Luận Kiếm ở núi Tâm[2]

      ( Luận Kiếm 2.2 )

 

             Lê Anh Chí

________________________

 

Dàn Bài :

XII ) Học Giả Kiếm

XIII ) Tu Nhân Kiếm

XIV ) Hiền Nhân Kiếm

XV ) Ác Nhân Kiếm

XVI ) Bàng Quyên Kiếm

       Hại người lại muốn cho người mang ơn ḿnh

       Lấy ḷng dạ tiểu nhân đo lường người quân tử

XVII ) Tôn Tẫn Kiếm

       Chỉ đánh hai trận, thắng vẻ vang

       Chức Quân Sư

       Vây Ngụy Cứu Triệu

       Bớt bếp

       Dưới ánh lửa , bản án tử h́nh

       Trực Tâm và sự thông minh

       Đi tu

XVIII ) Đại Hiền Kiếm

XIX ) Sư Kiếm

XX ) Thánh Nhân Kiếm

XXI ) Thiền Tông Kiếm

________________________

 

 

 

XII ) Học Giả Kiếm

 

Trau giồi kiến thức th́ thành Học Giả.

Học Nhân có thể thành :

       Học Giả

       Học Nhân , Tu Nhân , Hiền Nhân, Đại Hiền, Sư , Thánh Nhân

Học Nhân suốt đời dốc một ḷng cầu học, th́ Học Nhân suốt đời là Học Nhân. Học Nhân suốt đời dốc một ḷng cầu học th́ Học Nhân thành Hiền Nhân, Đại Hiền, Sư , Thánh Nhân.

Học Nhân suốt đời dốc một ḷng cầu học th́ đương nhiên là Học Giả.

 

Trong Phật Pháp, Học Giả là kém (đắc đạo mới hay), Học Giả c̣n được gọi là kẻ đa văn.

Dù sao, kẻ đa văn vẫn hơn người, người đọc sách vẫn có điểm hơn người không đọc sách.

 

 

XIII ) Tu Nhân Kiếm

 

Học Nhân trong Khổng Giáo, Phật Giáo gọi là Tu Nhân.

Tu Nhân có thể thành  Hiền Nhân, Đại Hiền, Sư , Thánh Nhân.

Tu Nhân chân chính th́ sẽ đắc, không nhiều th́ ít.

Những điều viết về Học Nhân cũng có thể áp dụng cho Tu Nhân.

 

 

XIV ) Hiền Nhân Kiếm

 

Tương đương với Quân Tử Kiếm.

( Hiền đây không có nghĩa là hiền lành, hiền như cục bột ; hiền có nghĩa là có đức : hiền nhân là ngưới có đức)

 

Quân Tử Kiếm là của Nho Giáo. Hiền Nhân Kiếm là nói chung.

Nói cách khác,

       Quân Tử Kiếm là Hiền Nhân Kiếm của Nho Giáo.

 

 

XV ) Ác Nhân Kiếm

 

là ngược lại với Hiền Nhân Kiếm.

Tương đương với Tiểu Nhân Kiếm.

Tiểu Nhân Kiếm có khác Ác Nhân Kiếm :

       Ác Nhân chủ về độc ác, tàn hiểm

       Tiểu Nhân chủ về lưu manh, tị hiềm, nhỏ nhen

nhưng rốt cuôc quy về một mối : v́ là Tiểu Nhân nên thành Ác Nhân, v́ là Ác Nhân nên không từ hành động Tiểu Nhân. Thường thường là vậy. Nhưng cũng có khi (hiếm) Ác Nhân không phải là Tiểu Nhân.

 

 

XVI ) Bàng Quyên Kiếm

 

Ác Nhân đáng sợ nhất khi : hại người lại muốn cho người mang ơn ḿnh !

Đó là Bàng Quyên Kiếm.

