Câu
chuyện Lục Tổ và Huệ Minh
Lê
Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
I) Câu chuyện Lục Tổ
và Huệ Minh : lược truyện
II) Chẳng phải "Không
nghĩ thiện, không nghĩ ác"
III) Khéo dùng phương
tiện
IV) Lục Tổ có thần thông ?
V) Đại Đệ Tử của Ngũ Tổ chẳng tranh giành y bát
VI) Ngũ Tổ : thời
kỳ hưng thịnh của Thiền Tông
VII) Ảnh hưởng
của câu chuyện này và của "Không nghĩ thiện,
không nghĩ ác"
VIII) Câu chuyện này và
Vương Dương Minh
IX) Câu chuyện này và Ỷ
Thiên Đồ Long Kư
__________________________________________
I) Câu chuyện Lục Tổ
và Huệ Minh: lược truyện
Khi đại chúng biết Lục Tổ
được truyền y bát, th́ có mấy
trăm người đuổi
theo để đoạt lại, trong đó có
một Tăng tên tục là Trần Huệ Minh ngày
trước làm Tứ Phẩm tướng quân, tánh t́nh thô
bạo, dẫn đầu đi trước,
đuổi kịp Lục Tổ. Lục Tổ để y bát trên
tảng đá và nói rằng:
"Y bát là vật làm tin, há dùng
sức mà đoạt được sao? ", rồi ẩn ḿnh trong đám
cỏ. Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng
nhúc nhích được, liền kêu lớn lên
: "Hành giả!
Hành giả! Tôi v́ Pháp
đến, chẳng
v́ Y đến."
Lục Tổ liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đảnh lễ nói rằng:
Mong hành giả
v́ tôi thuyết Pháp.
Lục Tổ nói:
Ông đă v́
Pháp mà đến đây, th́ nên dứt
bặt trần duyên, chớ sanh một niệm, tôi sẽ v́ ông
mà thuyết.
Một
hồi sau Lục Tổ nói:
Không nghĩ thiện, Không nghĩ ác, đang khi ấy cái ǵ
là bản lai diện
mục của
Thượng Tọa
Minh ?
Huệ
Minh ngộ,
(Sau
đó, Huệ Minh trở xuống chân núi, nói với
đại chúng rằng: Chẳng thấy dấu vết nào hết,
phải đi hướng
khác mà t́m.)
II) Chẳng phải "
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác "
1) " Không nghĩ thiện,
không nghĩ ác " là vào cơi trời Vô Tưởng. Cơi này
kém xa Diệt Thọ Tưởng Định , chưa
phải A La Hán.
Do đó , " Không nghĩ
thiện, không nghĩ ác " dĩ nhiên c̣n kém xa sự
Kiến Tánh !
2) "Không nghĩ thiện,
không nghĩ ác" không
phải là Kiến Tánh giỏi lắm chỉ đưa
đến ‘đầu sào trăm thước’ mà thôi
III) Khéo dùng phương
tiện
Lục Tổ khéo Trực
Chỉ vừa Nhân Tâm vừa Chân Tâm
Tại sao Huệ Minh ngộ ? - Huệ Minh ngộ khi t́m cách (
quán chiếu ) để trả lời câu hỏi :
cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?
Xưa nay, hầu hết
thiền sinh đều tự đặt câu hỏi :
cái ǵ là bản lai diện mục của ta ?
và hầu
hết đều chẳng chứng ngộ ! ( dù
mọi người
đều biết rằng câu trả lời, về lư, là : Phật Tánh !
)
Huệ Minh ngộ , đây là trường hợp cực kỳ
đặc biệt, và do những phương tiện
thiện xảo mà Lục Tổ đă dùng, như sau :
1)
Sửa soạn tâm 1 : Huệ Minh đến, muốn cướp y bát mà y bát
chẳng nhúc nhích được khỏi tảng đá, nên kinh
sợ : rồi đổi ư mà một ḷng cầu pháp.
