Tại sao Kiến Tánh lại là Thành Phật

 

                        Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

 

I) Bàn về Định nghĩa Kiến Tánh

     [a] Định nghĩa về lư

     [b] Định nghĩa về sự (Trạng thái Kiến Tánh)           

     [c] Không thể định nghĩa bừa Kiến Tánh

     [d] Định nghĩa tối thiểu         

II)  Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

III)  Lời Giải Thích của Tổ Đạt Ma

IV)  Trạng Thái của Tâm

V)  Trạng Thái của Tâm của "thần nhân"

VI)  Trạng Thái của Tâm người Quân Tử

VII)  Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân Lăo Trang

VIII)  Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân nhà Phật

Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc thần Giáo

IX)  Trạng Thái của Tâm của Phật

X)  Kiến Tánh là Thành Phật

XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai !

Muôn ngàn chứng đắc

Tại sao có thể chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai ?

XII)  Chẳng có ai thành Phật !

XIII)  Pháp môn Kiến Tánh = Tu Tắt

 

 

Tại sao Kiến Tánh lại là Thành Phật ?

Trong bài luận " Kiến Tánh Thành Phật  ", câu hỏi này đă được trả lời : bằng lời giải thích của Tổ Đạt Ma.

Chủ yếu bài viết này là giải thích lời giải thích của Tổ Đạt Ma

 

 

I) Bàn về Định nghĩa Kiến Tánh

 

[a] Định nghĩa về lư

 

Kiến Tánh là thấy tánh, là thấy Phật-tánh. Thấy đây là tâm thấy, là thực chứng. V́ vậy :

   Kiến Tánh là thể ngộ Phật Tánh, thể chứng Đại Niết Bàn.

Chữ <thể> được  lập lại, v́ đây là sự Thực Chứng : chẳng phải kiến văn giác tri, chẳng phải là biết, chẳng phải là hiểu. Ví như phải tự ăn cơm th́ mới no, c̣n hiểu biết rằng <ăn cơm th́ no> th́ chẳng ich lợi ǵ !

Kinh Đại Bát Niết Bàn :

        Phật Tánh là Đại Niết Bàn. Đại Niết Bàn là Niết Bàn của Phật     ( khác với Niết Bàn của A La Hán).

        Đặc tính của Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

V́ tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh từ vô thỉ, v́ Phật Tánh là Tâm Vương chân thật của ta, là cái Tâm chân thật sẵn có, luôn luôn hiện hữu của ta nên Phật Tánh chính thật là Bản Thể của Tâm (của Phật, của ta, của tất cả chúng sinh).

 

Tóm lại,

   Kiến Tánh là  thể ngộ Phật Tánh, chứng Đại Niết Bàn, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, chứng ngộ Bản Thể của Tâm .

 

 

[b] Định nghĩa về sự (Trạng thái Kiến Tánh) :          

 

Người kiến tánh th́nh ĺnh, đột nhiên , bỗng nhiên bước vào một trạng thái cao siêu mầu nhiệm, trạng thái Đại Niết Bàn !

        trạng thái mà Nhị Tổ gọi là <nói không thể đến>

        trạng thái mà Hư Vân Đại Sư gọi là <sơn hà đại địa thẩy Như Lai>

        trạng thái mà Cao Phong Đại Sư gọi là <kinh thiên động địa>

        trạng thái mà Chân Không Đại Sư, thiền sư siêu việt của nước ta thời Lư, gọi là :

                Ví như đến động nhà tiên

                Thuốc tiên đổi cốt tự nhiên trở về

        . . .

        trạng thái mà tất cả người kiến tánh dều đồng ư : không ngôn ngữ thế gian có thể diễn tả nổi

Trạng thái Kiến Tánh này chính là sự kiến tánh !

 

 

[c] Không thể định nghĩa bừa Kiến Tánh

  

Gần đây, xuất hiện nhiều định nghĩa Kiến Tánh : Kiến Tánh là x-ngộ, y-ngộ, z-ngộ . . . Sự thực th́ không thể định nghĩa bừa Kiến Tánh được !

Trong 1400 năm của Thiền Tông Đông Độ, "Kiến Tánh" chỉ được dùng theo một nghĩa một mà thôi, không thể thay đổi đuợc ! thay đổi th́ :

        - sao có thể phù hợp với chủ trương của Thiền Tông : Kiến Tánh Thành Phật ?

        - phải chú giải lại hết các ngữ lục của các Tổ Sư, các sách vở Thiền Tông !

