Phật Tánh chưa hề ô nhiễm

 

                Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Chứng Minh

II ) Đặc tính của Phật Tánh

III ) Ẩn hiện pháp mầu nói ngộ mê

IV ) Bài kệ Lục Tổ

V ) Bài kệ Bá Trượng

VI ) Ấn chứng được một lần

VII ) Phụ Lục của I) Chứng Minh

20-1-2006 :

1) Phật Tử Đại Thừa và Chân Lư

2) Chứng Minh và Chân lư tương đối của Toán Học

3) Chứng minh rằng Phật Tánh không hề ô nhiễm

4) Chứng Minh chớ chẳng phải là Dẫn Chứng Kinh

 

 

        Lặn hụp trong ái hà

        Mà chưa hề dâm dục

        Bị giam cầm địa ngục

        Mà tự tại như nhà

                Chẳng phải là sắc thanh

                Cũng không là vị xúc

                Chẳng thể tưởng tượng thành

                V́ không phải là ư

        Nơi thánh không tăng

        Nơi phàm không giảm

        Nơi Đức Như Lai th́ tṛn đầy

        Nơi tục tử th́ vuông vắn . . .

        (Phật Tánh, Lê Anh Chí)

 

         

I ) Chứng Minh

 

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận :

        Tất cả chúng sinh

        Đều có Phật Tánh

        Xưa nay chẳng sinh

        Xưa nay chẳng diệt . . .

 

Phật Tánh xưa nay chẳng sinh, xưa nay chẳng diệt

Nên Phật Tánh chẳng hề thay đổi.

        Bởi v́ thay đổi th́ tất sẽ bị tiêu diệt.

        ( Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật có giảng lư luận này : khi Phật giảng cho vua Ba Tư Nặc về chỗ sai lầm của ‘đoạn kiến’ ).

Phật Tánh chẳng hề thay đổi th́ không tăng, không giảm, không hề được tô điểm thêm, không hề bị ô nhiễm.

DPCM (Điều Phải Chứng Minh).

 

Chứng Minh phụ

 

Phật Tánh là Thường Lạc Ngă Tịnh

Hai đặc tính Thường và Ngă chứng tỏ rằng Phật Tánh chẳng thể nào thay đổi.

Phật Tánh chẳng hề thay đổi th́ không tăng, không giảm, không hề được tô điểm thêm, không hề bị ô nhiễm.

DPCM.

 

 

II ) Đặc tính của Phật Tánh

 

1)

   Phật Tánh là Đại Niết Bàn

        Là Bản Thể của Tâm

        Là Thường Lạc Ngă Tịnh

        Là Trạng Thái của Tâm của Phật

2)

   Phật Tánh    xưa nay chẳng sinh

        xưa nay chẳng diệt . . .

        chẳng hề thay đổi

        không tăng, không giảm,

        không hề được tô điểm thêm,

        không hề bị ô nhiễm.

 

 

III ) Ẩn hiện pháp mầu nói ngộ mê

 

        Từ Tổ Ca Diếp tới Tào Khê

        Ẩn hiện pháp mầu nói ngộ, mê

        Đánh thức Phật Tâm thiên cổ dậy,

        Tỉnh giấc mộng dài, giấc lê thê

        (Pháp Ẩn Hiện  , Lê Anh Chí)

 

Bởi v́ Phật Tánh không hề bị ô nhiễm nên mới nói ngộ, nói mê. Nên mới có Thiền Tông !

Xưa nay, Phật Tánh vốn tự viên thành ; từ vô thỉ, Phật Tánh của ta vốn viên măn, tṛn đầy, trong sáng, và vốn là Đại Niết Bàn . Cái điều cao siêu, linh dị nhất là Phật Tánh không hề bị ô nhiễm. Đây cũng là điều may mắn cho tất cả chúng sinh, v́ nếu Phật Tánh của ta bị ô nhiễm th́ ôi thôi ta c̣n biết về đâu ? Ví như ḥn ngọc quí, cứ mỗi kiếp lại thêm tỳ vết, sạn cát ; th́ sau vô lượng kiếp cái ḥn ngọc quí đó sẽ thành cái chi chi ?? Quí th́ hết rồi, c̣n ngọc th́ chẳng ra ngọc  Giả sử muốn lọc lừa cho ra lại viên ngọc cũ , th́ biết phải làm sao ?

