ThiềnTông chẳng tu thiền định !

 

                                 Lê Anh Chí

 

_________________________________

 

Dàn Bài :

1 Chứng cớ : Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

2 V́ sao chư Tổ ngồi thiền

3 V́ sao tưởng lầm Thiền-tông là thiền-định 

4 Mục tiêu Thiền-tông

5 V́ sao chẳng tu thiền-định 

       Kinh D B N B

       Phải đốn ngộ

       Tối Thượng Thừa Thiền

6 Thiền Tông tu ǵ ?

tu để kiến tánh :

           Truyền tâm ấn tâm

            Kinh Kim Cang

            Quán Thoại Đầu

Đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy

7 Đông Sơn pháp môn

8 Định nghĩa "Thiền" trong "Thiền-tông"

9 Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ !

_________________________________

 

Thiền-tông chẳng tu thiền-định ! Chữ thiền-định đây là thiền-định theo nghĩa thông thường, theo nghĩa thường  dùng thường hiểu của mọi người, theo nghĩa thiền-định của Phật Pháp Cơ Bản. Thiền-định là trụ tâm, định tâm.

Sự tu hành thiền-định của Phật Pháp Cơ Bản có thể tóm tắt trong 4 chữ Trụ Tâm Quán Tịnh. Và Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

 

 

1. Chứng cớ : Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

 

[a] Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn "chỉ luận kiến tánh. Ngài chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải thoát"  (Kinh Pháp Bảo Đàn).

 

[b] Lục Tổ nói :

"Trụ tâm quán tịnh là bịnh chẳng phải thiền. Thường ngồi là câu thúc lấy thân, đối với Đạo có ích chi đâu !

Hăy nghe ta nói kệ :

       Khi sống ngồi không nằm

       Thác rồi nằm chẳng ngồi

       Thiệt đồ xương thịt thúi

       Sao luống lập công phu "

    (Kinh Pháp Bảo Đàn)

 

[c] Hoài Nhượng dạy Mă Tổ :

       Ngồi thiền đâu thể thành Phật được !

 

[d] Hoàng Bá : "Ngộ tại tâm, chẳng liên quan ǵ đến lục độ vạn hạnh". Trong lục độ có thiền-định.

 

[e] Tổ Lâm Tế và Vương thường Th :

{{ Vương thường Th đến thưa hỏi t, theo t đến trước tăng đường, xem xong liền hỏi: "Tăng chúng trong tăng đường này xem kinh chăng? " T đáp: " Chẳng xem kinh. ", "Lại học thiền chăng? ", "Chẳng học thiền" "Kinh đă chẳng xem, thiền lại chẳng học, cứu cánh làm cái ? ", "Thảy dạy h làm Phật, làm T."  }}

Chữ Thiền trên đây dĩ nhiên là thiền định -nghĩa thường dùng của chữ Thiền.

 

[f] Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo gọi thiền Mặc Chiếu là tà thiền.

Thiền Mặc Chiếu là một pháp thiền định khá cao siêu rồi, thế mà c̣n bị coi là tà thiền !

 

[g] Bàng bạc trong các ngữ lục, các Tổ sư đều khuyến cáo thiền sinh không được <trầm không thủ tịch>. <Trầm không> đây là đắm ch́m trong cảnh giới không của định, < thủ tịch> là không rời đươc cảnh tịch diệt của thiền định, nhất là cảnh tịch diệt của A La Hán.

 

Sự thực, nội hai câu của Ngũ Tổ, Lục Tổ là đủ chứng cớ:

    < chỉ luận kiến tánh, chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải thoát>

    <Trụ tâm quán tịnh là bịnh chẳng phải thiền>

 

Và trong Kinh Kim Cang, kinh Thiền Tông  từ đời Ngũ Tổ (ngài bảo rằng thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể thấy tánh), Phật dạy :

       Không trụ vào đâu cả !

       (Ưng vô sở trụ)

(Đây chính là yếu chỉ Thiền-tông !)

 

 

2. V́ sao chư Tổ ngồi thiền

 

 Có nhiều người đọc đến đây, sẽ bắt bẻ rằng : sao lại chẳng tu thiền-định, thế các Tổ  chẳng tu thiền-định là ǵ :

       Đạt Ma Sư Tổ ngồi diện bích 9 năm

       Lục Tổ khi trốn sau khe núi ngồi thiền, c̣n để vết trên tảng đá

Xin thưa : Chẳng phải thế ! Chẳng phải thế ! khi nói đến việc tu hành Thiền-tông  là nói đến những người chưa kiến tánh. Một khi đă kiến tánh, th́ ra <ng̣ai ṿng kiềm tỏa> của Thiền-tông : muốn tu sao th́ tu, tu định cũng được tu quán cũng xong, luyện thần thông cũng tốt ! Tu sao cũng tốt, làm ǵ th́ làm ! Thung dung tự tại, sống cùng tự tánh !