Yếu tố này có
lẽ chẳng phải do Lục Tổ gây ra.
2)
Sửa soạn tâm 2 : Đang lắng ḷng
nghe pháp, th́ Lục Tổ bảo "chớ sanh một
niệm" , Huệ Minh lại "chớ sanh một niệm" để nghe pháp.
3)
Sửa soạn tâm 3 : Lại nghe Lục
Tổ bảo " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác
", Huệ Minh lại " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác "
4) Sửa soạn tâm 4 : Kinh Ngạc
v́ thay v́ nói pháp, Lục Tổ lại đặt câu hỏi.
5)
Chuyển ngữ biệt
truyền : Từ cái Kinh Ngạc này và từ chỗ " Không nghĩ thiện,
không nghĩ ác ", Huệ Minh t́m cách ( quán chiếu ) để trả lời
câu hỏi :
cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?
(Cái
câu hỏi này là Chuyển ngữ
biệt truyền)
th́ bỗng dưng chứng bản lai diện mục !
Ta nên
để ư rằng :
a) Lục Tổ đă
sửa soạn tâm cho Huệ Minh nhiều lần trước khi cho câu chuyển ngữ biệt truyền . Đây là
Trực Chỉ Nhân Tâm !
b) Chuyển ngữ biệt truyền :
cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?
Đây là Trực Chỉ Chân
Tâm ; v́ nói thẳng về bản lai diện mục , tức Phật Tánh ! ( ở đây là một câu hỏi
v́ mục đích bắt người học tṛ phải quán
chiếu để trả lời , có thế th́ tâm mới
chuyển , mới NHẢY Một Cái vào
thẳng đất Như Lai ! ).
IV) Lục Tổ có thần thông ?
Trong ‘Câu chuyện Lục
Tổ và Huệ Minh’
v́
_Huệ
Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng
nhúc nhích được . . .
Câu hỏi được
đặt ra là :
_ Lục Tổ có thần thông ?
1) Theo ư tôi , th́ lúc đó
Lục Tổ chưa có thần thông .
Sau đây là những lư do
tại sao (lúc đó Lục Tổ chưa có thần thông) :
a) Hầu hết
người Kiến Tánh chẳng có thần thông ; muốn có thần thông th́ phải luyện.
b) Mấu chốt của
thần thông trong Phật Pháp là Tứ Thiền.
Ngược lại, không cần có Tứ Thiền cũng
có thể có thần thông như các Thiên Vương cơi
Dục Giới.
c) Vào Tứ Thiền, từ
đó luyện thần thông. Có nhiều người vừa
đắc Tứ Thiền liền có thần thông, v́ họ
kiếp trước đă luyện thành thần thông. (
Đây thường là Họa chớ chẳng phải là
Phúc ! V́ họ tưởng rằng đă chứng A
La Hán rồi lạc vào đường tà ! Xưa nay, việc này diễn ra hoài ! Nổi tiếng nhất là Devadatta, ông này
đắc Tứ Thiền liền có Thần Túc Thông,
tưởng rằng đă thành Phật, ông ta đ̣i thay
Phật làm giáo chủ ! )
d) Từ lúc Huệ Năng
ngộ, cho đến lúc được truyền y bát và
chay trốn, trong thời gian gần 1 năm đó :
_không có bằng chứng nào
cho thấy là Lục Tổ có thần
thông
_không có bằng chứng nào
cho thấy là Huệ Năng đă từng luyện Tứ
Thiền
e) Không có bằng chứng nào
cho thấy là Huệ Năng đă từng luyện Tứ
Thiền trước khi ngộ.
2) Nếu đúng vậy, th́
làm sao giải thích :
_Huệ
Minh đến, muốn lấy y bát mà chẳng
nhúc nhích được . . .
?
Tôi nghĩ rằng đây là
một chuyện huyền bí , có thể do :
_vị sơn thần
muốn làm hộ pháp
_thần thông của Ngũ
Tổ
_Huệ Minh bị ‘thần
hồn nát thần tính’, đến khi sắp lấy
được y bát th́ lương tâm cắn rứt,
tự nghĩ nào có thể cướp giựt được y
bát thiêng liêng ! thế là chẳng làm nhúc
nhích được
y bát !