Chính v́ Phật Tánh không hề bị ô nhiễm mà ta có thể Kiến Tánh !

Nên mới có Pháp Môn Kiến Tánh !

Nên mới có Thiền Tông !

 

 

IV ) Bài kệ Lục Tổ

 

Ai cũng biết câu chuyện về Bài Kệ của cư sĩ Lư Huệ Năng. Bài kệ này họa lại bài kệ của sư Thần Tú, nhờ đó mà cư sĩ Lư Huệ Năng được truyền ngôi Tổ :

                Bồ Đề vốn không cây

                Gương sáng cũng chẳng đài

                Xưa nay không một vật

                Nào chỗ bám trần ai ?

Nhớ rằng đây là bài kệ họa, nên ít nhiều bị g̣ bó trong cái ư : phá chỗ sai lầm của bài kệ của sư Thần Tú. Dù vậy,   bài kệ này "ăn tiền " ở câu :

                Nào chỗ bám trần ai ?

Đại ư là : Phật Tánh không hề bị ô nhiễm  !

Chỉ có người Kiến Tánh mới "chứng " được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm !

Do đó,  Lư cư sĩ được truyền ngôi Tổ .

 

 

V ) Bài kệ Bá Trượng

 

Tông phong của Tổ Bá Trượng được diễn tả bằng một bài kệ, trong đó có hai câu :

        Tâm Tánh vô nhiễm

        Vốn tự viên thành 

Tâm Tánh tức là Tự Tâm tức là Phật Tâm, tức Tự Tánh, tức Phật Tánh.

Tự Tâm không hề bị ô nhiễm !

 

 

VI ) Ấn chứng được một lần

 

Như trên đă nói, Lư cư sĩ được truyền ngôi Tổ nhờ vào bài kệ , "ăn tiền " ở câu :

                Nào chỗ bám trần ai ?

Đại ư là : Phật Tánh không hề bị ô nhiễm  !

Chỉ có người Kiến Tánh mới "chứng " được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm !

 

Sự ấn chứng nhờ như vậy, chỉ xảy ra có một lần mà thôi !

Nếu bây giờ có ai bảo rằng tôi "thấy", tôi "chứng" được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm , tất cũng chẳng được ấn chứng.

V́ Lục Tổ đă nói rồi.

V́ xưa nay, thỉnh thoảng cũng có vài người nói như vậy.

 

VII ) Phụ Lục của I) Chứng Minh

 

20-1-2006 :

Bài vở kỳ Tết Bính Tuất được cập nhật trước Tết 15 ngày. Bài vừa đăng, có người trên một diễn đàn Phật Giáo, tỏ ư rằng cái chứng minh trong bài này không phải là chứng minh và có vẻ không hiểu chứng minh này.

V́ vậy, tôi viết thêm phần Phụ Lục, nhân tiện có nói về Chân lư tương đối của Toán Học

 

Dàn bài của VII ) Phụ Lục của I) Chứng Minh :

1) Phật Tử Đại Thừa và Chân Lư

2) Chứng Minh và Chân lư tương đối của Toán Học

3) Chứng minh rằng Phật Tánh không hề ô nhiễm

4) Chứng Minh chớ chẳng phải là Dẫn Chứng Kinh

 

1) Phật Tử Đại Thừa và Chân Lư

Trang Nhà Kiến Tánh thuộc về Phật Pháp Đại Thừa và Thiền Tông.

Mà người Phật Tử Đại Thừa và Thiền Tông th́ công nhận Kinh Đại Thừa là chân lư ; do đó 4 câu sau trong Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận , là chân lư :

        Tất cả chúng sinh

        Đều có Phật Tánh

        Xưa nay chẳng sinh

        Xưa nay chẳng diệt . . .

V́ thế tôi dùng 4 câu này làm chân lư , để chứng minh : nói theo Tóan Học , chân lư này gọi là định đề.

 

2) Chứng Minh và Chân lư tương đối của Toán Học

Chỉ có Toán Học mới có Chứng Minh . Vậy mà, Chân lư của Toán Học là tương đối !

Điều này có thể Chứng Minh được dễ dàng !

Khi nào, trên Trang Nhà Kiến Tánh, tôi viết về Phật Pháp và Khoa Học, tôi sẽ viết nhiều về điều này.  Ở đây, tôi đưa ra một thí dụ rất quen thuộc.

