ngộ !

Trong văn học sử Ta và Tàu, có nhiều người thọ tŕ Kinh Kim Cang. Vài ví dụ :

_ái thiếp của Tô Đông Pha là Triêu Vân

_thi hào Nguyễn Du

_nhà cách mạng Phan Bội Châu

 

Bởi thế, ở nước ta , thời Lê Mạc phân tranh, nho sĩ nghèo Lương Hữu Khánh (sau là danh thần thời Lê Trung Hưng), khi c̣n trẻ có làm bài thơ , đề cập đến Kinh Kim Cang :

       Một pho kinh sử bộ Kim Cương

       Đâu đấy cùng thuyền khéo một đường . . .

 

Cho đến  ngày nay, ở nước ta, có nhiều người thọ tŕ Kinh Kim Cang , theo truyền thống

 

 

14) Chẳng lập văn tự

 

Ngũ Tổ chứng tỏ bằng hành động việc ‘Chẳng lập văn tự’ : truyền ngôi Tổ cho một người mù chữ !

 

 

15) Tự tu, tự chứng, tự thành

 

Phương thức Kim Cang Công Truyền , ngoài cuộc cách mạng ‘Công Truyền’ c̣n là một phương thức tự tu tự chứng.

Từ khởi thủy, tu theo Thiền Tông cần có thầy. Sự chứng ngộ của người tu tùy thuộc vào : a)thiền lư của thầy b) sự thấu hiểu căn cơ của học tṛ bởi người thầy  c) sự áp dụng hai điều trên để thầy cho ra câu chuyển ngữ

Kim Cang Công Truyền phá vỡ quan niệm ‘cần có thầy’ . Người tu chỉ cần Kinh Kim Cang. Đại cánh mạng !

( Sau này, phương thức ‘khán công án, thoại đầu’ cũng cần có thầy :

_áp dụng qui luật, qui tắc, thanh qui của việc đả thiền thất

_người thầy ít nhất phải biết hướng dẫn người tu trong từng giai đoạn

_có thể có thiền bệnh : cần thầy để giải trừ)

Tóm lại, chỉ có Kim Cang Công Truyền  là tự tu, tự chứng, tự thành Phật Đạo !

 

 

16) Nghe pháp Kiến Tánh liền

 

Ngũ Tổ xác định nguyên tắc Đốn ngộ của Thiền-tông : Nghe pháp Kiến Tánh liền.

 

Hăy đọc lời Ngũ Tổ :

{{Phàm người thấy tánh, khi nghe pháp rồi th́ phải thấy liền.}}

{{ Ngũ Tổ nói (với Thần Tú) : Ông làm bài kệ ấy, tỏ ra chưa thấy bổn tánh.  Ông mới tới ngoài thềm cửa, chưa vào trong nhà.  Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà t́m đạo Vô Thượng Bồ Đề th́ rơ ràng không thể được.  Theo đạo Vô Thượng Bồ Đề, hễ khi nghe nói pháp rồi, liền phải biết Bổn Tâm và thấy Bổn Tánh của ḿnh.  Tâm của ḿnh chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy thời gian, niệm niệm ḿnh thấy tánh.  Đối với muôn pháp, tâm ḿnh suốt thông, không ngưng trệ.  Một pháp, ḿnh thấy hiểu chơn tướng.  Cả thảy các pháp, ḿnh đều hiểu thấu chơn tướng.  Đối với muôn cảnh, tâm ḿnh như như.  Tâm như như tức là tâm chơn thật.  Thấy như thế, tức là thấy Vô Thượng Bồ Đề của ḿnh.}}

H́nh như trước Ngũ Tổ, chưa có vị Tổ nào xác định nguyên tắc Đốn ngộ của Thiền-tông một cách rơ ràng và chắc nịch như vậy.

 

 

17) Chẳng phải thiền định

 

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn <chỉ luận kiến tánh. Ngài chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải thoát> (Kinh Pháp Bảo Đàn).

Chẳng luận thiền-định ! Ở đây, Ngũ Tổ xác định rằng Thiền-tông chẳng phải là thiền định

 

 

18) Phương thức Thiền Tông

 

Đặc điểm của Ngũ Tổ : có phương thức rơ ràng ! trong khi người ta thường nói Thiền Tông là Cửa Không Cửa.