 

Hại người lại muốn cho người mang ơn ḿnh

 

Đông Châu Liệt Quốc :

{{ Tôn Tẫn và Bàng Quyên kết nghĩa anh em , cùng học một thầy ( tiên Quỉ Cốc Tử) . Bàng Quyên xuống núi trước, làm Tướng (nguyên soái) nước Ngụy, Tôn Tẫn ở lại học thêm được Tôn Tử Binh Pháp (Tôn Tử là ông nội của Tôn Tẫn , nhưng Tôn Tử Binh Pháp do Quỉ Cốc Tử truyền cho Tôn Tẫn). Sau đó, Mặc Tử tiến dẫn Tôn Tẫn với Ngụy vương, Tôn Tẫn xuống núi ở dinh Bàng Quyên. Bàng Quyên vu cho Tôn Tẫn tội tư thông với Tề, rồi xúi Ngụy vương chặt chân của Tôn Tẫn. Bàng Quyên chưa giết Tôn Tẫn v́ muốn  Tôn Tẫn chép lại cuốn Tôn Tử Binh Pháp , lại nói :’Anh phạm tội đáng lẽ phải chết ; em can gián măi, nên vua mới chỉ chặt chân của anh !’. Tôn Tẫn t́nh thật, ngồi viết Tôn Tử Binh Pháp. May thay, có người làm của Bàng Quyên tội nghiệp Tôn Tẫn bị lừa, mới tố cáo với Tôn Tẫn. Tôn Tẫn bèn giả điên, lần hồi thoát khỏi dinh Bàng Quyên, đi lang thang ng̣ai phố, rồi cùng một người đệ tử của Mặc Tử, dùng kế Kim Thuyền Thoát Xác, trốn về Tề. }}

 

Lấy ḷng dạ tiểu nhân đo lường người quân tử

 

Bàng Quyên vu cho Tôn Tẫn tội tư thông với Tề, chặt chân của Tôn Tẫn. lại nói :’Anh phạm tội đáng lẽ phải chết ; em can gián măi, nên vua mới chỉ chặt chân của anh !’. Bàng Quyên hại người lại muốn cho người mang ơn ḿnh lại c̣n muốn Tôn Tẫn chép lại cuốn Tôn Tử Binh Pháp.

 

Bàng Quyên làm như vậy, hẳn tự hào là kẻ tuyệt thế thông minh! Có biết đâu Bàng Quyên chỉ là: lấy ḷng dạ tiểu nhân đo lường người quân tử !

Khi Tôn Tẫn xuống núi, nếu Bàng Quyên yêu cầu Tôn Tẫn chép lại cuốn Tôn Tử Binh Pháp. th́ Tôn Tẫn đă làm rồi . Việc này, tuyệt đối Bàng Quyên không nghĩ ra, v́ suy bụng ta ra bụng người và v́ ḷng chỉ mong hại kẻ giỏi hơn ḿnh!

 

Nếu Bàng Quyên không có ḷng dạ tiểu nhân th́ đă nghĩ ra : khi Tôn Tẫn thao diễn trận pháp, Bàng Quyên không hiểu, hỏi Tôn Tẫn, Tôn Tẫn cũng nói thực tên trận pháp ra, vua Ngụy kiểm chứng, thấy hai người nói tên trận pháp giống nhau, tưởng hai người tài ngang nhau !

 

Nếu Bàng Quyên không có ḷng dạ tiểu nhân th́ . . . hắn cũng đă học được Tôn Tử Binh Pháp .

Ha ! Đối đăi với người quân tử thành thực th́ rất dễ ! Nhất là đối đăi với người anh kết nghĩa quân tử thành thực .

Nhưng Bàng Quyên tuyệt đối đâu ngờ lại dễ thế. Bàng Quyên tuyệt đối đâu hiểu ḷng dạ người anh kết nghĩa ( Hắn chỉ nghĩ là người anh kết nghĩa NGU ! ).

Bởi vậy mới có chuyện!

Bởi vậy cuộc đời mới là bể khổ!

Bởi vậy cuộc đời ác trược này mới thực sự là khủng khiếp xiết bao!

 

 

XVII ) Tôn Tẫn Kiếm

 

Chỉ đánh hai trận, thắng vẻ vang

 

Đông Châu Liệt Quốc ( tiếp theoBàng Quyên Kiếm’) :

       Tôn Tẫn trốn về Tề, sau làm Quân Sư, cùng nguyên soái Điền Kỵ ra trận. Giống như ông nội là Tôn Tử và Từ Nguyên Trực đời Tam Quốc sau này, ông chỉ đánh hai trận, thắng vẻ vang.