Bởi thế :

       Lục Tổ khi trốn sau khe núi ngồi thiền, c̣n để vết trên tảng đá. Lúc này Lục Tổ đă kiến tánh nhiều năm, muốn định th́ cứ định thôi.

       Đạt Ma Sư Tổ ngồi diện bích 9 năm : Ngài đă là Tổ hơn 60 mươi năm, c̣n tu thiền định cái ǵ ! Xin nhắc lại : Ngài đă là Tổ hơn 60 mươi năm, c̣n tu thiền định cái ǵ ! Ngài ngồi như chẳng ngồi, diện bích như chẳng diện bích ! Dụng ư chính của ngài là ngồi đó để có người đến cầu thỉnh, xin truyền pháp. Ngài ngồi đó để truyền bá Chánh Pháp Nhăn Tạng của Như Lai !

 

 

3. V́ sao tưởng lầm Thiền-tông là thiền-định 

 

a) Phật Giáo nước ta bị ngoại đạo lấn át đă 150 năm nay, trở thành suy đồi. Nhất là Thiền-tông trong thời gian này lại càng thoái hóa. Ngày xưa, phải kiến tánh mới được nối pháp làm Tổ một ḍng thiền, bấy lâu nay th́ không thế : chùa Thiền-tông hầu hết đă đổi sang Tịnh Độ ; có nhiều vị sư tu Tịnh Độ  không biết ǵ về Thiền-tông mà lại nối pháp làm Tổ một ḍng thiền !

 

Thế nên, những vị sư trẻ muốn tu thiền th́ phải tự học tự tu. Thường là họ thuộc ḍng thiền Lâm Tế, mà tu thiền lại chẳng có thầy, chẳng khác các cư sĩ bao nhiêu. Thiền-tông với thiền-định  đều có chữ <Thiền>, sự ngộ nhận gần như là sự tất nhiên vậy !

 

 Vẫn c̣n một số chùa Việt Nam tu theo Thiền-tông như trước. Số chùa này không nhiều. Từ 15 năm nay, trong những vị danh tăng quảng bá thiền của nước ta, trong nước cũng như ngoài nước, chỉ có Cố Ḥa Thượng Duy Lực là không nhầm lẫn Thiền-tông với thiền-định !

 

b) Phật Tử nước ta, trong hoàn cảnh đó, cũng ngộ nhận Thiền-tông với thiền-định.

Thiền-tông với thiền-định  đều có chữ <Thiền>, sự ngộ nhận, trong hoàn cảnh và thời gian nay, gần như là sự tất nhiên vậy !

 

c) Từ đời Minh, ở Trung Hoa và ở Đại Việt (nước ta bị nhà Minh đô hộ 20 năm), Thiền-tông bắt đầu thoái hóa, sự ngộ nhận Thiền-tông với thiền-định cũng bắt đầu h́nh thành.

 

 

4. Mục tiêu Thiền-tông

 

Đă nói nhiều về Mục tiêu Thiền-tông, trên Trang Nhà, xin ghi lại :

Mục đích cùa Thiền Tông là Kiến Tánh Thành Phật :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng tâm người

       Kiến Tánh Thành Phật

       ( Đạt Ma Sư Tổ ) 

hay :

       Ngoài giáo truyền riêng

       Chẳng lập văn tự

       Chỉ thẳng chân-tâm

       Kiến Tánh Thành Phật

       ( Đạt Ma Sư Tổ ) 

 

 

5. V́ sao chẳng tu thiền-định 

 

Kinh Đại Bát Niết Bàn (D B N B)

Lư do chính được t́m thấy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên vui trong cảnh giới của định, chẳng muốn thấy Phật Tánh, chẳng tin có Phật Tánh nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên đắc Diệt Thọ Tưởng Định  mà vui trong cảnh giới Không của định này, chẳng muốn thấy Phật Tánh, chẳng tin có Phật Tánh nên không thấy Phật Tánh !

