Đại ư Kinh Kim Cang = Không trụ vào đâu cả !

 

                    Lê Anh Chí

 

___________________________________________

 

Dàn Bài :

I ) KINH Kim Cangkinh Thiền Tông

II ) Không phải nghĩa ba câu

III ) Không phải phá chấp

IV ) Không phải xa ĺa các tướng

V ) Không phải như như bất động

VI ) Không phải trụ vào không, hư không

VII ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

VIII ) Không trụ vào đâu cả !

___________________________________________

                     

                  Quán tâm . . . thà vất Ỷ Thiên,   

              Vung ḷe Tuệ Kiếm, một thiền thoát ly !

                  Đành tâm . . . vất cán Long Tuyền,   

              Vung ḷe Tuệ Kiếm lái thuyền thoát ly !

             Luyện Kim Cang, theo v́ Ngũ Tổ,   

             Tới Thiếu Lâm, bàn Ngộ Đạt Ma !

                  Hùng Tâm . . . rực rệt ráng pha,

              Tánh Ta tĩnh sáng như là nguyệt in !

             (Trượng Phu Ngâm, Lê Anh Chí)

 

             Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ,

             Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

             ( Thiền Tông  , Lê Anh Chí)

 

Phật thuyết KINH Kim Cang , do ông Tu B Đ, đại diện những người trong hội , thưa hỏi Phật rằng :

_Làm sao an tr tâm ?  Làm sao hàng phục tâm ? 

 

I ) KINH Kim Cangkinh Thiền Tông

 

KINH Kim Cangkinh Thiền Tông t đời Ngũ T, ngài dạy rằng th tŕ KINH Kim Cang th Kiến Tánh.

Luyện  Kinh Kim Cang là một trong 3 phương thức Thiền Tông .

 

II ) Không phải nghĩa ba câu

 

Nghĩa ba câu là :

_là X

_chẳng phải là X

_tạm gọi là X

 

Trong Kinh Kim Cang, luận này được lập đi lập lại nhiều lần. Nhưng nếu bảo rằng luận này là đại ư Kinh Kim Cang th́ lầm to, th́ đưa đến luận !

Ngay những k chập chững vào Thiền Tông cũng biết nghĩa ba câu : trong ‘Tiểu Phi Đao( truyện kiếm hiệp) của C Long, hai nhân vật chính Tầm Hoan Tiểu Phi cũng dùngnghĩa ba câu’ dài dài, ư chừng Cổ Long tiên sinh cũng tự phụ là hiểu Thiền, biết thiền !

 

Sự thực, nghĩa ba câu chẳng phải là đại ư Kinh Kim Cang ; nếu đó là đại ư Kinh Kim Cang , th́ Phật đă nói trắng ra rồi, cần phải ṿng vo Tam Quốc c cuốn Kinh !

S thực th́ : chân không th định danh được, ngôn ng không đ lời đ diễn t chân  ; do đó :

_định danh là X

_chẳng phải là X : phủ nhận X liền sau đó, X không đ đ diễn t chân  

_tạm gọi là X : lại khẳng định X, v́ đại khái chỉ có X là tạm diễn t được chân  

Nghĩa ba câu là vậy. Nhưng hiểu như vậy, nghĩa ba câu vẫn chẳng phải là đại ư Kinh Kim Cang , không tr lời được câu hỏi :

_Làm sao an tr tâm ?  Làm sao hàng phục tâm ? 

 

 

III ) Không phải phá chấp

 

Nhiều người nói rằng KINH Kim Cang là đ phá chấp, nhất là đ phá tâm chấp thật của người đời.

S thực th́ ngược lại : Kinh Kim Cang là đ diễn t chân , đ đưa đến chân ( đưa đến s Kiến Tánh). Chẳng qua, ngôn ng không đ lời đ diễn t chân  ; do đó :

_định danh là X

_chẳng phải là X : phủ nhận X liền sau đó, X không đ đ diễn t chân  

. . .

 

 

IV ) Không phải xa ĺa các tướng

 

Đại ư của Kinh Kim Cang không phải là xa ĺa các tướng !

Trong Kinh Kim Cang câu "xa ĺa các tướng là chư Phật". Rất nhiều người không để ư rằng câu này không phải Phật nói mà là của ông Tu Bồ Đề !  ông Tu Bồ Đề  nói th́ th đúng th sai , ông không Chánh Biến Tri của Phật !