(Tôn Tử chỉ đánh một cuộc chiến và vài trận

Từ Nguyên Trực đánh hai trận : một với Lữ Khoáng, Lữ Tường ; một với Tào Nhân)

 

Ông c̣n để lại cho đời ba chiến thuật:

       Vây Ngụy Cứu Triệu: Lúc ấy, Bàng Quyên đang đánh Triệu, Tề kỳ này ra quân là để Cứu Triệu. Tôn Tẫn nói: ‘Cứu Triệu không bằng đánh Ngụy’. Đại binh Tề bèn rầm rộ ào ào sang, nhắm vào một thành Ngụy. Bàng Quyên vội vă rút quân về cứu Ngụy. Khi đại quân của hai bên gặp nhau , Điền Kỵ y lời Tôn Tẫn, lập trận "Điên Đảo Bát Môn" và thách Bàng Quyên phá trận . V́ trước kia, đă được Tôn Tẫn giảng rằng trận này sẽ biến thành trận ‘trường xà’, nên Bàng Quyên thoát chết dù bị tổn thất nặng nề. Bàng Quyên sợ hăi bỏ trốn về Ngụy.

       Bớt bếp : Bàng Quyên lập kế phản gián, làm cho Điền Kỵ bị thất sủng ở Tề, rồi đem quân đánh Hàn. Vua Tề lại dùng Điền Kỵ và Tôn Tẫn cầm quân cứu Hàn. Đại binh Tề bèn rầm rộ ào ào sang, nhắm vào kinh thành Ngụy. Bàng Quyên vội vă rút quân về cứu Ngụy. Khi xem xét doanh trại của Tề , thấy số bếp giảm đi Bàng Quyên cho rằng quân Tề nhút nhát, đă bỏ trốn rất nhiều và yên tâm rượt gấp.

       Dưới ánh lửa , bản án tử h́nh: Bàng Quyên chạy thâu ngày thâu đêm, rượt Tôn Tẫn  đến Mă Lăng, trời chạng vạng tối, thấy có hàng chữ trên thân cây, nh́n không rơ, Bàng Quyên lại gần bật lửa lên xem, hàng chữ là ‘Bàng Quyên chết tại đây !’, Bàng Quyên gầm lên ‘Ta đă trúng kế thằng què!’ Tức th́, loạn tiễn bay ra bắn gục Bàng Quyên.

 

Sau lần ra quân đại thắng này, Tôn Tẫn giă từ nguyên soái nước Tề, về núi t́m lại Quỉ Cốc Tử, tu tiên.

 

 

Chức Quân Sư

 

Trước Tôn Tẫn, người đọc sách, không phải là vơ tướng, ra làm nguyên soái cũng nhiều. Vua Tề cũng muốn phong ông làm nguyên soái. Ông đề nghị chức Quân Sư, lấy cớ là bị cụt chân, khó ḷng ban bố hiệu lệnh trực tiếp, nhường chức nguyên soái cho Điền Kỵ.

Có lẽ Chức Quân Sư là do Tôn Tẫn ‘phát minh’ ra ?

( Có bản Đông Châu Liệt Quốc viết rằng Bàng Quyên làm quân nước Ngụy (vừa Quân , vừa nguyên soái). lẽ người ta viết như vậy, v́ Tôn Tẫn làm Quân Sư ? chớ Bàng Quyên không có lư do ǵ để làm Quân Sư ,lBàng Quyên làm Tướng!(nguyên soái))

 

Dẫu sao đi nữa, Tôn Tẫn ngườI đầu tiên làm quân , theo đúng nghĩa chữ Quân Sư chúng ta hiểu: vận trù, quyết sách trong màn trướng, không trực tiếp lên ngựa điều khiển chiến trường; dọn đường cho Nguyên Trực , Khổng Minh sau này. Trong khi những văn nhân như Chu Công Cẩn, Trọng Đạt không làm Quân Sư làm nguyên soái ( thời Tam Quốc gọi Đô Đốc).