Bằng
không, phải chấp nhận một chuyện huyền bí khác, một
chuyện huyền bí hơn, cao siêu hơn : Lục
Tổ tài hùng biện quán thế , thuyết phục nổi
Huệ Minh từ bỏ ư định cướp
giựt y bát !
( tài hùng biện này là tài
thế gian, khác với biện tài Trực Chỉ )
Vài mươi năm sau,
Lục Tổ có thần thông, nhưng đó là việc về sau . . .
V) Đại Đệ Tử của Ngũ Tổ chẳng tranh giành y bát
Một số người
nghĩ rằng có sự tranh giành y bát giữa Huệ Năng và Thần Tú. Sự thực không phải như vậy. Những người rượt theo Huệ Năng không do Thần Tú sai
đi.
Ngũ Tổ có Thập Đại Đệ Tử , trong
đó có Huệ An là đại
sư huynh của Huệ Năng và Thần Tú
.
Huệ
An là bậc đạo
cao đức trọng, lại đă Kiến Tánh, dĩ nhiên cũng chẳng tranh giành y bát . Tại
sao Huệ An không được truyền ngôi Tổ ? Một lư do chính yếu
là ngài đă quá già ! ngài hơn thầy ( Ngũ Tổ ) đến hai chục tuổi ! [ Huệ
An là một du tăng,
một hôm yết kiến Ngũ Tổ được chỉ điểm nên Kiến Tánh ; do đó tôn Tổ
làm thầy]
Cũng như Thần Tú, Huệ An là quốc sư.
Không phải v́ chẳng được Y Bát mà chẳng thể dạy đạo đâu, số người theo học Thần Tú c̣n
nhiều hơn Huệ
An và Huệ Năng !
Ḍng thiền của Lục Tổ trở nên hưng thịnh sau này là v́ đệ tử đồ tôn của
ngài có nhiều người lỗi lạc, đệ tử của An quốc sư cũng có nhiều người lỗi lạc _ḍng thiền của ngài, có lẽ sau
này được sát nhập vào ḍng của
Huệ Năng ( giống như
ḍng thiền của Huyền Giác). C̣n ‘thiền Thần Tú‘ th́ thất
truyền ! Vả
lại, ‘thiền Thần Tú‘ chẳng thể xem là Thiền Tông, v́ Thần
Tú chưa kiến tánh.
Tại sao lại truyền Y
Bát ?
_ để duy tŕ huệ
mạng của Như Lai !
một vị Tổ có
bổn phận phải chỉ điểm cho người
được Kiến
Tánh .
Và Y Bát là bằng chứng : có bằng
chứng là Tổ, đă Kiến Tánh ! Nhất là ở trường hợp Lục
Tổ : không có bằng chứng này không
có người theo học !
Tại sao lại chạy
trốn ?
_v́ Ngũ Tổ dạy
như vậy !
VI ) Ngũ Tổ : thời kỳ hưng thịnh của Thiền Tông
Đại Đệ Tử của Ngũ Tổ chẳng tranh giành y bát nhưng
bọn người rượt Lục
Tổ th́ quả có cái mưu đồ đó .
Tại sao bọn kia lại
rượt Lục Tổ ?
_ kỳ thị chủng
tộc : Lục Tổ là người Lĩnh
Nam ( tức là Lưỡng Quảng và nước ta) ,
bị người Tàu coi là mọi rợ , họ không
thể chấp nhận người mọi làm Tổ !
_ Lục Tổ lại mù chữ
_một số người
muốn tôn Thần Tú làm Tổ, bất chấp lệnh
Ngũ Tổ.
Cần nhớ là họ có ư
định giết Lục Tổ ; đây
là lư luận xưa nay của Tàu : ngôi Tổ
như ngôi vua, muốn cướp ngôi vua, th́ phải
giết vua !