 

Không những thế, có thể nói định nghĩa bừa "Kiến Tánh" là phỉ báng Như Lai ! Đạt Ma Sư Tổ mang Thiền Tông vào Đông Độ, nhưng Đức Thế Tôn của chúng ta là kẻ sáng lập Thiền Tông. Đức Thế Tôn đă dùng chữ Kiến Tánh Thành Phật nhiều lần trong Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận.

 

[d] Định nghĩa tối thiểu

 

Định nghĩa tối thiểu của Kiến Tánh là định nghĩa sao để "Kiến Tánh" có thể tương ưng với cái nghĩa tối thiểu của chữ Thành Phật.  

 

 

II)  Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

 

Trước hết, Thế nào là Phật ???

Phật là Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, . . . thần thông diệu dụng ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu dược tâm chúng sinh trong vũ trụ, giải thoát hoàn toàn, sáng suốt hoàn toàn, viên măn Thường, Lạc, Ngă, Tịnh . . .

 

Những "đặc tính" của Phật như trên rất là dài ḍng, ta có thể tóm tắt lại làm 2 phần : "thể"  và "dụng". Thể là Phật Tánh, là bản thể của tâm. Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu dược tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn. . .

 

Khi Phật  Kiến Tánh Thành Phật, Phật có đầy đủ "thể"  và "dụng".    

Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm, nhưng đại đa số người kiến tánh chưa có đại cơ đại dụng của Phật.

Chỉ có "thể" chưa có "dụng" như thế , có thể gọi là Thành Phật chăng ?

 

Lục Tổ và Đạt Ma Sư Tổ đă trả lời, một cách chắc nịch, rằng : Thành Phật !

 

 

III)  Lời Giải Thích của Tổ Đạt Ma

 

Đạt Ma Sư Tổ giải thích tại sao Kiến Tánh quả là Thành Phật : v́ ngoài "ông Phật Tánh" ra không có "ông Phật" nào khác ! (Sáu cửa Thiếu Thất).

 

 

IV)  Trạng Thái của Tâm

 

Cuộc đời có : người hung dữ, giảo hoạt, tiểu nhân, người tầm thường, Thần, Tiên, Thánh, Bồ Tát.

Làm sao có thể phân biệt những hạng người khác nhau trong xă hội ? Thường nguời ta quan sát hành vi, cử chỉ, lời nói rồi phán xét. Sự xét đoán này không chắc ăn : có kẻ đạo đức giả có thể lừa người mấy chục năm, cả đến một thế hệ ; thậm chí, có thể lừa đến nhiều thế hệ.

Bởi v́ :

        Có ai lấy thước mà đo ḷng người ?

Sự xét đoán người rất khó và không phải là mục đích của bài viết này.

 

Sự xét đoán th́ rất khó , thế nhưng :

        kẻ tiểu nhân có ḷng dạ của tiểu nhân

        người quân tử có ḷng dạ của người quân tử

        Bồ Tát có ḷng dạ của Bồ Tát

Cái " ḷng dạ " này là Trạng Thái của Tâm.

 

Chính Trạng Thái của Tâm của mỗi người mới xác định được người hung dữ, giảo hoạt, tiểu nhân, người tầm thường, Thần, Tiên, Thánh hay Bồ Tát ; c̣n hành vi, cử chỉ, lời nói có thể đóng kịch được.

Nói cách khác,

        Người có Trạng Thái của Tâm của người quân tử  là người quân tử

        Người có Trạng Thái của Tâm của kẻ tiểu nhân là kẻ tiểu nhân

        Người có Trạng Thái của Tâm của "thần nhân" là "thần nhân"

        Người có Trạng Thái của Tâm của Thánh Nhân là Thánh Nhân

        Người có Trạng Thái của Tâm của Bồ Tát là Bồ Tát

Cho đến,

        Người có Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật

 

Sau đây ta thử xem xét Trạng Thái của Tâm của một số hạng người ; rồi sau đó thử đặt câu hỏi : thế nào là Trạng Thái của Tâm của Phật ?

 

 

V)  Trạng Thái của Tâm của "thần nhân"

 

Trạng Thái của Tâm của "thần nhân" là trung, can, nghĩa, khí.

Người có trung, can, nghĩa, khí th́ khi chết sẽ thành thần.

 

 

VI)  Trạng Thái của Tâm người Quân Tử

 

Trạng Thái của Tâm người Quân Tử là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Trong Trạng Thái của Tâm này ta có thể phân biệt thể và dụng.

Thể của Tâm người Quân Tử là nhân, nghĩa.

Dụng của Tâm người Quân Tử là  nghĩa, lễ, trí, tín.

 

Nhân là cái lư "trời đất và vạn vật đồng một thể".

