Kim Cang Công
Truyền và thời kỳ hưng thịnh của Thiền
Tông
Lê Anh Chí
______________________________
Dàn
Bài :
I) Giáo
ngoại biệt truyền
II) Kim Cang Công Truyền
Ngũ Tổ làm một
cuộc đại cách mạng
Phương Thức Kiến
Tánh : Công Truyền của Thiền Tông
So sánh với Kinh Lăng Già
Tự tu, tự
chứng, tự thành
Thọ tŕ Kinh Kim Cang
III) Thời kỳ phôi thai của Thiền Tông
IV) Ngũ
Tổ : thời kỳ hưng thịnh của
Thiền Tông
Đông Sơn pháp môn
Kim Cang
Công Truyền
Hai học tṛ làm
quốc sư
Kim Cang Công Truyền đến vùng biên địa
Sự hoằng pháp
của Huệ An
Ngưu Đầu
Thiền
Tranh giành y bát
Ngưng truyền y bát
______________________________
Việc tu
hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương
Thức:
1) truyền tâm ấn tâm (giáo
ngoại biệt truyền)
2) tự tu bằng Kinh Kim
Cang
3) khán công án, thoại
đầu
I) Giáo
ngoại biệt truyền
Phương
Thức
thứ nhất : từ khi Tổ Ca Diếp ngộ, khi
Đức Như Lai giơ cành hoa, Thiền Tông vẫn là giáo ngoại biệt
truyền :
Thầy : Ngoài giáo
truyền riêng
Thầy : Chẳng
lập văn tự
Thầy : Chỉ thẳng
tâm người (học tṛ)
Tṛ : Kiến Tánh Thành
Phật
hay :
Thầy : Ngoài giáo
truyền riêng
Thầy : Chẳng
lập văn tự
Thầy : Chỉ
thẳng Chân Tâm ( của
học tṛ)
Tṛ : Kiến Tánh Thành
Phật
Đây là
Thầy khéo dùng phương tiện để Chỉ
thẳng Chân/Nhân Tâm . Sự ‘khéo dùng phương tiện’
này tùy thuộc vào thiền lư của Thầy và căn cơ
của Tṛ. Nên gọi là ‘Giáo ngoại biệt
truyền’ : truyền riêng từ thầy sang tṛ.
II) Kim
Cang Công Truyền
Phương Thức thứ hai
là Kim
Cang Công Truyền ; mà Tổ Sư là Ngũ Tổ
Gọi là công truyền để đối với biệt truyền :
1) Ngũ
Tổ đă làm một cuộc đại cách mạng :
ngài dạy rằng thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể thấy
tánh. Nghĩa là ta có thể tự tu, tự chứng Chân Tâm
bằng Kinh Kim Cang !
Như
thế, theo Ngũ Tổ, Kinh Kim Cang chứa những
chuyển ngữ làm cho ta có
thể thấy Tánh. V́ đây là Kinh : lời Kinh có
thể hiểu và thực hành bởi tất cả mọi
người, nên gọi là công truyền. V́ dùng Kinh Kim Cang nên
tôi gọi là Kim Cang công truyền
2) Dĩ nhiên
là Kinh Kim Cang đă được truyền dạy từ
lâu trước Ngũ Tổ. Nhưng Ngũ Tổ là
người đầu tiên dùng Kinh này làm Phương
Thức Kiến Tánh. Ngay Phật cũng không có dạy
như thế !
Một
Phương Thức độc đáo !
Đây là Kim Cang Công
Truyền
của Thiền Tông !
3) C̣n Kinh Lăng Già
?
Tổ Đạt
Ma trao Kinh Lăng Già cho Nhị Tổ. Sự kiện này nhiều
người chẳng phải Thiền Tông cũng biết,
ngay đến Kim Dung cũng dùng nó : trong Ỷ Thiên
Đồ Long Kư, nhà văn bịa rằng Tổ
Đạt Ma đă viết Cửu Dương Chân Kinh trong
Kinh Lăng Già !
( Xem bài viết "Luận Kiếm"
Xem bài viết "Đạt Ma Sư Tổ"
)
Thế nhưng :
_Tổ Đạt Ma chẳng dùng Kinh Lăng Già để
dạy Kiến Tánh !
Tổ Đạt Ma đă trao Kinh Lăng Già lúc ra đi, khi
Nhị Tổ đă Kiến Tánh từ lâu. Kinh Lăng Già , do đó , có thể xem như là
để ấn chứng hơn là phương thức
Kiến Tánh.
_Chính Nhị Tổ cũng chẳng dùng Kinh Lăng Già
để dạy Kiến Tánh .