Ngũ Tổ đă đưa ra ba phương thức sau (về yếu chỉ thiền tông và giải quyết vấn đề vô niệm) :

 

a) "Không trụ vào đâu cả !"

Đây là yếu chỉ thứ nhất của Thiền Tông .

Yếu chỉ thứ nhất của Thiền Tông xuất phát từ Kinh Kim Cang, và ta biết được là nhờ pháp Kim Cang Công Truyền của Ngũ Tổ.

 

b) "Niệm niệm không trụ"

đây là ‘biến thế‘ của"Không trụ vào đâu cả !" và là yếu chỉ thứ nh́ của Thiền Tông

Ngũ Tổ đă dạy pháp này, hai lần trong Luận Tối Thượng Thừa.

 

c) Giải quyết vấn đề vô niệm :Niệm mà không trụ !

 

Ba phương thức tối ư quan trọng này của Thiền Tông đều là pháp Thiền của Ngũ Tổ và công lao của Ngũ Tổ , vị thiền-sư vĩ đại.

 

Xem bài viết

       Ngũ Tổ và Luc Tổ : niệm niệm không trụ !

 

 

19) Trực Chỉ Chân Tâm

 

Phần lớn của Luận Tối Thượng Thừa  của  Ngũ Tổ là để Trực Chỉ Chân Tâm.

 

Trích Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ :

{{  Hỏi : Làm sao biết tâm ḿnh xưa nay thanh tịnh?

Đáp :Kinh Thập Địa nói: "Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang, ví như mặt trời tṛn đầy sáng suốt không ngăn ngại. Chỉ v́ bị mây đen ngũ ấm che đậy, như ngọn đèn để trong b́nh, ánh sáng không thể chiếu soi. Thí như thế gian tám hướng mây mù đều dậy, khắp nơi đều tối tăm. Mặt trời đâu có tan hoại, tại sao không có ánh sáng? Ánh sáng nguyên không hoại, v́ bị mây mù che. Tâm thanh tịnh của tất cả chúng sanh cũng như thế. Chỉ v́ bị mây đen vin theo vọng niệm phiền năo và các kiến chấp che đậy. Nếu hay giữ tâm lắng lặng, vọng niệm không sanh th́ pháp niết bàn tự nhiên hiển hiện". Cho nên biết, Tâm ḿnh xưa nay thanh tịnh.

 

Hỏi : Làm sao biết Tâm ḿnh xưa nay không sanh diệt?

Đáp : Kinh Duy Ma nói: "Như không có sanh, Như không có diệt". Như là Chơn như Phật tánh tự tánh thanh tịnh. Thanh tịnh là nguồn của tâm. Chơn như vốn không từ duyên sanh. Lại nói: "Tất cả chúng sanh đều Như, các hiền thánh cũng Như". Tất cả chúng sanh là chúng ta vậy. Các hiền thánh tức là chư Phật vậy. Danh tướng tuy khác, chơn như pháp tánh nơi thân đều đồng. Không sanh không diệt nên nói đều "Như". Thế là, biết Tâm ḿnh xưa nay không sanh không diệt.

 

Hỏi : Sao gọi Tâm ḿnh là bổn sư ?

Đáp : Chơn tâm nầy sẳn có, không từ ngoài đến, không ràng buộc trong ba đời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Chổ chí thân không ǵ hơn tự giữ Tâm nầy. Nếu người biết tâm, giữ tâm ắt đến bờ kia. Người mê tâm, bỏ tâm th́ đọa tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Chư Phật ba đời đều lấy tâm làm bổn sư. Luận nói: "Rơ ràng giữ tâm th́ vọng niệm không khởi, tức là vô sanh". Cho nên biết Tâm là bổn sư.

 

Hỏi : Sao nói Tâm ḿnh vượt hơn niệm các đức Phật?

Đáp : Thường niệm các đức Phật chẳng khỏi sanh tử, giữ bổn tâm ḿnh th́ đến bờ kia. Kinh Kim Cang nói: "Nếu do sắc thấy ta, do âm thanh cầu ta, người ấy hành đạo tà, không thể thấy Như Lai". Cho nên nói "giữ chơn tâm nầy vượt hơn niệm các đức Phật". Vượt hơn chỉ là lời nói nhằm vào sự tu hành và khuyên người, kỳ thật quả thể cứu cánh không hai.

