Không trụ vào đâu cả !

            ( Kinh Kim Cang )

      

                    Lê Anh Chí

 

_________________________________

 

Dàn Bài :

Lời phi lộ : yếu chỉ Thiền Tông

I ) Quán như huyễn : chủ thể và đối tượng

đối tượng : như huyễn 

chủ thể : chẳng phải như huyễn 

II ) Quán chiếu Bát Nhă Tâm Kinh

1)  TÂM KINH  2) Tạm dịch  3) Quán chiếu

4) Đối tượng : rốt ráo không 

5) Chủ thể : rốt ráo không khổ 

III ) Pháp nhĩ căn viên thông

1)  KINH Lăng Nghiêm 2) Quán chiếu

3) Đối tượng : năng văn sở văn, năng giác sở giác, . . .  rốt ráo không 

4) Chủ thể : nhĩ căn viên thông 

IV ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

1)  KINH Kim Cang

2) Đối tượng : sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp rốt ráo không trụ 

3) Chủ thể : an trụ

V ) Không trụ vào đâu cả !

1)  KINH Kim Cang

2) Đối tượng : rốt ráo không đối tượng 

3) Chủ thể : Kiến Tánh !

______________________________

 

 

             Thiền Tâm trời biển tịnh thanh,

           Dạt dào ả Quảng kẽ mành rải thưa -

             Thiền Tâm nắng sớm đẩy đưa,

           Bạt ngàn sóng vỗ dư thừa đêm thanh -

             Thiền Tâm ngọc bích liên thành,

            Ngút cao Bắc Đẩu rành rành Đại Bi -

             Thiền Tâm nào có so b́,

           Nhật th́ tự sáng, nguyệt th́ tuyệt xinh

             Thiền Tâm tự chỗ thiền sinh,

           Ưng Vô Sở Trụ, hiển minh Tánh hằng !

             ( Thiền Tâm  , Lê Anh Chí)

 

 

Lời phi lộ : yếu chỉ Thiền Tông

 

Bài viết này nói về yếu chỉ Thiền Tông. Yếu chỉ Thiền Tông là ‘Không trụ vào đâu cả !’. Mệnh đề :

_ Không trụ vào đâu cả !

có thể đưa đến sự Kiến Tánh.

 

‘Không trụ vào đâu cả !’ xuất phát từ Kinh Kim Cang. Vị tổ sư của pháp môn Kim Cang công truyền là Ngũ Tổ ; thế nhưng ngài không giải thích tại sao Kinh Kim Cang lại có thể đưa đến sự Kiến Tánh .Người được thừa hưởng pháp môn cao siêu này là Lục Tổ , cũng chẳng giải thích v́ sao :

_Không trụ vào đâu cả !

đưa đến sự Kiến Tánh !

(trong Kinh Pháp Bảo Đàn, không thấy điều này)

 

Bài viết này xác định v́ sao:

_ Không trụ vào đâu cả !

là một câu chuyển ngữ công truyền ( do đó, có thể đưa đến sự Kiến Tánh ).

Tôi dùng cách tỉ lượng phân biệt, so sánh vài pháp môn : đi từ ‘Quán như huyễn’, qua  Bát Nhă Tâm Kinh, đến ‘Pháp nhĩ căn viên thông’ , và cuối cùng ‘Không trụ vào đâu cả !’. Pháp ‘Không trụ vào đâu cả !’ là cao siêu nhất !

 

Ngũ Tổ, Lục Tổ không giải thích (đúng hơn là : đệ tử của nhị vị Tổ Sư không có ghi lại lời giải thích) ; nhưng các nhà chú giải xưa nay đều đă nói rất nhiều. Xin thưa trước rằng : lời giải thích của họ không giống với bài viết này. Nói chung chung : họ giải thích về lư, nói về Tâm Vô Trụ ; c̣n tôi th́ chú trọng đến kỹ thuật Kiến Tánh , chú trọng đến cái mệnh đề giản dị , câu chuyển ngữ giản dị :

_Không trụ vào đâu cả !

 

 

I ) Quán như huyễn : chủ thể và đối tượng

 

Quán rằng các pháp là như huyễn.

Đây là pháp quán thông thường trong Phật Pháp, cả Nhị Thừa và Đại thừa đều có pháp này. Kinh Lăng Nghiêm có pháp này. Kinh Kim Cang cũng có pháp này : đó là câu kệ lục như :

_ Quán rằng các pháp là

             như mộng

             như huyễn

             như bọt

             như bóng

             như sương

             như điện

 

Sở quán, tức đối tượng của pháp quán, là các pháp ; chủ thể là tâm ta Khi ta thành công trong pháp này, th́ ta thấy các pháp là huyễn. Nhưng tâm ta chẳng phải là huyễn ; ngược lại, tâm ta rắn chắc hơn, thực hơn, có thể chắc như kim cang ( v́ thế, Kinh Kim Cang  có pháp này ).

 

Trong thiền quán thiền hành, điều cần phân biệt là chủ thể và đối tượng.

 

 

II ) Quán chiếu Bát Nhă Tâm Kinh

 

1)  TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhă Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhăn giới năi chí vô ư thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, năi chí vô lăo tử, diệc vô lăo tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhă Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố; vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật y Bát Nhă Ba la mật đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ đề.
Cố tri Bát Nhă Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thật bất hư.
Cố thuyết Bát Nhă Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.

 

2) Tạm dịch

Quan tự tại đại bồ tát hành thâm Bát nhă ba la mật đa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách. Này ông Xá Lợi Phất, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc ; sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy. Ông Xá Lợi Phất, các pháp thật không tướng, không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên không-trung không có sắc thọ tưởng hành thức, không nhăn nhĩ tỹ thiệt thân ư, không sắc thanh hương vị xúc pháp, không nhăn giới cho đến không ư thức giới, không vô minh và sự tận diệt tận của vô minh, cho đến không lăo tử và sự diệt tận của lăo tử, không khổ tập diệt đạo, không trí, không đắc, v́ không  sở đắc.