C̣n Kinh Kim Cang th́ được dùng làm phương thức
Kiến Tánh :
_Ngũ Tổ đă dùng Kinh Kim Cang làm phương thức
Kiến Tánh để dạy học tṛ
_Ngũ Tổ đă dùng Kinh Kim Cang làm phương thức
Kiến Tánh để dạy mọi người,
đại chúng, thiện nam tín nữ v v
_Kinh Kim Cang là phương thức Kiến Tánh đă
được kiểm chứng ngay sau đó ( Huệ
Năng ngộ)
_Lục Tổ cũng quảng bá pháp này ( dĩ nhiên, v́ là
sở ngộ của Tổ )
Kinh Kim Cang là phương thức Kiến Tánh !
Phương Thức
này là
Kim Cang Công Truyền ; mà Tổ Sư là Ngũ Tổ!
4) Tự tu, tự chứng, tự thành
Phương
thức Kim Cang Công Truyền , ngoài
cuộc cách mạng ‘Công Truyền’ c̣n là một
phương thức tự tu tự chứng.
Từ khởi
thủy, tu theo Thiền Tông cần có thầy. Sự
chứng ngộ của người tu tùy thuộc vào :
a)thiền lư của thầy b) sự thấu hiểu
căn cơ của học tṛ bởi người
thầy c) sự áp dụng hai
điều trên để thầy cho ra câu chuyển ngữ
Kim Cang Công
Truyền phá vỡ quan niệm ‘cần có thầy’
. Người tu chỉ cần Kinh Kim Cang. Đại
cánh mạng !
( Sau này, phương
thức ‘khán công án,
thoại đầu’ cũng cần có thầy :
_áp dụng qui
luật, qui tắc, thanh qui của việc đả
thiền thất
_người
thầy ít nhất phải biết hướng dẫn
người tu trong từng giai đoạn
_có thể có
thiền bệnh : cần thầy để giải
trừ
)
Tóm lại, chỉ
có Kim Cang Công Truyền là
tự tu, tự chứng, tự thành Phật
Đạo !
5) Từ khi Ngũ
Tổ quảng bá Kim Cang Công Truyền ,
người ta đua nhau thọ tŕ Kinh Kim Cang . Bởi
thế, lúc Ngũ Tổ c̣n tại thế, nơi vùng biên
địa Lưỡng Quảng có người đọc
tụng Kinh Kim Cang ; và cư sĩ Huệ Năng
ngộ !
Trong văn học sử Ta và Tàu, có nhiều
người thọ tŕ Kinh Kim Cang. Vài ví dụ :
_ái thiếp của Tô Đông Pha là Triêu Vân
_thi hào Nguyễn Du
_nhà cách mạng Phan Bội Châu
III) Thời kỳ phôi
thai của Thiền Tông
Thời kỳ phôi thai của Thiền Tông
là
thời kỳ của ba vị tổ đầu
tiên : Tổ Đạt Ma, Huệ Khả và Tăng
Xán.
Thiền Tông không thể hưng thịnh ngay
được v́ :
_việc ǵ
cũng cần thời gian để phát triển
_những ǵ Tổ Đạt Ma nói rất mới
với quần chúng Trung Hoa thời đó ; mặc dù lúc
đó Phật Pháp rất hưng thịnh.
_duyên
nghiệp : duyên nghiệp của Nhị Tổ (lang bạt giang hồ, bị
tử h́nh) , pháp nạn thời Tam Tổ.
Thời Tứ Tổ Đạo Tín là thời kỳ
chuyển tiếp : thời kỳ Thiền Tông củng
cố ‘lực lượng’ để chuyển ḿnh sang
thời kỳ ngự trị Phật giáo Trung Hoa !
IV) Ngũ Tổ : Thời kỳ
hưng thịnh của Thiền Tông
Người ta thường nói : Thiền-tông đến
đời Lục Tổ mới phát
triển mạnh
Sự
thực, th́ Thiền-tông đến đời Ngũ Tổ mới phát triển mạnh và có
đường lối vửng chắc đặc thù.
Ngũ Tổ
chớ chẳng phải Lục Tổ . Sau đây là
những bằng chứng.
1) Đông
Sơn pháp môn
Thiền Tông
trước kia, được gọi là Đông Sơn pháp
môn. Sao lại là Đông Sơn pháp môn ? - Đông Sơn
là nơi tọa lạc của Ngũ Tổ. Ngũ Tổ
và Tứ Tổ đều hoằng pháp ở huyện Hoàng
Mai, nơi đây có hai quả núi Tây và Đông Sơn. Chùa
của Tứ Tổ ở núi Tây, Ngũ Tổ kế
thừa sự nghiệp, mới đầu cũng ở
chỗ này. Sau v́ sự nghiệp hoằng pháp của Ngũ
Tổ càng ngày càng lớn, nên phải dời ra Đông
Sơn chùa mới có thể chứa nhiều tăng chúng (và
cư sĩ) tụ họp.
