Bài kệ của cư sĩ Huệ Năng : chẳng phải phá chấp !

 

                        Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Chẳng phải phá chấp mà là chân lư

II ) Bồ Đề vốn không cây

III ) Gương sáng cũng không đài

IV ) Xưa nay không một vật

V ) Nào chỗ bám trần ai

VI ) Nguyên lư sống c̣n của Thiền-tông

VII ) Cũng chẳng phải không một vật

VIII ) Kiến Tánh chớ chẳng phải Thiền Định, Giải Thoát

_____________________________________

 

 

I ) Chẳng phải phá chấp mà là chân lư

 

Hai bài kệ của sư Thần Tú và cư sĩ Huệ Năng :

Bài này viết về một chuyện cũ rích của Thiền Tông : hầu hết những người chập chững vào Thiền Tông đều biết câu chuyen hai bài kệ của sư Thần Tú và cư sĩ Huệ Năng ! chuyện cũ rích nhưng bài viết th́ không : những giải thích về hai bài kệ ở đây có khác biệt với những điều bàn luận, giải thích trong sách vở và trên Internet.

Trọng tâm của bài viết là : cư sĩ Huệ Năng chẳng phải phá chấp mà là nói chân lư,  chân lư về Thiền Tông, chân lư về Phật Tánh.

 

Sơ lược câu chuyện : Ngũ Tổ bảo môn đồ tŕnh kệ, ai Kiến Tánh th́ được ngôi Tổ. Sư Thần Tú viết :

                Thân là cây Bồ Đề

                Tâm như đài gương sáng

                Thời thời phải lau chùi

                Chớ để cho bụi bám

Cư sĩ Huệ Năng đọc bài kệ, biết Thần Tú chưa Kiến Tánh , nên đối lại như sau :

                Bồ Đề vốn không cây

                Gương sáng cũng không đài

                Xưa nay không một vật

                Nào chỗ bám trần ai

nhờ bài kệ này, mà cư sĩ Huệ Năng được truyền ngôi Tổ.

 

 

II ) Bồ Đề vốn không cây

 

Thần Tú tŕnh kiến giải bằng bài kệ mà câu đầu là :

                Thân là cây Bồ Đề

Huệ Năng đối lại bằng :

                Bồ Đề vốn không cây

Các nhà chú giải thường b́nh rằng : Thần Tú quá chấp, c̣n Huệ Năng th́ phá chấp. Sự thực th́ không có ǵ là chấp với phá chấp. Bài kệ của sư Thần Tú rất sai lầm, ngay câu đầu :

                Thân là cây Bồ Đề

đă hoàn toàn sai ! Phật thường giảng : chính cái thân của ta là nguyên nhân của sự khổ. Do đó, đem cái thân của ta so sánh với cây Bồ Đề , th́ thật không c̣n ǵ lầm hơn. Tu là tu tâm, chứ nào phải là trau giồi cái thân ! Cư sĩ Huệ Năng v́ thế mới đối lại là :

                Bồ Đề vốn không cây !

 

 

III ) Gương sáng cũng không đài

 

Câu thứ hai của sư Thần Tú :

                Tâm như đài gương sáng

Câu này sai bét ! Nếu ví Phật Tánh như gương sáng th́ được, c̣n ví Phật Tánh như đài gương sáng th́ hỏng bét, sai bét ! 

Thực ra, sư Thần Tú viết sai như thế, chỉ v́ vấn đề dùng vần trong bài kệ : câu chữ Hán là :

                Tâm như minh cảnh đài

Chữ ‘đài’ ở đây là để hiệp vận với câu cuối :

                Vật sử nhá trần ai

                ( Chớ để cho bụi bám )

 

Do đó, cư sĩ Huệ Năng nói :

                Gương sáng cũng không đài

 

 

IV ) Xưa nay không một vật

 

Sư Thần Tú tiếp :

                Thời thời phải lau chùi

Pháp tu này chẳng phải là Thiền Tông, v́ đây là trau giồi vọng tâm. Ngày ngày trau giồi vọng tâm th́ vọng tâm vẫn cứ là vọng tâm ( mặc dù tốt hơn), chẳng thể thành Phật Tánh !

Cư sĩ Huệ Năng đối lại là :

                Xưa nay không một vật

Ư nói rằng chẳng có cái ǵ để lau chùi hết !

Ư nói rằng Phật Tánh chẳng có cái ǵ để lau chùi hết !

 

 

V ) Nào chỗ bám trần ai

 

Sư Thần Tú kết :

                Chớ để cho bụi bám

cư sĩ Huệ Năng

                Nào chỗ bám trần ai

Đại ư là : Phật Tánh chưa hề, không hề bị ô nhiễm  !