 

 

Vây Ngụy Cứu Triệu 

 

Mưư kế, chiến thuật này đă trở thành phương ngôn tục ngữ.

Mưư kế, chiến thuật này Tôn Tẫn phát minh ra :

       Ngụy đang đánh Triệu, Triệu đang nguy ; muốn cứu Triệu, ta đánh vào kinh đô Ngụy, Ngụy phải rút về tự cứu.

Mưư kế, chiến thuật này cũng được dùng trong sự đấm đá giang hồ.

 

Bớt bếp

Giảm số bếp đi , để kẻ địch tưởng rằng số quân đă ít đi rất nhiều mà yên tâm rượt gấp.

Sau này, Khổng Minh cũng dùng kế này, để lừa Đô Đốc nước Ngụy là Tư Mă Trọng Đạt, nhưng biến đổi đi một chút : Khổng Minh tăng số bếp. Quả nhiên, Trọng Đạt chẳng dám đuổi theo.

Mưu kế thay đổi v́ mục đích thay đổi : Gia Cát Lượng không muốn địch truy sát, c̣n Tôn Tẫn th́ muốn Bàng Quyên đuổi gấp.

 

 

Dưới ánh lửa , bản án tử h́nh

 

Đọc thấy câu ‘Bàng Quyên chết tại đây !’, Bàng Quyên gầm lên ‘Ta đă trúng kế thằng què !’. Tức th́, loạn tiễn bay ra bắn gục Bàng Quyên.

Lửa bật lên là ám hiệu: Quân cung thủ đă hờm, nhắm sẵn , lửa bật lên là buông tên, vào đó.

 

Sau này, Hàn Tín cũng dùng kế này, giết danh tướng nước Sở là Long Thư, nhưng biến đổi đi một chút. Hàn Tín chặn nước ở thượng lưu, để đèn ở giữa ḷng sông cạn, khi đèn tắt phụt là quân sĩ tháo nước ra. (Long Thư đến gần đèn xem, th́ thấy bên đèn một cái bảng g viết sáu ch lớn : "Thắp đèn lồng, giết Long Thư". th́ vung gươm chém đèn tắt phụt )

Mưu kế thay đổi v́ ‘địa lợi, nhân ḥa‘ thay đổi : quân Hàn Tín ở thượng lưu không thấy Long Thư, nên cần đèn tắt phụt để biết rằng Long Thư có mặt ; c̣n quân Tôn Tẫn th́ phục ở Mă Lăng biết Bàng Quyên đuổi đến, ánh lửa là để biết mục tiêu ở đâu.

 

Xin nhớ rằng tác giả của mưư kế, chiến thuật này là Tôn Tẫn.

 

 

Trực Tâm và sự thông minh 

 

Khi đọc đến đoạn Bàng Quyên chặt chân Tôn Tẫn mà Tôn Tẫn vẫn tưởng Bàng Quyên là người tốt, nhiều người chắc chắn chê là Tôn Tẫn ngu!

Trong cuộc đời ác trược này, kẻ lừa người tự cho ḿnh là giỏi, không những thế, c̣n được người đời khen là thông minh !

 

Sự thực th́ Tôn Tẫn là người thành thực, bị lừa v́ đâu ngờ người em kết nghĩa lại hại ḿnh. Tôn Tẫn nào phải kẻ ngu, chính ra là kẻ tuyệt thế thông minh ; bằng chứng là mưu kế xuất quỉ nhập thần, bắn gục Bàng Quyên!  Ba mưu kế để đời (Vây Ngụy Cứu Triệu, Bớt bếp, Dưới ánh lửa bản án tử h́nh) là do Tôn Tẫn sáng chế ra, không do học bài mà có, không có trong Tôn Tử Binh Pháp.

