Thánh Nhân không có t́nh , chỉ có . . . Đại T́nh !

                ( Luận Kiếm 3 : Thánh Nhân Kiếm )

 

                               Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

 

I ) Người Quân Tử không dấy ḷng

II ) V́ vậy mà cư xử theo lẽ công chánh

III ) Thánh Nhân không có ḷng

IV )  Nên lấy ḷng thiên hạ làm ḷng ḿnh

V ) Diệu dụng của Ḷng Không

VI ) Kiêm thiện thiên hạ

VII ) Mênh mang Bồ Tát Đại Bi

VIII ) Đại T́nh Địa Tạng ngục si cứu người

IX ) Đại T́nh là vô biên giới

X ) Vô biên giới : không gian, chủng loại, thời gian

XI ) T́nh rộng lớn diệt T́nh nhỏ nhít

XII ) Có chân t́nh th́ mới có Đại T́nh

XIII ) Chẳng phải Thiền Tông

XIV ) Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc Thần Giáo

XV )  Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng

Đại T́nh là Đại B́nh Đẳng

Phật Tánh là Đại B́nh Đẳng

 

 

                Sáng như trăng thắm đêm rằm,

            Tĩnh như bát ngát Phật Tâm diệu kỳ-

                Mênh mang Bồ Tát Đại Bi,

            Đại T́nh Địa Tạng ngục si cứu người

               (Trong Thanh Sáng Tĩnh, Lê Anh Chí )

 

 

I ) Người Quân Tử không dấy ḷng

 

Người Quân Tử tu thân ở chỗ tiết dục.

Tiết dục là không dấy ḷng.

Không dấy ḷng là không dấy ḷng tiểu nhân, không dấy ḷng tầm thường thế nhân.

Không bị đắm ch́m trong thất t́nh, lục dục , tham sân si .

 

Khó nhất là không dấy ḷng khi thành công :

Đông Châu Liệt Quốc:

        Sau nhiều năm vất vả, triều đ́nh Tề mở tiệc ăn mừng thành công. Mọi người đều quá vui, kiêu mạn. Thấy thế, Bảo Thúc Nha nâng ly rượu, nói :Tôi nghe nói : Người Quân Tử tuy vui mà chẳng quên lo. Chúa công đừng quên lúc c̣n chạy trốn nơi đất Cử, Quản Trọng đừng quên lúc c̣n ở tù xa, Ninh Thích đừng quên lúc cỡi trâu dưới núi . . .

 

 

II ) V́ vậy mà cư xử theo lẽ công chánh

 

Tiết dục, không dấy ḷng tiểu nhân, không dấy ḷng tầm thường thế nhân nên cư xử đắc kỳ trung.

Đắc kỳ trung là hợp đạo trung.

Đạo trung là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Năm đức này làm con người cư xử theo lẽ công chánh.

 

 

III ) Thánh Nhân không có ḷng

 

Căn bản của Thánh Nhân là Không.

 

Thánh Nhân nhà Phật,  chỉ kể người đă giải thoát, gồm hai bậc :

        A La Hán

        Bồ Tát

 

Ḷng của A La Hán là Không :

        là Không tham, sân si

        là 4 Không :

                Thân Không

                Tâm Không

                Tánh Không

                Pháp Không

Ḷng của Bồ Tát là Không và Từ Bi Hỉ Xả

 

 

IV )  Nên lấy ḷng thiên hạ làm ḷng ḿnh

 

Ḷng của Thánh Nhân là Không.

Nên lấy ḷng thiên hạ làm ḷng ḿnh.

 

Thánh Nhân nhập thế vui cái vui thiên hạ, buồn cái buồn thiên hạ, lo cái lo thiên hạ, làm thiên hạ được no ấm giàu có ( v́ thiên hạ muốn được no ấm giàu có).

Bồ Tát buồn v́ chúng sinh buồn, khổ v́ chúng sinh khổ, đau v́ chúng sinh đau, cho đến . . . bịnh v́ chúng sinh bịnh ; Bồ Tát cứu độ chúng sinh.

 

 

V ) Diệu dụng của Ḷng Không

 

( Ḷng Không tức là Tâm Không )

Căn bản của Tâm Thánh Nhân là Không.

 

Chính v́ Không nên có diệu dụng ;

        Ví như một căn pḥng trống không . V́ trống không nên   có thể dùng được : có thể chất đồ đạc, dùng làm chỗ ăn uống , nghỉ ngơi . . .

 

V́ Ḷng Không nên mới có chỗ để chứa ḷng thiên hạ . Nên lấy ḷng thiên hạ làm ḷng ḿnh.

V́ Ḷng Không nên mới có chỗ để tràn ngập Ḷng Từ , Ḷng Bi.

Tâm tràn ngập Ḷng Từ , Ḷng Bi là có Đại T́nh.

