Câu định nghĩa SAI của thiền sư Huệ Hải Đại Châu

 

                  Lê Anh Chí

 

___________________________

 

Dàn Bài :

I ) Bốn vị đại đệ tử của Mă Tổ

II ) Câu định nghĩa SAI của thiền-sư Huệ Hải Đại Châu

III ) Cố t́nh định nghĩa SAI ?

IV ) Luân lư của câu chuyện

_____________________________

 

Vọng niệm chẳng sanh là thiền. Ngồi thấy Bản tánh là định.

("Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn")

 

 

I ) Bốn vị đại đệ tử của Mă Tổ

 

Mă Tổ có nhiều đệ tử lỗi lạc (Mă Tổ là học tṛ Hoài Nhượng, Hoài Nhượng là đệ tử của Lục Tổ), trong đó có bốn vị nổi tiếng nhất :

_Nam Tuyền Phổ Nguyện

_Bách Trượng Hoài Hải

_Huệ Hải Đại Châu

_cư sĩ Bàng Long Uẩn (Bàng cư sĩ vừa là học tṛ Mă Tổ vừa là học tṛ Thạch Đầu)

Thời đại của những vị này là thời cực thịnh của Thiền Tông.

 

Thiền-sư Huệ Hải Đại Châu để lại cho đời cuốn "Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn". Cuốn ngữ lục này kiến giải sâu xa, lư luận biến ảo dị kỳ và cũng là cuốn "Trực Chỉ" của Thiền Tông.

Xem Thiền Đốn Ngộ, dịch giả Thích Thanh Từ.

 

 

II ) Câu định nghĩa SAI của thiền-sư Huệ Hải Đại Châu

 

Trong cuốn "Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn" này, có một câu định nghĩa SAI của thiền-sư Huệ Hải Đại Châu, như sau :

_Vọng niệm chẳng sanh là thiền. Ngồi thấy Bản tánh là định.

 

Để thấy rằng câu định nghĩa này SAI, ta chỉ cần viết câu định nghĩa ĐÚNG ra :

_Vọng niệm chẳng sanh là định. Ngồi thấy Bản tánh là thiền.

Thật vậy : không sanh vọng niệm là kết quả, công phu của thiền-định c̣n Thiền thiền-tông là để thấy Tánh !

 

Trong câu trên, dư ra chữ "ngồi". Ta có thể viết lại như sau :

_Vọng niệm chẳng sanh là định. Làm thế nào để thấy Tánh là thiền.

( đi đứng nằm ngồi đều có thể thiền !)

 

 

III ) Cố t́nh định nghĩa SAI ?

 

Chẳng lẽ một vị đă Kiến Tánh, thiền lư lỗi lạc như Thiền-sư Huệ Hải Đại Châu lại có thể định nghĩa SAI ? _nhất là ở chữ căn bản Thiền Định hay sao ?

Câu trả lời có thể là Thiền-sư Huệ Hải Đại Châu cố t́nh định nghĩa SAI ! Để chi vậy ? _để bắt người học phải suy nghĩ rơ ràng, chẳng thể học thuộc ḷng như con vẹt !

Một bằng chứng cho sự cố t́nh định nghĩa SAI này : sau đó Thiền-sư Huệ Hải Đại Châu viết :

_Định là đối cảnh tâm không sinh, tám gió thổi chẳng động . . .

" đối cảnh tâm không sinh " nào khác ǵ bao nhiêu với "Vọng niệm chẳng sanh " ?

 

 

IV ) Luân lư của câu chuyện

 

Luân lư của câu chuyện này rất rơ ràng : tu học Thiền Tông, cũng như học tập tễnh ở trường đời , cần phải suy nghĩ rơ ràng, sáng suốt, lư luận rành mạch, chẳng thể nhắm mắt học thuộc ḷng lời Tổ !

Ngoài ra, sự thực như thế nào là nói thế ấy : chẳng phải v́ đó là câu nói của Thiền-sư Huệ Hải, mà thấy SAI lại chẳng dám nói là sai !

Thấy SAI lại nói là đúng là phạm tội vọng ngữ . Thấy SAI lại chẳng dám nói là sai , nên không nói ǵ cả, là vô thưởng vô phạt . Thấy SAI lại nói là sai , dù là lời Tổ nói : đó mới chính là hiểu ư Tổ Sư !

Nói chung, trên trường chân lư, nghĩ sao, thấy sao, nói vậy là nói lời hợp chân lư ! _v́ không nói dối.

 

*

* Lê Anh Chí *.

______________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

      Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

      Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

      Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

      Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

      Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

      Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

      Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

      Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, Việt dịch :  NH_N TẾ

      Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

      Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

      Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

      Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

      Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

      Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

      Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

      Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

      Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

      Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

      Lâm Tế Ngữ Lục

      Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

 

            Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------