 

Câu này s thựcsai :

Phật th́ xa ĺa các tướng.

C̣n xa ĺa các tướng chưa đủ là chư Phật :

 

1) Những ai từng đọc kinh điển Đại thừa đều biết rằng xa ĺa các tướng là giai đoạn đầu ; cần phải xa ĺa cái xa ĺa đó nữa mới được !

Bởi thế, mới xa ĺa các tướng sao có thể gọi là chư Phật ???

 

2) ớng với ‘xa ĺa các tướng’ cái nào hơn ?

_Dĩ nhiên là vô tướng !

Vậy mà, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn :

_đắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng

_rồi tu : vô tướng, vô cầu, vô nguyện

th́ đắc A La Hán !

Do đó, ‘vô tướng’ chỉ mới là điều kiện cần để đắc A La Hán mà thôi, chẳng phải là điều kiện đủ.

Cho nên, ‘xa ĺa các tướng’ chưa đủ thành  A La Hán 

Huống chi là chư Phật !

 

3) Đoạn 28, 29

‘xa ĺa các tướng’ ở trong đoạn 28, 29 ( phân loại theo bản dịch của Thích Thiện Hoa)

Trong hai đoạn này, ông Tu Bồ Đề tán thán công đức của Kinh Kim Cang, cuối cùng ông nói thêm : ‘xa ĺa các tướng’.

Đại ư của hai đoạn này : ông Tu Bồ Đề tán thán công đức của Kinh Kim Cang, ‘xa ĺa các tướng’ chỉ là nói phụ thêm vào !

Đoạn 30, Khi Phật nói "Đúng vậy !  " , đó chỉ là nói cái đúng của đại ư của đoạn 28,29, tức sự tán thán công đức của Kinh Kim Cang ! Điều này là vậy ; sau khi nóiđúng ! , Phật nói ‘công đức hi hữu của Kinh Kim Cang

 

Tóm lại :

câu "xa ĺa các tướng là chư Phật" là sai ! Do đó câu này chẳng thể là đại ư của Kinh Kim Cang !

 

 

V ) Không phải như như bất động

 

Khi trụ được tâm, hàng phục được tâm, rồi th́ như như bất động (NNBD) !

NNBD là hậu quả của : sự trụ được tâm, hàng phục được tâm,

Do đó, NNBD chẳng phải là câu trả lời cho :

_Làm sao an tr tâm ?  Làm sao hàng phục tâm ? 

Do đó, NNBD chẳng phải là, chẳng thể là đại ư của Kinh Kim Cang !

 

Vả lại, Phật th́ NNBD

C̣n NNBD chưa đủ để làm Phật !

 

 

VI ) Không phải trụ vào không, hư không

 

Một số nhà chú giải, dịch Ưng Vô Sở Trụ là ‘trụ vào không, hư không’

‘trụ vào không, hư không’ th́ c̣n có chỗ trụ ( đó là : không, hư không)

Ưng Vô Sở Trụ là không có chỗ trụ .

Do đó, ‘trụ vào không, hư không’ là dịch sai, chẳng thể là đại ư của Kinh Kim Cang !

 

Sau đây, ta th xem xem ‘trụ vào không, hư không’ có phải là  chân lư không ; đứng về mặt Thiền Tông

 

1) Tr vào Không th́ớng Không.

2) Tr vào Không th́ớng Không.

như thế, c̣n cách xa Phật Tánh muôn trùng.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn , Lục Tổ đă dạy  :

       Không thấy pháp c̣n chấp thấy "Không" !

       Cũng như mây án mặt trời đông !

 

Xem phần :

_Một trường hợp " Vướng Không"  trong Kinh Pháp Bảo Đàn

của bài viết :

_Tâm Không chưa phải là chân lư

 

Nhắc lại và nói thêm :

a) Theo Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, nếu đắc được 4 Không sau đây :

       Thân Không

       Tâm Không

       Tánh Không

       Pháp Không

th́ đắc A La Hán.

 

b) Tâm Không Tánh Không là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

Tức là :

       A La Hán không thấy Phật Tánh !

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, là Đại Niết Bàn, là Niết Bàn của Phật.

