Rời Động và Tĩnh là Đại Tọa Thiền !

 

                        Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Ngũ Tổ xác định lập trường của Thiền Tông

II ) Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

III ) Tổ Đạt Ma : Rời Động và Định là Đại Tọa Thiền 

IV ) Phật Tánh chẳng động chẳng tĩnh

V ) Kiến Tánh là Đại Tọa Thiền 

VI ) Kiến Tánh rồi, có thể có muôn ngàn chánh định

 

______________________

 

 

I ) Ngũ Tổ xác định lập trường của Thiền Tông

 

Thiền-tông đến đời Ngũ Tổ mới phát triển mạnh đường lối vửng chắc :

_ Thiền Tông trước kia, được gọi là Đông Sơn pháp môn. Sao lại là Đông Sơn pháp môn ? - Đông Sơn là nơi tọa lạc của Ngũ Tổ. Ngũ Tổ và Tứ Tổ đều hoằng pháp ở huyện Hoàng Mai, nơi đây có hai quả núi Tây và Đông Sơn. Chùa của Tứ Tổ ở núi Tây, Ngũ Tổ kế thừa sự nghiệp, mới đầu cũng ở chỗ này. Sau v́ sự nghiệp hoằng pháp của Ngũ Tổ càng ngày càng lớn, nên phải dời ra Đông Sơn chùa mới có thể chứa nhiều tăng chúng (và cư sĩ) tụ họp.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ cũng nói là ngài truyền bá Đông Sơn pháp môn .

_ Ngũ Tổ phát minh ra phương thức : luyện kinh Kim Cang để Kiến Tánh , một cuộc đại cách mạng !

_ Kinh Pháp Bảo Đàn thật ra chỉ là diễn nghĩa của kinh Kim Cang

 

Như đă viết trong bài :

_Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

Ngũ Tổ đă xác định lập trường của Thiền Tông :

1) Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn "chỉ luận kiến tánh. Ngài chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải thoát"  (Kinh Pháp Bảo Đàn).

tức là

_ Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

2) "Người nào Kiến Tánh th́ ta truyền ngôi Tổ"

3) "Người (đă) Kiến Tánh th́ khi ra trận cũng thấy tánh"

 

Tóm lược lập trường của Thiền Tông :

1) Tu để Kiến Tánh

2) Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

 

 

II ) Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

 

Tu để Kiến Tánh . Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

Sự tu hành của Thiền-tông rơ ràng như vậy, Suốt thời gian từ thời hưng thịnh (Ngũ Tổ) đến đời cực thịnh sau này, các Tổ vẫn chỉ dạy như vậy ; thí dụ :

 

__Lục Tổ nói :

"Trụ tâm quán tịnh là bịnh chẳng phải thiền. Thường ngồi là câu thúc lấy thân, đối với Đạo có ích chi đâu ! "

__Hoài Nhượng dạy Mă Tổ :

        Ngồi thiền đâu thể thành Phật được !

__Hoàng Bá : "Ngộ tại tâm, chẳng liên quan ǵ đến lục độ vạn hạnh". Trong lục độ có thiền-định.

__Bàng bạc trong các ngữ lục, các Tổ sư đều khuyến cáo thiền sinh không được <trầm không thủ tịch>. <Trầm không> đây là đắm ch́m trong cảnh giới không của định, < thủ tịch> là không rời đươc cảnh tịch diệt của thiền định, nhất là cảnh tịch diệt của A La Hán.

 

Nhưng v́ thế nhân khao khát thiền, khao khát thiền định, nên ngay Lục Tổ cũng có giảng về thiền định. Ngài châm chước cái thể, cái dụng của Tánh mà giảng thiền định. Có khi thiền định dùng cho mọi người, có khi dành cho người đă kiến tánh (Thường Định). Dù sao, thiền định của Lục Tổ cũng chẳng phải là thiền định của Phật Pháp Cơ Bản.

 

 

III ) Tổ Đạt Ma : Rời Động và Định là Đại Tọa Thiền 

 

Tổ Đạt Ma cũng có giảng về thiền định ;

_có khi là thiền định của Phật Pháp Cơ Bản ( Pháp Bích Quán, xem bài : "Pháp Bích Quán của Tổ Đạt Ma cực kỳ giản dị") ,

_có khi là thiền định biến thế của Thiền Tông , như đề tài của bài luận này : Rời Động và Định là Đại Tọa Thiền 

 

Câu "Rời Động và Định là Đại Tọa Thiền " trích từ Sáu cửa Thiếu Thất ( dịch giả Trúc Thiên). Đây đúng là thiền chính qui Thiền Tông !

Đây là tối thượng thừa thiền :

_ thiền Thiền Tông chẳng thể là định v́ : Thiền-tông chẳng tu thiền-định !

_ thiền Thiền Tông cũng chẳng thể là động !

thiền Thiền Tông cũng chẳng thể là động , trừ giây phút , sát na Kiến Tánh : NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai ! Nhưng cái "NHẢY Một Cái" là hậu qu của thiền Thiền Tông , kết qu của thiền Thiền Tông  chớ chẳng phải là thiền Thiền Tông ! Vả lại, cái "NHẢY Một Cái"  này ch kéo dài một sát na !

 

Ngoài ra,

        khi tâm tĩnh th́ tâm được định

        khi tâm định th́ tâm được tĩnh

Cho nên, từ mệnh đề :

_Rời Động và Định là Đại Tọa Thiền 

ta có thể suy ra :

_Rời Động và Tĩnh là Đại Tọa Thiền 

 

 

IV ) Phật Tánh chẳng động chẳng tĩnh

 

Phật Tánh chẳng động chẳng tĩnh

V́ Phật Tánh là tánh chẳng hai !

( Người ta thường gán câu " Phật Tánh là tánh chẳng hai  " cho Lục Tổ, v́ ngài đă giảng như vậy, cho Ấn Tông , sau 16 năm ẩn dật. Thật ra , câu này là Phật Ngôn, Phật đă nói vậy, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn.)

 

 

V ) Kiến Tánh là Đại Tọa Thiền 

 

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh

V́ Phật Tánh chẳng động chẳng tĩnh

Nên, Kiến Tánh là đă chứng đắc "chẳng động chẳng tĩnh"

 

 "Rời Động và Tĩnh là Đại Tọa Thiền" 

Nên

Kiến Tánh là đă chứng đắc Đại Tọa Thiền 

 

 

VI ) Kiến Tánh rồi, có thể có muôn ngàn chánh định

 

Kiến Tánh rồi, có thể có muôn ngàn chánh định.

Xem bài :

_Kiến Tánh Thành Phật

_Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

 

Ở đây, ta có thêm một giải thích cho sự "có thể có muôn ngàn chánh định" :

V́ Kiến Tánh là đă chứng đắc Đại Tọa Thiền !

 

----------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, Việt dịch :  NH_N TẾ

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

        Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

        Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

 

*

* Lê Anh Chí *.

______________

 

           Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------