 

Xin nhắc : một thí dụ này đủ để chứng minh rằng : Chân lư của Toán Học chẳng phải là tuyệt đối ! V́ đây là lư luận thường dùng của Toán Học :

        Mệnh đề :

                Chân lư của Toán Học là tuyệt đối 

        Nếu ta có thể đưa ra một thí dụ (một môn Toán) mà Chân lư chẳng phải là tuyệt đối

        Th́ đủ chứng minh rằng mệnh đề này sai , tức là đă chứng minh rằng :

                Chân lư của Toán Học chẳng phải là tuyệt đối 

Một thí dụ như vậy tiếng Anh gọi là Counter-Example.

Đối với người thường , th́ lư luận này hơi lạ, nhưng Toán Học Gia th́ lại dùng lư luận này như cơm bữa !

 

Thí dụ là môn H́nh Học và Đại Số dạy ở cấp Trung Học , miền Nam nước ta cho đến cuối thập niên 1960.

H́nh Học dựa trên định đề sau :

        Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta có thể vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng đó và chỉ một mà thôi !

Do đó mà H́nh Học mới có mệnh đề ( cũng có thể gọi là định đề) :

        Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau

Đại Số :

        Số âm nhơn với số âm th́ ra số dương

Do đó mới có mệnh đề :

        B́nh phương của một số bao giờ cũng là số dương

 

Trong Toán Học , định đề là một ’chân lư’ không thể chứng minh được , chỉ có thể chấp nhận mà thôi.

Mà Chân lư không thể chứng minh được th́ chẳng phải là tuyệt đối !!!

 

Đáng lẽ tôi chỉ tôi đưa ra một thí dụ đó là H́nh Học ; thêm vào Đại Số, v́ muốn nói thêm :

Người ta có thể nói không thể chứng minh được th́ đă sao, những định đề chắc chắn là ’chân lư’ .

Không phải thế ! trên đại học có một môn Toán gọi là Complex Analysis, môn này dựa trên 2 mệnh đề sau :

        Hai đường thẳng song song gặp nhau ở một điểm lư tưởng gọi (đại) là Vô Cực (bởi một lẽ ‘dễ hiểu‘ là mọi đường thẳng, trên mặt phẳng, đều đi qua điểm này ! )  ( Vô Cực chớ chẳng phải là +VôCực hay -VôCực)

        Đẳng thức :

                i ** 2 = -1

                ( i b́nh phương = -1 )

                i là số ảo

2 mệnh đề này đối lập chan chát với H́nh Học,  Đại Số :

        H́nh Học ;      Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau

        Đại Số : B́nh phương của một số bao giờ cũng là số dương

                +VôCực và -VôCực không phải là điểm ( cũng không phải là số, mà là khái niệm về số )

 

Complex Analysis, dựa trên 2 mệnh đề kỳ cục này, lại là một khoảnh vuờn trí tuệ diễm lệ, khả ái, kiều mị không bút mực nào tả xiết  và từ lâu, đă có nhiều thành quả kỳ lạ, thí dụ :

Phép biến H́nh Học : tất cả những Phép biến H́nh Học của lớp Đệ Nhất và nhiều pháp biến khác ;

Số Học : Chứng minh được "Định Lư Số Lượng Số Nguyên Tố" (The Prime Number Theorem). Chứng minh này dài khoảng 100 trang. Các nhà toán học phải mất hơn 50 năm mới t́m ra một chứng minh khác, ‘khác’ tức là không dùng Complex Analysis .

 

Vấn đề là : Cả ba môn Toán này đều có thể SAI !

Điều chắc chắn là : Chân lư của 3 môn Toán Học này  chẳng phải là tuyệt đối !

 

Viết lại :

        Chứng minh rằng Chân lư của Toán Học chẳng phải là tuyệt đối 

 

Chân lư của H́nh Học chẳng phải là tuyệt đối 

Vi H́nh Học thuộc về Toán Học

Nên , mệnh đề :

        Chân lư của Toán Học là tuyệt đối 

là SAI !

 

Nói một cách khác,

        Chân lư của Toán Học chẳng phải là tuyệt đối 

DPCM (Điều Phải Chứng Minh).