Trong Kinh Pháp
Bảo Đàn, Lục Tổ cũng nói là ngài truyền bá
Đông Sơn pháp môn .
2) Kim Cang Công Truyền
Khi Kiến
Tánh th́ đồng chứng Phật-tâm như nhau nhưng
khác nhau ở thiền lư ; mà thiền lư của Ngũ Tổ th́ siêu việt v́ ngài phát
minh ra phương thức : luyện kinh Kim Cang
để Kiến Tánh
Xem bài viết "Nguyên Lư
Phương Thức Thiền Tông"
Ngũ Tổ phát
minh ra phương thức Kim Cang Công Truyền , một cuộc đại cách
mạng !
Đây chính
là Phật Giáo Phát Triển.
Đây chính
là cái mốc đánh dấu sự Phát Triển, sự
hưng thịnh của Thiền Tông !.
3) Hai học tṛ làm quốc sư
Ngũ Tổ có
đến hai học tṛ làm quốc sư: Huệ An và Thần Tú !
Điều
này chứng tỏ sự ngưỡng mộ của
mọi người đối với Ngũ Tổ ; và
do đó đối với Thiền Tông !
Hơn
nữa, Huệ An c̣n là thiền sư đầu tiên làm
quốc sư ở Trung Hoa ! ( Thần Tú không
được kể là thiền sư, v́ chưa Kiến
Tánh )
4) Kim Cang Công
Truyền đến
vùng biên địa
Ngũ Tổ dạy rằng thọ tŕ Kinh Kim
Cang có thể thấy Tánh.Khi Ngũ Tổ c̣n tại thế,
nơi vùng biên địa Lưỡng Quảng có
người đọc tụng Kinh Kim Cang ; và cư
sĩ Huệ Năng ngộ ! Xin nhớ rằng
thời nhà Đường, vùng đất Lĩnh Nam,
gồm Lưỡng Quảng và nước ta (
tức là đất Nam Việt của Triệu Vũ
Vương) bị xem là biên địa, man di và
người Lĩnh Nam bị xem là man di mọi rợ.
Sự kiện này cho thấy ảnh hưởng lớn
lao của Ngũ Tổ, khi Ngũ Tổ c̣n tại thế.
Dấu hiệu của sự hưng thịnh của
Thiền Tông
5) Sự hoằng pháp của Huệ An
Huệ An là đại sư huynh của Huệ Năng
và Thần Tú .
Huệ An là bậc đạo cao đức trọng,
đă Kiến Tánh.
Tại sao Huệ An không được truyền ngôi
Tổ ? Một lư do chính yếu là ngài đă quá già ! ngài hơn thầy ( Ngũ Tổ )
đến hai chục tuổi ! [ Huệ
An là một du tăng, một hôm yết kiến Ngũ
Tổ được chỉ điểm nên Kiến
Tánh ; do đó tôn Tổ làm thầy]
V́ Huệ An hơn thầy ( Ngũ
Tổ ) đến hai chục tuổi , nên sự
nghiệp hoằng pháp của ngài rất lớn và lâu ( ngài
thọ đến 128 tuổi) . Khi Ngũ Tổ c̣n tại thế, th́ Huệ An vẫn
đang hoằng pháp ; sự phát triển của
Thiền tông cũng một phần nhờ vào vị này.
Đệ tử
của An Quốc Sư có nh́ều người nổi
tiếng như Phá Táo
Đọa, Nguyên Khuê.
6) Ngưu Đầu Thiền
Ngũ Tổ có người sư đệ tên
là Thiền sư Pháp Dung, người sáng lập thiền
phái Ngưu Đầu.
Vị TS này lớn hơn Ngũ Tổ
mấy tuổi, nhưng tôi gọi là sư đệ
của Tổ, v́ ‘nhập môn’ sau Ngũ Tổ đến
hơn 20 năm.
Ngưu Đầu Thiền là một chi nhánh của
Thiền Tông , khá hưng thịnh, có
một v́ vương là cư sĩ đệ tử ( Bác
Lăng Vương) và truyền được sáu
đời.
Do đó, Ngưu Đầu Thiền cũng góp phần
vào sự phát triển Thiền Tông .
7) Tranh giành y bát
Khi đại chúng biết Lục Tổ được truyền y bát, th́ có mấy
trăm người đuổi theo để đoạt lại .
Tại sao
bọn kia lại rượt Lục Tổ ?
_một
số người muốn tôn Thần Tú làm Tổ, bất
chấp lệnh Ngũ Tổ.
_Lục
Tổ là người Lĩnh Nam ( tức là Lưỡng
Quảng và nước ta) , bị người Tàu coi là
mọi rợ , họ không thể chấp nhận
người mọi làm Tổ !