Bồ tát v́ y theo Bát nhă ba la mật đa nên tâm không bị chướng ngại, v́ không bị chướng ngại nên không khiếp sợ, ĺa xa mộng tưởng điên đảo, đạt được niết bàn.

Chư Phật ba đời  y theo Bát nhă ba la mật đa nên được vô thượng bồ đề. Do đó mà biết Bát nhă ba la mật đa là bài chú rất thần diệu : bài chú rất sáng chói, bài chú vô thượng , vô đẳng đẳng, trừ được hết thảy khổ năo ; chắc thật, không hư ngụy.

Nên nói chú Bát nhă ba la mật đa : Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.
 

3) Quán chiếu

Quán rằng năm uẩn là không

Quán rằng sắc tức là không, không tức là sắc ; thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy.

Quán rằng các pháp không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt.

Quán rằng không-trung không có sắc thọ tưởng hành thức, không nhăn nhĩ tỹ thiệt thân ư, không sắc thanh hương vị xúc pháp, không nhăn giới cho đến không ư thức giới.

Quán rằng không có vô minh và sự tận diệt tận của vô minh

Quán rằng không có lăo tử và sự diệt tận của lăo tử,

Quán rằng không có khổ tập diệt đạo, không trí, không đắc, không  sở đắc.

 

4) Đối tượng : các pháp rốt ráo không

Rất nhiều người tu Tâm Kinh dừng lại ở Ngũ Uẩn Giai Không (5UGK) , cho là như vậy là xong, cho 5UGK là đại ư của Tâm Kinh. Không phải thế ! cần quán hết Tâm Kinh, quán cho được rốt ráo không.

5) Chủ thể : rốt ráo không khổ.

Tŕnh độ chứng đắc cao thâm hơn tŕnh độ 5UGK nhiều , mặc dù đă quán ‘không  sở đắc’. Nhắc lại : cần phân biệt chủ thể và đối tượng.

 

III ) Pháp nhĩ căn viên thông

 

1)  KINH Lăng Nghiêm :

Bấy giờ, ngài Quán-thế-âm Bồ-tát  từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: " Bạch Thế-tôn, tôi nhớ vô-số hằng-sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Quán-thế-âm; từ đức Phật kia, tôi phát-tâm Bồ-đề. Đức Phật kia dạy tôi, từ văn , tư, tu vào Tam-ma-đề.

Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được ḍng viên-thông, không c̣n tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đă vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rơ thật không sinh. Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, th́ năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-măn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt. Sinh-diệt đă diệt, th́ bản-tính tịch-diệt hiện-tiền. Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thế-gian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng.

2) Quán chiếu

 

Không c̣n phân biệt động tĩnh

Không c̣n năng văn sở văn

Không c̣n năng giác sở giác

Không c̣n năng-không, sở-không

Không c̣n sinh-diệt

Không c̣n Sinh-diệt, th́ tịch-diệt hiện-tiền

 

3) Đối tượng : năng văn sở văn, năng giác sở giác, . . .  rốt ráo không

đây , ngoài đối tượng âm thanh, c̣n có đối tượng liên quan tới chủ thể : năng giác sở giác, năng không, sở không . . .

 

 

4) Chủ thể : nhĩ căn viên thông

Đối tượng : năng văn sở văn, năng giác sở giác, . . .  rốt ráo không. Vậy mà khi thành công, th́ Chủ thể lại đắc nhĩ căn viên thông : "hợp với bản-giác-diệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực . . . "

 

IV ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

 

1)  KINH Kim Cang :

{{ Không nên trụ vào sắc mà sanh tâm.

Không nên trụ vào thanh , hương , vị , xúc, pháp mà sanh tâm. }}

 

Do đó, ta có pháp tu :

_Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

 

2) Đối tượng : sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp rốt ráo không trụ

3) Chủ thể : an trụ

 

V ) Không trụ vào đâu cả !

 

1)  KINH Kim Cang (tiếp theo phần trên) :

 Không trụ vào đâu cả . . .

 

2) Đối tượng : rốt ráo không đối tượng

Không trụ vào đâu cả !

tức là,

Không trụ vào chỗ nào cả

tức là,

rốt ráo không đối tượng !

 

3) Chủ thể : Kiến Tánh !

Khi tâm ta làm được chuyện :

_ Không trụ vào đâu cả !

th́ tâm ta sẽ :

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !

tức là :

ta sẽ Kiến Tánh

tức là :

_chứng ngộ Phật Tánh ; tức là : chứng ngộ Thường , Lạc , Ngă, Tịnh. Tức là đắc đạo, đối với Thiền Tông.

 

Nếu ta hành ‘Không trụ’ như IV), th́ chẳng thể Kiến Tánh v́ :

_có đến 6 giai đoạn

_c̣n đối tượng để ‘Không trụ’ ; đó là c̣n Sắc để Không Trụ, c̣n Thanh để Không Trụ . . . c̣n Pháp để Không Trụ !

do đó, không có đà để

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !

 

C̣n

_ Không trụ vào đâu cả !

th́ rốt ráo không có chỗ trụ, rốt ráo không có đối tượng. Do đó, ta chuyển tâm một cái rầm, làm một cái rột : tâm ta phiêu phiêu vượt rào Vô Thủy, nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai . . .

 

*

* Lê Anh Chí *.

________________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, Việt dịch :  NH_N TẾ

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Vô Ngă Tướng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------