 

3) Chứng minh rằng Phật Tánh không hề ô nhiễm

 

Như trên đă nói, trong Toán Học có những định đề là  ’chân lư’ không thể chứng minh được , chỉ có thể chấp nhận mà thôi.

Cũng vậy, trong Trang Nhà Kiến Tánh , những điều Phật nói trong Kinh Đại Thừa là chân lư , tạm gọi ở đây là định đề ; từ những định đề ta có thể suy luận để chứng minh, giống như Toán Học vậy.

 

Bài chứng minh này dùng 2 định đề và một suy luận căn bản của Toán Học :

        định đề 1 : Phật Tánh không hề sinh , diệt  (Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận )

        định đề 2 : cái ǵ thay đổi th́ sẽ bị tiêu diệt  (Kinh Lăng Nghiêm)

Suy luận căn bản của Toán Học (*)   là như sau :

        mệnh đề

                A  è B

        là tương đương với mệnh đề

                Không B  è Không A

Đối với người thường , th́ lư luận này hơi lạ, nhưng đây quả là suy luận căn bản của Toán Học .

        (    "A  è B "  theo ngôn ngữ thường là "Nếu A th́ B ")

Áp dụng suy luận này vào định đề 2 :

        cái ǵ thay đổi th́ sẽ bị tiêu diệt   ( A = thay đổi ; B = bị tiêu diệt )

th́ ta có :

        không hề bị tiêu diệt  th́ không thay đổi  (1)

Từ định đề 1 :

        Phật Tánh không hề sinh , diệt 

suy ra

        Phật Tánh không hề bị tiêu diệt 

Áp dụng (1) :

        Phật Tánh không hề bị tiêu diệt  th́ Phật Tánh không thay đổi

 

Phật Tánh chẳng hề thay đổi th́ không tăng, không giảm, không hề được tô điểm thêm, không hề bị ô nhiễm.

DPCM (Điều Phải Chứng Minh).

 

4) Chứng Minh chớ chẳng phải là Dẫn Chứng Kinh

 

Nếu Dẫn Chứng Kinh th́ tôi phải nói :

        Trong Kinh X, Phật nói

                Phật Tánh không hề ô nhiễm

Ở đây là  chứng minh rơ ràng : từ 2 định đề tôi suy ra :

        Phật Tánh không hề ô nhiễm

Mặc dù  chỉ dùng 2 suy luận :

        một suy luận căn bản của Toán Học  , một suy luận chính hiệu Toán Học  100%.

        và suy luận :  chẳng hề thay đổi  è không hề bị ô nhiễm.

Nhưng vẫn là Chứng Minh !

 

Chứng minh này dù giản dị cũng không dễ t́m ra : 2 định đề từ 2 Kinh khác nhau, 2 suy luận này cũng chẳng dễ t́m !

Đây là Chứng Minh đầu tiên của :

        Phật Tánh không hề ô nhiễm

(mà tác giả là tôi).

 

Như có nói trong bài đoản luận, câu

        Phật Tánh không hề ô nhiễm

xưa nay đă có người nói.

Lục Tổ và Tổ Bá Trượng đă nói vậy , v́ đă thực chứng thấy vậy.

  chẳng  chứng minh , (v́ chỉ có người Kiến Tánh mới "chứng" được, "thấy" được rằng Phật Tánh không hề bị ô nhiễm !)

 

Nhưng,

        Lục Tổ đă nói. Người ta tin v́ Ngũ Tổ ấn chứng.

        Tổ Bá Trượng đă nói. Người ta tin v́ Bá Trượng là Tổ .

C̣n thời nay, muốn giải thích Thiền Tông, cho hợp lư,  th́ làm sao ?  Ngũ Tổ đâu có mặt để phán đúng sai ?

Chỉ có 2 cách :

        dựa vào Kinh, Ngữ Lục để đưa ra chứng cớ

        chứng minh : bằng cách dùng Kinh làm chân lư, như định đề của Toán, rồi suy luận !

Chứng minh th́ hay hơn chứng cớ ; nên khi nào chứng minh được th́ chứng minh !

 

Trên Trang Nhà Kiến Tánh, tôi giải thích Thiền Tông ; v́ vậy trong bài này tôi Chứng Minh !

 

 

*Lê Anh Chí*.

_____________

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

Sách :

        Đường Mây Trên Đất Hoa, Thích Hằng Đạt và Nguyên Phong

 

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com