V́ định lực nhiều nên đắc Diệt Thọ Tưởng Định  mà không rời được cảnh giới Không của định này, nên không thấy Phật Tánh !

 

Bởi thế, bàng bạc trong các ngữ lục, các Tổ sư đều khuyến cáo thiền sinh không được <trầm không thủ tịch>. <Trầm không> đây là đắm ch́m trong cảnh giới không của định, < thủ tịch> là không rời đươc cảnh tịch diệt của thiền định, nhất là cảnh tịch diệt của A La Hán.

Bởi thế, Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

 

Phải đốn ngộ

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh. Trong Thiền Tông, Ngộ là Kiến Tánh.  

Nói cách khác, chỉ có một cách để Kiến Tánh ; đó là Đốn  Ngộ .

Các pháp môn thiền khác của nhà Phật, thỉnh thoảng cũng có sự Ngộ : thường là sự ngẫn nhiên và không bắt buộc !

Trong khi trong Thiền Tông, Ngộ là Kiến Tánh. Bắt buộc phải Ngộ mới Kiến Tánh.

(V́ chẳng có Phương Thức nào có thể chắc chắn đem đến cái Ngộ, nên Thiền Tông c̣n được gọi là Cửa Không Cửa).

thiền-định  chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, Đốn  Ngộ:

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

 

 

Tối Thượng Thừa Thiền

Thiền Định làm tâm trở nên "mềm dịu chói sáng" (Kinh điển Nhị Thừa); tâm đây là vọng tâm. Thiền Định trau dồi vọng tâm : khi vọng tâm được đến chỗ không c̣n phiền năo, th́ định ở đó, đắc đạo, thành A La Hán !

Thiền Tông đi từ Vọng vào Chân : Chuyển Tâm từ vọng tâm mà thể nhập Chân Như Phật Tánh (Xin xem Đại Cương về Phương Thức Thiền Tông đăng trên Trang Nhà).

Như thế, Thiền của Thiền Tông hoàn toàn khác hẳn Thiền Định.

 

Cái Chuyển Tâm từ vọng tâm mà thể nhập Chân Như Phật Tánh này là Tối Thượng Thừa Thiền.

 

Thuở Thiền Tông thịnh hành, thiền sinh ngồi thiền sơ sơ th́ được, c̣n ngồi lâu là bị khệnh gậy ! Có khi là bị khệnh gậy thật, có khi là bị khệnh gậy bằng lời như  Mă Tổ được Hoài Nhượng dạy :

       Ngồi thiền đâu thể thành Phật được !

 

 

6. Thiền Tông tu ǵ ?

 

Xin xem Đại Cương về Phương Thức Thiền Tông đăng trên Trang Nhà. Nơi đây, chỉ nói sơ lược về Phương Thức Thiền Tông:

 

tu để kiến tánh :

Việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh dĩ nhiên là tu để kiến tánh và gồm 3 đường lối :

       1) truyền tâm ấn tâm

       2) tự tu bằng Kinh Kim Cang 

       3) khán công án, thoại đầu

 

Đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, cái Phật Tánh có sẵn trong tâm ta từ vô thỉ : 

       Phật Tánh ẩn tàng A Lại Da

       Ngh́n xưa, vô thỉ đă là TA !

       Ngủ kḥ vạn nẻo luân hồi ấy,

       Khiến người lẩn quẩn cơi Mê Hà-

             (Pháp Ẩn Hiện)  

Do đó, ta cần phải đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy !

       Từ Tổ Ca Diếp tới Tào Khê,

       Ẩn hiện pháp mầu nói ngộ, mê

       Đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy !

       Tỉnh giấc mộng dài, giấc lê thê

             (Pháp Ẩn Hiện)  

Như đă viết ở phần trên, "Tối Thượng Thừa Thiền", sự "đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy" này là Chuyển Tâm, là Tối Thượng Thừa Thiền.

 

Những pháp môn nhà Phật :

  - chẳng có mục tiêu là Kiến Tánh

  - chẳng thể đưa đến Kiến Tánh, trong một kiếp (một đời người)

đều chẳng phải là Thiền Tông !

 

 

7. Đông Sơn pháp môn

 

Thọat kỳ thủy, Thiền Tông không được gọi là Thiền Tông, mặc Thiền Tông lúc nào cũng t xưng là Thiền Tông .