 

Hỏi : Chúng sanh cùng Phật về chơn thể đă đồng, tại sao chư Phật không sanh không diệt, thọ vô lượng khoái lạc tự tại không ngại, chúng sanh chúng ta đọa trong sanh tử chịu các thứ khổ?

Đáp : Chư Phật mười phương ngộ đạt pháp tánh, đều tự nhiên chiếu sáng nơi nguồn tâm, vọng tưởng không sanh, chánh niệm không mất, tâm ngă sở diệt, nên được không thọ sanh tử. Không sanh tử nên rốt ráo vắng lặng, cho nên muôn cái vui đầy đủ. Tất cả chúng sanh mê chơn tánh, không biết gốc tâm, các thứ vọng duyên, không tu chánh niệm, nên tâm yêu ghét dấy khởi. Do yêu ghét nên hồ tâm bị bể chảy; hồ tâm bị bể chảy nên có sanh tử, có sanh tử th́ các khổ đều hiện. Kinh Tâm Vương nói: "Chơn như Phật tánh lặn trong biển sáu thức thấy biết, ch́m đắm sanh tử không được giải thoát". Cố gắng lănh hội chỗ ấy, giữ chơn tâm th́ vọng niệm không sanh, tâm ngă sở diệt, tự nhiên cùng Phật b́nh đẳng không hai.

}}

 

Trích Kinh Pháp Bảo Đàn :

{{ Ngũ Tổ nói (với Thần Tú) : . . . Tâm của ḿnh chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy thời gian, niệm niệm ḿnh thấy tánh.  Đối với muôn pháp, tâm ḿnh suốt thông, không ngưng trệ.  Một pháp, ḿnh thấy hiểu chơn tướng.  Cả thảy các pháp, ḿnh đều hiểu thấu chơn tướng.  Đối với muôn cảnh, tâm ḿnh như như.  Tâm như như tức là tâm chơn thật.  Thấy như thế, tức là thấy Vô Thượng Bồ Đề của ḿnh.}}

 

 

20) Lập Tông bởi Tổ Đạt Ma, phát triển bởi Ngũ Tổ

 

Thiền-tông được lập bởi Tổ Đạt Ma, phát triển bởi Ngũ Tổ

Xem bài viết

       Kim Cang Công Truyền và thời kỳ hưng thịnh của Thiền Tông

 

 

21) Đặc thù của Thiền Tông Đông Độ

 

Đặc thù của Thiền Tông Đông Độ là những nét đặc biệt của pháp của Ngũ Tổ.

Sau đây là vài nét chính (đă bàn đến trong bài luận này) :

_Kim Cang Công Truyền

_chỉ có Kim Cang Công Truyền  là tự tu, tự chứng, tự thành Phật Đạo !

_có phương thức rơ ràng ! trong khi người ta thường nói Thiền Tông là Cửa Không Cửa.Ngũ Tổ đă đưa ra ba phương thức (về yếu chỉ thiền tông và giải quyết vấn đề vô niệm).

_H́nh như trước Ngũ Tổ, chưa có vị Tổ nào xác định nguyên tắc Đốn ngộ của Thiền-tông một cách rơ ràng và chắc nịch như ngài.

_Ngũ Tổ xác định rằng Thiền-tông chẳng phải là thiền định

 

 

22) Đức Hoàng Mai

 

Thiền Tông Đông Độ chỉ có 5 vị Tổ chính thức ( từ Nhị Tổ đến Lục Tổ) , vậy mà có đến hai vị ở đất Hoàng Mai : Tứ Tổ và Ngũ Tổ . Tuy nhiên khi nói đến Đức Hoàng Mai , người ta muốn nói :Ngũ Tổ .

Nhắc lại : gọi người bằng nơi chốn là để tỏ ḷng kính trọng.

Sách vở Thiền Tông đến nay vẫn dùng "Đức Hoàng Mai" để ch́ Ngũ Tổ

Cũng là một cách xác định ảnh hưởng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn .

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

*

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh    www.kientanh.com

-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 --------------------------------------------------