Mấy mươi năm sau
, họ vẫn không từ bỏ ư định này và sai
mướn Hạnh Xương đi hành thích Lục
Tổ !
Sự
tranh giành y bát này, lúc
Ngũ Tổ c̣n tại thế, cho thấy rằng Thiền Tông đang
hưng thịnh. Bởi v́ nếu
Thiền Tông không hưng thịnh th́ thiên
hạ đâu thèm để ư ǵ đến ngôi Tổ. V́ Thiền Tông đang hưng thịnh, nên bọn người tầm thường đó mới coi ngôi Tổ
như ngôi vua !
Xem bài " Kim Cang Công
Truyền và thời kỳ hưng thịnh của Thiền Tông"
VII) Ảnh hưởng
của câu chuyện này và của "Không nghĩ thiện,
không nghĩ ác"
Như đă nói ở trên, Câu
chuyện Lục Tổ và Huệ Minh bị hiểu
lầm. Người đời tưởng lầm
rằng "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" là
điều Lục Tổ dạy Huệ Minh, và do đó là
chân lư ! (Nhắc lại : điều Lục Tổ
dạy Huệ Minh là câu hỏi :‘cái ǵ là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?’)
Ảnh hưởng của
"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" rất
lớn, từ khi Kinh Pháp Bảo Đàn bắt đầu
được truyền bá, cho đến ngày nay : nhiều pháp sư, nhà chú giải, các Phật
Tử vẫn quả quyết rằng"Không nghĩ
thiện, không nghĩ ác" là
Kiến Tánh ( Nhắc lại : câu này
giỏi lắm chỉ đưa đến ‘đầu sào
trăm thước’ mà thôi ).
Các triết gia, văn sĩ
, ngoài Phật Giáo, cũng chịu ảnh hưởng
lớn của câu này , của câu chuyện này, như vài thí
dụ sau . . .
VIII) Câu chuyện này và
Vương Dương Minh
Câu chuyện này , theo ư tôi, có
ảnh hưởng rất lớn đến Vương
Dương Minh !
Theo chính Vương
Dương Minh từng tuyên bố, học thuyết
của ông có thể được tóm tắt như
sau :
Vô
thiện vô ác là bản thể của tâm
Có
thiện có ác là sự động của ư
Biết
thiện biết ác là lương tri
Làm
thiện bỏ ác là cách
vật
Theo tôi, điều căn
bản của học thuyết này :
Vô
thiện vô ác là bản thể của tâm
là bắt nguồn từ
câu"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" của câu chuyện
LụcTổ_và_HuệMinh này.
Vương Dương Minh
đă từng có một thời học thiền, nghiên
cứu nhiều . Nhưng Vương Dương Minh
học nghệ không tinh, không hiểu thấu đáo
Phật Pháp, lại trở lại chê bai Thiền và trở
về với Nho Giáo. Dù vậy, Vương Dương
Minh vẫn giữ lại của Thiền một
điều mà Vương Dương Minh
tưởng là tinh túy của Thiền :
Vô
thiện vô ác là bản thể của tâm
Chữ dùng ‘bản thể
của tâm’ tố cáo ảnh hưởng của Thiền .
Và ṭan câu là xuất phát
từ "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác" !
IX) Câu chuyện này và Ỷ
Thiên Đồ Long Kư
Câu chuyện này đă
được văn hào Kim Dung phóng tác, trong Ỷ Thiên
Đồ Long Kư, khi diễn tả về thân thế
của Trương Tam Phong ! Trương Tam Phong, tổ
sư phái Vơ Đang, là một nhân vật có thực ;
nhưng những điều viết trong truyện Kim Dung
là sản phẩm tưởng tượng của Kim Dung.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long
Kư : Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân
Bảo, là tục gia đệ tử của Giác Viễn
thiền sư chùa Thiếu Lâm . Vị sư này học bí quyết Cửu Dương Chân Kinh chú thích
trong Kinh
Lăng Già và truyền dạy cho đệ tử; v́ vậy
tuy mới là một thiếu niên nhưng nội lực Trương Tam Phong tương đương
với đệ nhất cao thủ thời đó.