 

Nhớ rằng đây là bài kệ họa, nên ít nhiều bị g̣ bó trong cái ư : phá chỗ sai lầm của bài kệ của sư Thần Tú. Dù vậy,   bài kệ này "ăn tiền " ở câu :

                Nào chỗ bám trần ai ?

Đại ư là : Phật Tánh không hề bị ô nhiễm  !

 

[ Ta có thể chứng minh rằng Phật Tánh không hề ô nhiễm, từ Định Đề Phật Tánh : "Phật Tánh chẳng  sanh, chẳng diệt" .

        (Định Đề Phật Tánh  rút ra từ bài kệ trong Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận :

        Tất cả chúng sinh

        Đều có Phật Tánh

        Xưa nay chẳng sinh

        Xưa nay chẳng diệt . . .

Đây là chân lư của Đại Thừa, nói theo toán học, th́ là Định Đề).

Xem bài viết " Phật Tánh chưa hề ô nhiễm" ]

 

Chỉ có người Kiến Tánh mới "chứng " được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm !

Do đó,  Lư cư sĩ được truyền ngôi Tổ .

Chứng được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm mà  Lư cư sĩ được truyền ngôi Tổ ; v́ đó là . . .

 

 

VI ) Nguyên lư sống c̣n của Thiền-tông

 

Nguyên lư sống c̣n của Thiền-tông là Phật Tánh chưa hề bị ô nhiễm

Bởi v́ Phật Tánh không hề bị ô nhiễm nên mới nói ngộ, nói mê. Nên mới có Thiền Tông !

Xưa nay, Phật Tánh vốn tự viên thành ; từ vô thỉ, Phật Tánh của ta vốn viên măn, tṛn đầy, trong sáng, và vốn là Đại Niết Bàn . Cái điều cao siêu, linh dị nhất là Phật Tánh không hề bị ô nhiễm. Đây cũng là điều may mắn cho tất cả chúng sinh, v́ nếu Phật Tánh của ta bị ô nhiễm th́ ôi thôi ta c̣n biết về đâu ? Ví như ḥn ngọc quí, cứ mỗi kiếp lại thêm tỳ vết, sạn cát ; th́ sau vô lượng kiếp cái ḥn ngọc quí đó sẽ thành cái chi chi ?? Quí th́ hết rồi, c̣n ngọc th́ chẳng ra ngọc  Giả sử muốn lọc lừa cho ra lại viên ngọc cũ , th́ biết phải làm sao ?

Chính v́ Phật Tánh không hề bị ô nhiễm mà ta có thể Kiến Tánh !

Nên mới có Pháp Môn Kiến Tánh !

Nên mới có Thiền Tông !

 

 

VII ) Cũng chẳng phải không một vật

 

Cư sĩ Huệ Năng nói :

                Xưa nay không một vật

Phật Tánh ‘không một vật’ v́

__Phật Tánh vô h́nh

__Phật Tánh không bị nhiễm ô

 

Nhưng nếu hiểu rằng Phật Tánh là Không th́ sai lầm lớn. Phật Tánh chẳng phải là Không !

__Phật Tánh vừa là Chân Không vừa là Diệu Hữu

__Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

Người đầu tiên , v́ câu ‘Xưa nay không một vật’, mà nghĩ rằng Phật Tánh là Không, là Sư Thần Tú ! sau này sư giảng đạo cũng nhất định nói "không một vật" , nhất định nói Không. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có kể việc này.

Xem phần " Một trường hợp  Vướng Không  trong Kinh Pháp Bảo Đàn "

của bài "Tâm Không chưa phải là chân lư"

 

 

VIII ) Kiến Tánh chớ chẳng phải Thiền Định, Giải Thoát

 

Sư Thần Tú :

                Thời thời phải lau chùi

                Chớ để cho bụi bám

Pháp tu này chẳng phải là Thiền Tông, v́ đây là trau giồi vọng tâm, là tu sửa. Đây là pháp tu Nhị Thừa : tu Thiền Định, Giải Thoát, đắc A La Hán.

Mục đích của thiền Thiền Tông là Kiến Tánh chớ chẳng phải Thiền Định, Giải Thoát. Đây là điều Ngũ Tổ hằng dạy ! (Kinh Pháp Bảo Đàn)

Sư Thần Tú  chẳng hiểu mục đích của Thiền Tông, cách hành đạo của Thiền Tông !

 

---------------------

Bài kệ của sư Thần Tú rất sai lầm, từ câu đầu đến câu cuối, cho thấy rằng Sư Thần Tú  chẳng hiểu mục đích của Thiền Tông, cách hành đạo của Thiền Tông, ngay cả Phật Pháp cơ bản, ông cũng chẳng thông !

C̣n bài kệ của cư sĩ Huệ Năng nói lên được chân lư,  chân lư về Thiền Tông, chân lư về Phật Tánh. Bài kệ của người đă Kiến Tánh.

 

Lê Anh Chí.

______________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

 

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------