 

c) Tâm Không là điều kiện cần  để đắc A La Hán.

Phật Tánh là Đại Niết Bàn, là điều kiện cần ( và đủ ) để thành Phật.

Sự khác biệt, hơn kém giữa Phật Tánh và Tâm Không thật rơ ràng lắm vậy.

 

‘Trụ vào không, hư không’ c̣n cách xa Phật Tánh muôn trùng.

 

 

VII ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

 

1)  KINH Kim Cang :

 

a) Bản phiên âm chữ Hán  :

"Th c, Tu-Bồ-Đề! Chư B Tát Ma Ha Tát, ưng như th sanh thanh tịnh Tâm :

Bất ưng tr sắc sanh tâm

Bất ưng tr thanh, hương, v, xúc, pháp, sanh tâm

Ưng s tr nhi sanh k tâm. "

 

b) Dịch :

"Này, ông Tu-Bồ-Đề! thế bậc Đại B Tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy :

Không nên tr vào sắc sanh tâm.

Không nên tr vào thanh, hương , vị , xúc, pháp sanh tâm.

Không trụ vào đâu cả sanh tâm ! "

 

2) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

"Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp" có phải là đại ư của Kinh Kim Cang ?

a) Đứng v phương diện , ư nghĩa, th́ ta th xem đây đại ư của Kinh Kim Cang !

Trở lại câu hỏi ở đầu kinh :

__Làm sao an tr tâm ?  Làm sao hàng phục tâm ? 

Trả lời :

_ Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp !

 

b) Đứng v phương diện Thiền Tông, đứng v phương diện k thuật Kiến Tánh th́ câu này chưa đ !

‘Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp‘ chẳng thể đưa đến sự Kiến Tánh v́ :

_có đến 6 giai đoạn

_c̣n đối tượng để ‘Không trụ’ ; đó là c̣n Sắc để Không Trụ, c̣n Thanh để Không Trụ . . . c̣n Pháp để Không Trụ !

do đó, tâm ta không có đà, để

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !

 

KINH Kim Cangkinh Thiền Tông , đứng v phương diện Thiền Tông, đứng v phương diện k thuật Kiến Tánh th́ ‘Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp‘  chưa đ làm đại ư của Kinh Kim Cang !

 

 

VIII ) Không trụ vào đâu cả !

 

1)  KINH Kim Cang :

 Không trụ vào đâu cả sanh tâm.

 

2) "Không trụ vào đâu cả !" là đại ư của Kinh Kim Cang !

 

Trở lại câu hỏi ở đầu kinh :

__Làm sao an tr tâm ?  Làm sao hàng phục tâm ? 

Phật trả lời :

_ Không trụ vào đâu cả !

 

Câu trả lời này như sét đánh ngang trời !

là đại ư của Kinh Kim Cang !

 

"Không trụ vào đâu cả !" là yếu chỉ Thiền Tông ! Như mọi người đều biết, pháp tu thiền của Phật Pháp Bản là tr tâm, định tâm.

trong Kinh Đại Bát Niết Bàn , Phật nói :

       Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

nên câu "Không trụ vào đâu cả !" quả nói lên được sự đặc thù của Thiền Thiền Tông !

 

Ngoài ra, "Không trụ vào đâu cả !" c̣n đưa đến sự Kiến Tánh

Xem bài viết : "Không trụ vào đâu cả !"

 

Nhắc lại  :

 

Khi tâm ta làm được chuyện :

_ Không trụ vào đâu cả !

th́ tâm ta sẽ :

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !

tức là :

ta sẽ Kiến Tánh

tức là :

_chứng ngộ Phật Tánh ; tức là : chứng ngộ Thường , Lạc , Ngă, Tịnh. Tức là đắc đạo, đối với Thiền Tông.

 

_ Không trụ vào đâu cả !

th́ rốt ráo không có chỗ trụ, rốt ráo không có đối tượng. Do đó, ta có thể chuyển tâm một cái rầm, làm một cái rột : tâm ta phiêu phiêu vượt rào Vô Thủy, nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai . . .

 

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

       Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa

       Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

       Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả  Nhẫn Tế

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

       Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

       Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

       Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

       Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,  dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

       Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

       Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

       Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

       Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

       Lâm Tế Ngữ Lục

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

       Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

       Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

       Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

       Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

       Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------