 

 

VI ) Kiêm thiện thiên hạ

 

Chủ trương ‘Kiêm thiện thiên hạ’ là chủ trương của Thánh Nhân Nhập Thế ( Khổng Giáo và Mặc Giáo).

Mạnh Tử : ‘Cùng th́ tự tốt lấy ta, đạt th́ đem lại hạnh phúc cho thiên hạ (Kiêm thiện thiên hạ) ’ 

Mặc Tử cũng chủ trương ‘Kiêm thiện thiên hạ’. Thuyết của Mặc Tử là kiêm ái. Mặc Tử và các môn đồ vất vả ngược xuôi để cứu khổn pḥ nguy, giúp đỡ từ cá nhân hoạn nạn cho đến cứu trợ nhửng thành tŕ bị đánh phá.

 

Mặc Tử ‘Kiêm thiện thiên hạ’ nhiều hơn Mạnh Tử, tận tâm tận lực cứu khổn pḥ nguy hơn  Mạnh Tử nhiều. Học thuyết của Mặc Tử cũng rơ ràng v́ nhân loại : Mặc Tử mạnh dạn tuyên bố rằng những việc đánh thành chiếm đất của vua chúa chỉ là những vụ ‘ăn cắp lớn’, ‘ăn cướp lớn’ ; rằng  ‘ăn cắp nhỏ’, ‘ăn cướp nhỏ’ th́ bị trừng trị, c̣n ‘ăn cắp lớn’, ‘ăn cướp lớn’ th́ được ca tụng là những hành vi anh hùng hào kiệt !

Mặc Giáo nêu cao Đại T́nh : t́nh yêu lớn với quốc gia, dân tộc, nhân loại.

 

( Người đạt đạo của Mặc Giáo, tuy thế , là Á Thánh chẳng phải là Thánh Nhân : v́ chưa đạt được ’Không’ ! )

 

 

VII ) Mênh mang Bồ Tát Đại Bi

 

Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hầu hết các Phật Tử Đại Thừa đều biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho ḷng Đại Bi, t́nh thương lớn với tất cả chúng sinh , t́nh thương lớn để cứu khổ chúng sinh.

‘Quán Thế Âm’ v́ :

        Bồ Tát quán âm thanh của chúng sinh, để cứu khổ cứu nạn

        Bồ Tát do quán âm thanh mà đắc đạo, thành tựu nhĩ căn viên thông.         Kinh Lăng Nghiêm :

                các tiếng động vào căn tai

                vào rồi mất, tâm ḿnh vẫn không động ; không c̣n đuổi theo tiếng động

                không c̣n phân biệt động tĩnh

                không c̣n năng , sở

                không c̣n năng văn , sở văn

                không c̣n năng giác , sở  giác

                không c̣n năng không , sở không

                . . .

Đại nguyện bao la của ngài là độ tất cả chúng sinh.

 

 

VIII ) Đại T́nh Địa Tạng ngục si cứu người

 

Địa Tạng Vương Bồ Tát .

Kiếp xưa của Bồ Tát là một hiếu nữ, muốn cứu mẹ thoát địa ngục : từ cái t́nh thương mẹ biến thành cái t́nh thương lớn với tất cả chúng sinh bị đọa đầy.

Bồ Tát trải vô lượng kiếp vào địa ngục cứu người .

Đại nguyện của ngài là khi nào địa ngục trống không mới thành Phật :

                Khi nào địa ngục c̣n ǵ,

            Đại T́nh Bồ Tát vẫn th́ Đại Nhân,

                Chẳng thành Phật Quả Pháp Thân !

                    (Đại T́nh, Lê Anh Chí )

 

 

IX ) Đại T́nh là vô biên giới

 

Phạm vi hoạt động của cái t́nh càng rộng lớn bao nhiêu th́ càng cao cả bấy nhiêu.

Ḷng ích kỷ là cái t́nh thấp nhất .

T́nh yêu nam nữ phát xuất từ nhục dục là căn bản của luân hồi.

Ḷng hiếu là cao cả : v́ súc vật không có cái t́nh này, v́ những dân tộc man di mọi rợ không có cái t́nh này .

T́nh anh em là cao cả : v́ súc vật không có cái t́nh này, v́ những dân tộc man di mọi rợ không có cái t́nh này .

Ḷng ái quốc là cao cả : v́ biên giới của cái t́nh này đă bao la, trải rộng ra cả một nước.

T́nh yêu nhân loại là rất cao cả : v́ biên giới của cái t́nh này đă bao la rộng lớn lắm ; Thánh Nhân  có  cái t́nh này.

T́nh yêu với tất cả chúng sinh : chỉ có Phật Pháp mới có cái t́nh này. Bồ Tát từ bi với tất cả chúng sinh : nhân loại, súc sinh, côn trùng, cỏ cây, trời, Thiên Long bát bộ, ngạ quỉ , A Tu La, . . .