_Lục
Tổ lại mù chữ
Cần
nhớ là họ có ư định giết Lục Tổ ;
đây là lư luận xưa nay của Tàu : ngôi Tổ
như ngôi vua, muốn cướp ngôi vua, th́ phải
giết vua !
Mấy
mươi năm sau , họ vẫn không từ bỏ ư
định này và sai mướn Hạnh Xương đi
hành thích Lục Tổ.
Dĩ nhiên, sự tranh giành y bát chỉ giới hạn
cho một số người có thành kiến xấu xa, ganh
tị, ghét ghen. C̣n Ngũ Tổ có Thập Đại
Đệ Tử , th́ những vị này
, dĩ nhiên không tranh giành y bát . Bọn người
rượt theo Lục Tổ không do Thần Tú sai đi.
Sự tranh giành y bát này, lúc Ngũ Tổ c̣n tại
thế, cho thấy rằng Thiền Tông đang hưng
thịnh. Bởi v́ nếu Thiền Tông không hưng
thịnh th́ thiên hạ đâu thèm để ư ǵ đến
ngôi Tổ. V́ Thiền Tông đang hưng thịnh, nên
bọn người tầm thường đó mới coi ngôi Tổ như ngôi vua !
8) Ngưng truyền y bát
Ngũ Tổ khi truyền y bát , có
dạy Lục Tổ sau đó phải ngưng truyền y
bát .
Ngũ Tổ có giảng tại sao : y bát là vật
làm tin , nay tông môn của Tổ thiên
hạ đều biết rơ, nên không cần truyền y bát
nữa !
Ta có thể diễn nghĩa :
Tông môn của Tổ thiên hạ đều biết rơ =
Thiền Tông đang hưng thịnh
Vậy,
Ngưng truyền y bát = dấu hiệu Thiền Tông
đang hưng thịnh
( Tại sao Ngũ Tổ không ngưng
truyền y bát , mà lại dạy Lục Tổ sau đó
phải ngưng truyền y bát ?
_V́ Ngũ Tổ muốn truyền y bát cho Lục Tổ , nếu Lục Tổ
chẳng được Y Bát th́ chẳng thể dạy
đạo : không ai theo học người man di mà
lại mù chữ !
)
--------------------
Thời
Ngũ Tổ là bắt đầu thời kỳ
hưng thịnh của Thiền Tông . Thời kỳ này kéo dài qua các
thời đại Đường , Tống , Nguyên ( ở nước ta,
Đường, Lư , Trần)
Đến
đời Minh , ta thấy sự phát triển của
Tịnh Độ và sự suy sụp của Thiền Tông.
Trong ṿng 150
năm nay, Phật Giáo bị ngoại đạo lấn át
và Thiền Tông thoái hóa, ở cả nước Ta và Tàu.
*
* Lê Anh Chí *.
______________
Kinh sách
tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại Thừa Kim Cang Kinh
Luận
Cuộc đời Đức
Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán
Kinh Kim Cang, dịch giả
Đoàn Trung C̣n
Kinh Kim Cang, dịch giả
Thích Duy Lực
Kinh Kim Cang, dịch giả
Thích Thiện Hoa
Kinh Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG
THÔNG, dịch giả Nhẫn Tế
Kinh Trường A Hàm, dịch giả Thích Thiện Siêu
Kinh Vô Ngă Tướng,
dịch giả Phạm Kim Khánh
Ngữ
Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất,
Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục
Tổ, dịch giả Thích Duy Lực
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục
Tổ, dịch giả Thích Minh Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền
Giác, dịch
giả Trúc Thiên
Ngữ
Lục (sau đời Lục Tổ):
Bá Trượng Ngữ
Lục, dịch giả Thích Duy Lực
Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng
Bá, dịch giả Thích Duy Lực
Cội nguồn truyền
thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông,
Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền
Chơn tâm trực thuyết,
Phổ Chiếu
Lâm Tế Ngữ Lục
Thiền Đốn Ngộ,
nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải,
Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,
Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ
Tọa Thiền Luận,
Đại Giác, dịch giả Như Hạnh
Tu tâm quyết, Phổ
Chiếu
Sách :
Tứ
Diệu Đế, Thích Thiện Hoa
Thiền Sư Việt Nam,
Thích Thanh Từ
Tổ Thiền Tông, Thích Thanh
Từ
*
*
Trang Nhà
Kiến Tánh www.kientanh.com
-------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M
ụ c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Hộp
Thư * Nối
kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối
kết Văn Học *
-------------------------------------------------------------------------------------------
* Bài
Xưa * Bài
mới Kiến Tánh * Bài
mới Trang LêAnhChí *
--------------------------------------------------------------------------