 

T Đạt Ma :

{{ Ch một ch thiền, thánh phàm chẳng suyờng nổi
Thấy thẳng tánh ḿnh th́ gọi là thiền
Nếu chẳng thấy tánh, tức không phải thiền.  }}

Ta th đoán rằng : người đời lúc đó, thường gọi Thiền Tông, một cách khiếm nhă, là tông phái của La Môn Đạt Ma. Những người t tế hơn, th́ gọi theo định nghĩa : gọi Thiền Tôngtông phái Kiến Tánh.

 

Tên chính thức đầu tiên của Thiền Tông Đông Sơn Pháp Môn. Đông Sơn Pháp Môn tên chính thức danh xưng này được c người trong ngoài Thiền Tông công nhận.

Người Thiền Tông công nhận  :

a) Đông Sơn Pháp Môn à Thiền của Ngũ T. Sao lại là Đông Sơn pháp môn ? - Đông Sơn là nơi tọa lạc của Ngũ Tổ.

b) Gọi là Đông Sơn Pháp Môn là cách gọi lễ phép, tôn kính. Xưa nay, để tỏ ḷng kính trọng, người Tàu không gọi thẳng tên mà gọi nơi chốn

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ cũng nói là ngài truyền bá Đông Sơn pháp môn .

 

Xem thế, lúc ban đầu, Thiền Tông chẳng được gọi là Thiền Tông. Bởi v́ "Thiền" trong "Thiền-tông" lạ quá, chảng giống thiền-định  chút nào !

 

 

8. Định nghĩa "Thiền" trong "Thiền-tông"

 

Làm thế nào để chứng ngộ Phật Tánh, là Thiền !

 

 

9. Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ !

 

Như trên đă viết, "Thiền" trong "Thiền-tông" chảng giống thiền-định  chút nào. Nhưng v́ thế nhân khao khát thiền, khao khát thiền định, nên ngay Lục Tổ cũng có giảng về thiền định. Ngài châm chước cái thể, cái dụng của Tánh mà giảng thiền định. Có khi thiền định dùng cho mọi người, có khi dành cho người đă kiến tánh (Thường Định). Dù sao, thiền định của Lục Tổ cũng chẳng phải là thiền định của Phật Pháp Cơ Bản.

Căn bản là lời của Lục Tổ nói : <Trụ tâm quán tịnh là bịnh chẳng phải thiền. Thường ngồi là câu thúc lấy thân> .Và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn < chẳng luận pháp thiền-định > 

Nên Thiền-tông ta chẳng tu thiền-định, như đă giải thích ở trên. Sự khác biệt giữa Thiền-tông và các pháp môn khác, chính là chỗ này. V́ thế, trong bài thơ "Thiền tông" , tôi có viết :

       Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ !

       Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

Thiền Tông  dùng câu

       Không trụ vào đâu cả !

trong Kinh Kim Cang, làm tông chỉ.

 

 

-------  -------   -------

 

Lúc ban đầu, pháp môn kiến tánh chẳng được gọi là Thiền Tông. Bởi v́ "Thiền" trong "Thiền-tông" lạ quá, chảng giống thiền-định  chút nào ! Trong một thời gian dài, Thiền Tông được gọi là Đông Sơn pháp môn, v́ Đông Sơn là nơi tọa lạc của Ngũ Tổ. Khi Thiền Tông được bành trướng mạnh, ngự trị Phật Giáo Ta và Tàu , th́ Thiền Tông mới được gọi là Thiền Tông.

Ở nước ta, đă 150 năm nay, Thiền Tông trở thành suy đồi. Thiền-tông với thiền-định  đều có chữ <Thiền>, sự ngộ nhận gần như là sự tất nhiên vậy !

 

Thiền-tông chẳng tu thiền-định ! Lư do chính được t́m thấy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh.

Và trong Kinh Kim Cang, kinh Thiền Tông  từ đời Ngũ Tổ, Phật dạy :

       Không trụ vào đâu cả !

Đây chính là yếu chỉ Thiền-tông !

Thiền Tông đi từ Vọng vào Chân : Chuyển Tâm từ vọng tâm mà thể nhập Chân Như Phật Tánh. Không trụ, không dùng thiền định !

Chính v́ vậy, Lục Tổ nói :

       Trụ tâm quán tịnh là bịnh chẳng phải thiền. 

Và do đó, trên Trang Nhà Kiến Tánh, bài thơ "Thiền-tông" có câu :

       Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ !

Tôi viết bài thơ "Thiền-tông" để xác định tông chỉ Thiền-tông  vậy./.

*

*

*

* Lê Anh Chí *.

___________

 

 

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------