Đầu truyện, sau khi
lập công lớn với chùa Thiếu Lâm, thầy tṛ Giác
Viễn thiền sư phải bỏ chạy, v́ chùa
Thiếu Lâm muốn trừng phạt Quân Bảo tội
học vơ Thiếu Lâm khi chưa được phép.
Chạy được trăm dặm, Giác Viễn
thiền sư dừng lại nghỉ ngơi . Đêm
đó, thủ tọa La Hán Đường là Vô Sắc
rượt đến nơi, nhưng không ra mặt.
Nhờ vậy, khi Giác Viễn thiền sư ngồi
tĩnh tọa , đọc bí quyết Cửu Dương Chân Kinh , th́ Vô Sắc lĩnh
hội được.
Sáng ra, mọi người
nhận thấy Giác Viễn thiền sư đă viên tịch
. Vô Sắc bảo Trương Quân Bảo chạy về
hướng tây, c̣n ông trở lại, điều
động tăng chúng rượt về đông.
Câu chuyện này rất
giống ‘câu chuyện Lục Tổ và Huệ Minh’ :
_cũng như Lục
Tổ, thầy tṛ Giác Viễn thiền sư bị mấy
trăm nhà sư truy đuổi
_cũng như Lục Tổ,
thầy tṛ Giác Viễn thiền sư bị truy
đuổi sau khi chứng tỏ nội công vô địch
_cũng như Lục
Tổ, Kiến Tánh nhưng không kiến thức về kinh
điển, Giác Viễn thiền sư nội công vô
địch nhưng không có chút vơ nghệ
_giống như Huệ Minh,
người đuổi kịp là Vô Sắc được
’khai ngộ’
_giống như Huệ Minh,
Vô Sắc đánh lạc hướng tăng chúng để
cứu Quân Bảo’
Rơ ràng là văn hào Kim Dung
đă phóng tác ‘Câu chuyện Lục Tổ và Huệ Minh’.
(Xem bài viết "Luận Kiếm",
trong đó tôi có đưa ra một số điều
hư cấu của Kim Dung _khi Kim Dung nói đến
những sự kiện, nhân vật có thật)
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Kinh sách tham khảo
Kinh :
Kinh
Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại
Thừa Kim Cang Kinh Luận
Cuộc
đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch
giả Thích Trung Quán
Kinh
Kim Cang
Kinh
Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Kinh
THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Nhẫn Tế
Kinh
Trường A Hàm, dịch
giả Thích Thiện Siêu
Kinh Vô Ngă Tướng, dịch
giả Phạm Kim Khánh
Ngữ Lục (đến
đời Lục Tổ):
Sáu
cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ,
dịch giả Trúc Thiên
Kinh
Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh
Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác, dịch
giả Trúc Thiên
Ngữ Lục (sau
đời Lục Tổ):
Bá
Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy
Lực
Truyền
Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực
Cội
nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của
thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền
Chơn
tâm trực thuyết, Phổ Chiếu
Lâm
Tế Ngữ Lục
Thiền
Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim,
Oánh Sơn, Hư Vân; dịch
giả Thích Thanh Từ
Tọa
Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như
Hạnh
Tu
tâm quyết, Phổ Chiếu
Sách :
Tổ
Thiền Tông, Thích Thanh Từ
Thiền
Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch
giả Như Hạnh
Triết
Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục
Nho
Giáo, Trần Trọng Kim
Việt Nam Phật Giáo sử luận, Nguyễn
Lang
Tiểu thuyết kiếm
hiệp :
Thần
Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung
Ỷ
Thiên Đồ Long Kư, Kim Dung
Giang
Hồ Mộng Kư, Ưu Đàm Hoa
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
--------------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M
ụ c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp
Thư * Bài
mới * Nối kết
Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *
------------------------------------------------------------------------------