 

Việc Tôn Tẫn Bàng Quyên  cho thấy :

       như đă nói ở phần ‘Trực Tâm Kiếm’ : có Trực Tâm mới đạt được chỗ tinh vi của sự học, ngay cả trong binh pháp, dù ‘việc binh là việc lừa dối’.

       nhiều kẻ Trực Tâm là kẻ tuyệt thế thông minh , dẫu kẻ Trực Tâm có thể bị lừa, có khi chết v́ bị lừa.

 

Đi tu

 

Người thành thực Tôn Tẫn, sau trận phong ba của cuộc đời, lại bị tàn phế, nh́n cuộc đời đà chán ngấy.

Dẫu ở Tề được trọng dụng, ông bèn dứt áo đi tu.

Thuở ấy, nước Tàu chưa có Phật Pháp, ông về núi t́m lại Quỉ Cốc Tử, tu tiên.

 

Ngoài việc xa lánh cuộc đời ra, ông quả là không c̣n chọn lựa :

             Lặn hụp muôn đời nơi cơi si,

             Sắc Tài Quyền Lộc có ra ǵ ?

             Dẫu trở về : Chuyển Luân Thánh Chúa !

             Dẫu trở về : quyện bóng Tây Thi !

             . . .

             Ta hẹn ta: không hề trở lại !

             Ḷng dặn ḷng: muôn thuở không về !

                    ( Có c̣n trở lại,  Lê Anh Chí)

 

 

XVIII ) Đại Hiền Kiếm

 

Đại Hiền Kiếm đạt đạo ở tŕnh độ trên Hiền Nhân Kiếm và dưới Thánh Nhân Kiếm .

Đại Hiền c̣n được gọi là Á Thánh.

 

 

XIX ) Sư Kiếm

 

Sư nghĩa là thầy.

Học Nhân , Tu Nhân thành đạt th́ gọi là Sư :

       Vơ sư

       Thi bá, kỳ vương, văn hào, tóan học gia đại tài , khoa học gia lỗi lạc

       Hiền Nhân

       Quân Tử

       Đại Hiền

       Thánh Nhân

       Người đă Kiến Tánh

       vv

 

Tu thành, luyện thành thật sự mới là sư, chớ không bắt buộc là thành danh vọng, đạt công hầu khanh tướng !

Nghe nói trên thiên đ́nh có sổ khoa bảng và sổ tú dân. Sổ khoa bảng ghi tên những người đậu Tiến Sĩ, Cử Nhân, Tú Tài ; c̣n sổ tú dân ghi tên những bậc anh tài trong thiên hạ, nhưng không có phúc phận khoa bảng và công danh.

 

Những người đạt thành, đắc đạo, không bắt buộc có công danh, danh vọng, tiếng tăm.

Luận anh hùng chớ kể hơn thua !

 

 

XX ) Thánh Nhân Kiếm

 

Căn bản của Thánh Nhân Kiếm là Không.

 

Thánh Nhân nhà Phật,  chỉ kể người đă giải thoát, gồm hai bậc :

       A La Hán

       Bồ Tát

 

A La Hán Kiếm là Không :

       là Không tham, sân si

       là 4 Không :

             Thân Không

             Tâm Không

             Tánh Không

             Pháp Không

Bồ Tát Kiếm là Không và Từ Bi Hỉ Xả

 

 

XXI ) Thiền Tông Kiếm

 

Mục đích Thiền Tông là Kiến Tánh

Kiến Tánh là  chứng ngộ Phật Tánh, chứng ngộ Bản Thể của Tâm , chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

Người tráng sĩ Thiền Tông đem thân thế ḿnh ra đánh một canh bạc lớn : được ăn cả (Kiến Tánh), ngă về không !

( Sự thực th́,

       Kiến Tánh quả là được ăn cả

       C̣n ‘ngă về không’ th́ không hẳn thế. Xin xem bài viết " Đại Cương về Phương Thức Thiền Tông ". )

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Kinh Kim Cang

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

Sách :

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

 

       Đông Châu Liệt Quốc   

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Anh Hùng Xạ Điêu, Kim Dung

       Thần Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung

       Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Kim Dung

 

       Tiểu Lư Phi Đao, Cổ Long

       Huyết Tâm Lệnh, Cổ Long

       Long Hổ Phong Vân, Cổ Long

 

 

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------