T́nh yêu với tất cả chúng sinh , nhưng chủ yếu của Đại T́nh vẫn để vào nhân loại v́ nhân loại là giống hữu t́nh khổ đau và v́ nhân loại có khả năng thoát khổ.

 

 

X ) Vô biên giới : không gian, chủng loại, thời gian

 

Chỉ có Phật Pháp mới có cái t́nh này , cái t́nh vô biên giới  .

Đại T́nh Vô Biên Giới ! 

Bồ Tát có Đại T́nh, t́nh yêu với tất cả chúng sinh :

        người trong nhà

        người trong một nước

        nhân loại

        súc sinh

        trời, A Tu La , Thiên Long bát bộ, ngạ quỉ , người trong địa ngục

        côn trùng, cỏ cây, vi trùng . . .

 

Đại T́nh c̣n Vô Biên Giới không gian :  Bồ Tát mang Đại T́nh này với tất cả chúng sinh , không những trong thế giới này mà cả đến tam thiên đại thiên thế giới ; không những trong tam thiên đại thiên thế giới mà  đến cả vũ trụ !

( Nhớ rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đang tọa lạc ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới , cơi này cách xa chúng ta đến khoảng mười muôn ức cơi Phật [ tức là xa, xa lắm, ra ngoài tam thiên đại thiên thế giới rất xa ] ).

 

Đại T́nh c̣n Vô Biên Giới thời gian :  Bồ Tát mang Đại T́nh này trải vô lượng kiếp !

 

 

XI ) T́nh rộng lớn diệt T́nh nhỏ nhít

 

Bồ Tát Đạo có thể đưởc thực hành bởi những người chưa đắc A La Hán, theo nguyên lư : ‘ḿnh chưa độ, đă độ người ‘. Hành Bồ Tát đạo trong trường hợp này, là cách tu hành : dùng T́nh rộng lớn để diệt cái T́nh nhỏ nhít, vị kỷ, vụn vặt của Vọng Tâm.

Đại T́nh dần dần sẽ diệt được Tiểu T́nh

Đại T́nh diệt thất t́nh !

 

 

XII ) Có chân t́nh th́ mới có Đại T́nh

 

Đại T́nh do đâu mà có ?  Chân T́nh !

Chân T́nh do đâu mà có ?  Trực Tâm !

Ḷng ngay thẳng !

 

Mấu chốt của sự học thế gian, cũng như của Phật Pháp là Trực Tâm . Xem ‘Luận Kiếm ở núi Tâm’ .

Trong Phật Pháp, Trực Tâm là đạo tràng :

                Tâm thẳng tắp, ḷng không khúc khuỷu,

                Ứng hợp ngay, thành tựu chuyển tâm !

                     Chân thành, tu luyện âm thầm ,

              Lựa bề nhảy một cái rầm : Ngộ nên !

                        ( Trực Tâm Ca, Lê Anh Chí )

 

 

XIII ) Chẳng phải Thiền Tông

 

Chủ trương của Thánh Nhân Nhập Thế ( Khổng Giáo và Mặc Giáo) : lấy Đại T́nh cho nhân loại.

Bồ Tát Đạo nhà Phật c̣n cao cả tuyệt vời hơn nhiều : Đại T́nh siêu không gian, siêu chủng loại, siêu thời gian.

Cái Đại T́nh của Bồ Tát thật cao cả,  thật tuyệt vời, thật đẹp, thật siêu. Thật không bút mực nào tả xiết cái tuyệt vời của t́nh yêu ấy !

 

Nhưng chẳng phải là con đường của Thiền Tông !

Mục đích Thiền Tông là Kiến Tánh

Kiến Tánh là   chứng ngộ Phật Tánh

                   chứng ngộ Đại Niết Bàn

                   chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

                   chứng ngộ Bản Thể của Tâm

                là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật

 

Thiền Tông là pháp môn Kiến Tánh, là pháp môn Tu Tắt , chẳng thực thi Bồ Tát Đạo :

                Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ !

                Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

                      (Thiền Tông , Lê Anh Chí )

 

 

XIV ) Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc Thần Giáo

 

Chữ Thánh Nhân trong bài này là dùng theo nghĩa thông thường ở Á Đông đă 2000 năm nay. Xin chú thích : Thánh Nhân trong Độc Thần Giáo ( Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo ) có ư nghĩa khác hẳn.

Sự khác biệt có thể được đơn giản hoá như sau :

        Phật Giáo, Khổng Giáo :        Thánh cao hơn Thần nhiều

        Độc Thần Giáo :                     Thần cao hơn Thánh nhiều

 

Theo Khổng Giáo, Thánh Nhân "ngang với trời đất". Trong Phật Giáo, Thánh Nhân là A La Hán và Bồ Tát đều trên cả trời, thần, người ; v́ trời, thần, người  là chúng sanh ở trong Tam Giới, c̣n A La Hán và Bồ Tát đă đắc Niết Bàn, chẳng c̣n là chúng sanh !

Theo Độc Thần Giáo, Thánh Nhân là chúng sanh ! chỉ có Ông Thần Duy Nhất  là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất. Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh . Được phong Thánh th́ cũng thế thôi : cũng giống như các tín đồ khác, nhờ tin Ông Thần Duy Nhất nên được lên thiên đàng với Ông Thần Duy Nhất !

C̣n "Thiên Thần" chẳng phải là Thần !  Thiên Thần dịch từ chữ Anh angel, chữ Pháp Ange, hai chữ này chẳng có nghĩa là (Thiên) Thần . Ông Thần Duy Nhất (God, Dieu) sang Việt Nam được gọi là Thượng Đế, nhưng nghĩa của chữ " God, Dieu " mới chính là Thần !

Trong Độc Thần Giáo, Thần là tối cao.

Trong Phật Giáo, Khổng Giáo, Thần thua xa Thánh Nhân. 

Độc Thần Giáo căn cứ vào ḷng tin, tin rằng Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh  và phải tin Ông Thần. Ông Thần là tối cao.

Phật Giáo, Khổng Giáo căn cứ vào đạo đức, nên Thánh Nhân, người đă đạt đạo đức, là trên hết.

 

 

XV )  Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng

 

Đại T́nh là Đại B́nh Đẳng

 

Như trên đă nói, Bồ Tát Đạo nhà Phật cao cả tuyệt vời : Đại T́nh không phân biệt chủng loại, siêu không gian, siêu thời gian.

V́ Đại T́nh là Vô Biên Giới nên là Đại B́nh Đẳng.

 

Đại T́nh là Đại B́nh Đẳng.

Do đó,

        Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng.

 

Phật Tánh là Đại B́nh Đẳng

 

        Tất cả chúng sinh

        Đều có Phật Tánh

        Xưa nay chẳng sinh

        Xưa nay chẳng diệt . . .

Phật Tánh chẳng hề sinh và chẳng bao giờ diệt . ( V́ Phật Tánh chẳng hề sinh cho nên sẽ chẳng bao giờ bị diệt ). Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đại B́nh Đẳng !

Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng với chư Phật, không khác : đều là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn ). Phật Tánh là Chân Ngă, Chân Ngă này có Thường, Lạc, Tịnh. Chân Ngă chứ chẳng phải là Đại Ngă v́ nói đến Đại Ngă là nói đến Tiểu Ngă, trong khi Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng với chư Phật. Chân Ngă chẳng phải là Đại Ngă cũng chẳng phải là Tiểu Ngă.

Phật Tánh là Đại B́nh Đẳng.

Do đó,

        Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng.

 

Đối chiếu với các tôn giáo thuộc Độc Thần Giáo :

        Trong Độc Thần Giáo , tin Ông Thần Duy Nhất (sang Việt Nam, Ông Thần Duy Nhất  được gọi là Thượng Đế) th́ được lên Thiên Đàng, không tin th́ xuống hoả ngục măi măi . Linh hồn là vĩnh cửu : John Smith sẽ măi măi là John Smith, sẽ vĩnh viễn là đàn ông, sẽ vĩnh viễn là da trắng, sẽ vĩnh viễn là người dân Anh, sẽ măi măi là chúng sinh  ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất  là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất.

        Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh ; chỉ có Ông Thần Duy Nhất là chẳng ai sinh ra hết.  tất cả chúng sinh đều phụ thuộc vào một người . ( C̣n một vấn đề nữa là : linh hồn do Ông Thần Duy Nhất sinh ra, như vậy, linh hồn có thể bị Ông Thần Duy Nhất diệt ! )

        Độc Thần Giáo thật là Bất B́nh Đẳng.

 

Xin nhắc lại :

        Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều chẳng sinh , chẳng diệt. Đại B́nh Đẳng !

        Phật Tánh của tất cả chúng sinh đều b́nh đẳng với chư Phật. và chúng sinh có thể thành Phật.

 

Thế nên,

        Phật Tánh là Đại B́nh Đẳng.

        Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng.

 

Phật Pháp là Đại B́nh Đẳng c̣n ở những chỗ khác nữa. Dẫu sao, chỗ Đại B́nh Đẳng này (Phật Tánh)  là chỗ gốc,  v́ là Nhân của Nhân Duyên con người, v́ là Nhân của nguồn gốc con người.

 

Lê Anh Chí.

------------------------------------------------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

Sách :

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến

 

        Mặc Tử,  Nguyễn Hiến

        Nho Giáo, Trần Trọng Kim

 

        Đông Châu Liệt Quốc   

 

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com