Nghĩa là Trạng Thái Tâm và hành động , lời nói hợp với Nhân.

Lễ là hành động , lời nói hợp với Nhân, Nghĩa.

Trí là hiểu biết Nhân, Nghĩa, Lễ.

Tín là việc làm đúng như lời nói.

 

Tín nằm trong Lễ, năm đức của người Quân Tử sự thực chỉ có 4, là nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhưng v́ người ở thế giới Ta Bà này gian xảo, lật lọng quá nhiều, nên Thánh Nhân mới thêm Tín vào các đức của người Quân Tử. 

 

 

VII)  Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân Lăo Trang

 

Căn bản của Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân là Không.

Trạng Thái của Tâm của  Thánh Nhân Lăo Trang  là Không.

Là Không, là thanh tịnh vô vi .

 

Một biến thái của Lăo Trang là phép tu tiên , trường sanh bất tử. Những vị Tiên th́ chẳng có Trạng Thái của Tâm là Không. Nhưng trên lư thuyết , họ vẫn học Không, nói Không. Như Tiên Lữ Đồng Tân, khi đắc phép phi hành, bay đến lầu chuông chùa ở Lô Sơn, đề bài thơ :

Một ngày an nhàn thân tự tại

Sáu căn ḥa hợp báo b́nh an

Đan điền có vật quí

Ngưng vấn đạo,

Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền !

Đó chỉ là lư thuyết thôi !

 

 

VIII)  Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân nhà Phật

 

Căn bản của Trạng Thái của Tâm Thánh Nhân là Không.

 

Thánh Nhân nhà Phật,  chỉ kể người đă giải thoát, gồm hai bậc :

        A La Hán

        Bồ Tát

 

Trạng Thái của Tâm A La Hán là Không :

        là Không tham, sân si

        là 4 Không :

                Thân Không

                Tâm Không

                Tánh Không

                Pháp Không

Trạng Thái của Tâm Bồ Tát là

         Không 

 

        Từ Bi Hỉ Xả

 

 

Phụ Lục : Thánh Nhân và Độc thần Giáo

 

Chữ Thánh Nhân trong bài này là dùng theo nghĩa thông thường ở Á Đông đă 2000 năm nay. Xin chú thích : Thánh Nhân trong Độc Thần Giáo ( Ki Tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo ) có ư nghĩa khác hẳn.

Sự khác biệt có thể được đơn giản hoá như sau :

        Phật Giáo, Khổng Giáo :        Thánh cao hơn Thần nhiều

        Độc Thần Giáo :                     Thần cao hơn Thánh nhiều

 

Theo Khổng Giáo, Thánh Nhân "ngang với trời đất". Trong Phật Giáo, Thánh Nhân là A La Hán và Bồ Tát đều trên cả trời, thần, người ; v́ trời, thần, người  là chúng sanh ở trong Tam Giới, c̣n A La Hán và Bồ Tát đă đắc Niết Bàn, chẳng c̣n là chúng sanh !

Theo Độc Thần Giáo, Thánh Nhân là chúng sanh ! chỉ có Ông Thần Duy Nhất  là độc tôn, là Ông Thần, là Duy Nhất. Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh . Được phong Thánh th́ cũng thế thôi : cũng giống như các tín đồ khác, nhờ tin Ông Thần Duy Nhất nên được lên thiên đàng với Ông Thần Duy Nhất !

C̣n "Thiên Thần" chẳng phải là Thần !  Thiên Thần dịch từ chữ Anh angel, chữ Pháp Ange, hai chữ này chẳng có nghĩa là (Thiên) Thần . Ông Thần Duy Nhất (God, Dieu) sang Việt Nam được gọi là Thượng Đế, nhưng nghĩa của chữ " God, Dieu " mới chính là Thần !

Trong Độc Thần Giáo, Thần là tối cao.

Trong Phật Giáo, Khổng Giáo, Thần thua xa Thánh Nhân. 

Độc Thần Giáo căn cứ vào ḷng tin, tin rằng Ông Thần Duy Nhất sinh ra tất cả chúng sinh  và phải tin Ông Thần. Ông Thần là tối cao.

Phật Giáo, Khổng Giáo căn cứ vào đạo đức, nên Thánh Nhân, người đă đạt đạo đức, là trên hết.

 

 

IX)  Trạng Thái của Tâm của Phật

 

Trạng Thái của Tâm của Phật là Đại Niết Bàn

Đại Niết Bàn là Phật Tánh

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

        (Kinh Đại Bát Niết Bàn )

Tóm lại,

        Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật Tánh, là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

 

 

X)  Kiến Tánh là Thành Phật

 

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, chứng Đại Niết Bàn, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, chứng ngộ Bản Thể của Tâm .

         Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh

Nên

        Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

 

Như trên đă nói,

        Người có Trạng Thái của Tâm của người quân tử  là người quân tử

        Người có Trạng Thái của Tâm của Thánh Nhân là Thánh Nhân

        Người có Trạng Thái của Tâm của Bồ Tát là Bồ Tát

        Người có Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật

        Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

Nên

        Kiến Tánh là Thành Phật.

 

Nhắc lại :

        Lời giải thích Đạt Ma Sư Tổ :  ngoài "ông Phật Tánh" ra không có "ông Phật" nào khác !

Đạt Ma Sư Tổ nói vậy, v́ Trạng Thái của Tâm của Phật là Phật Tánh !

 

 

XI)  Kiến Tánh Thành Phật, chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai !

 

Như đă nói trong bài Kiến Tánh Thành Phật ;

        Kiến Tánh rồi, có thể chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai.

Chỉ có thể nói là "có thể", c̣n rất khó ḷng mà chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai :

        Thời kỳ bảo nhậm đă khoảng 20 năm

         Ngàn chứng đắc cũng hết 5 năm

        Tu thần thông phải tính 10 năm

nếu Kiến Tánh vào khoảng 40, 50 tuổi th́ tu xong ngần ấy cũng sắp đến ngày từ trần !   Huống chi, những pháp mà Như Lai nói ra như lá trong tay, c̣n những pháp mà Như Lai đắc như lá trong rừng !

 

Muôn ngàn chứng đắc

 

Khó ḷng mà chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai. Nhưng muôn ngàn chứng đắc th́ có thể được. 

Sau khi Kiến Tánh, người tu hành có thể chứng đắc muôn ngàn chánh định, chánh quán -một cách dễ dàng và lẹ làng. Gọi là " dễ dàng và lẹ làng ", v́ so sánh với người thường : người thường chứng đắc một pháp môn đă là khó, đằng này, có thể có muôn ngàn chứng đắc !

 

 

Tại sao có thể chứng đắc tất cả các pháp của Như Lai ?

 

Sau khi Kiến Tánh, người tu hành có thể chứng đắc muôn ngàn chánh định, chánh quán. Tại sao ? Tại v́ đă chứng ngộ  chứng đắc được bản thể của Tâm, được căn bản, được cái gốc của chứng đắc. Tỉ như, trong tiểu thuyết vơ hiệp thường nói, khi đă luyện thành nội công th́ vơ nghệ sẽ cao siêu.

Sau khi Kiến Tánh, những  chứng đắc nào gần bản thể của Tâm nhất , th́ dễ chứng đắc nhất.  

 

 

XII)  Chẳng có ai thành Phật !

 

Kiến Tánh là Thành Phật.

Sau khi đă nói " Kiến Tánh là Thành Phật ", th́ phải nói thêm rằng theo nghĩa tuyệt đối, nghĩa đầy đủ của chữ Phật th́ chẳng có ai Thành Phật cả !

Như đă nói trong bài " Kiến Tánh Thành Phật " :

 

Theo nghĩa tuyệt đối của chữ Phật, th́ "Phật" gồm những nghĩa sau :

a) Thể :

        Phật là Bản Thể của Tâm.

        Phật là Trạng Thái của Tâm của Phật.

        Nên, Kiến Tánh là Thành Phật.

b) Dụng, c̣n gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cơi, tỉ triệu chánh định,  quán chiếu dược tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn. . .Người tu khó ḷng mà đạt được hết tất cả cái Dụng này.

c) Phát minh : Phật đây là người t́m ra, "phát minh" ra Phật Pháp, mỗi nền văn minh nhân loại chỉ có tối đa một vị Phật,

Theo nghĩa tuyệt đối này, th́ chẳng có ai Thành Phật cả. Phải chờ ngài Di Lạc ra đời !

Phải chờ ngài Di Lạc ra đời ! Phải chờ khi nào Phật Pháp đă diệt ở thế gian, nhân loại đắm ch́m trong u mê tăm tối một thời gian dài, và rồi ngài Di Lạc ra đời, phát minh ra Phật Pháp, Kiến Tánh Thành Phật !

( Theo sách vở Đại Thừa : Phật Pháp c̣n tồn tại ở thế gian khoảng 8500 năm nữa, sau đó nhân loại đắm ch́m trong u mê tăm tối đến hơn 8 triệu ruỡi năm, th́ ngài Di Lạc mới ra đời ).

 

 

XIII)  Pháp môn Kiến Tánh = Tu Tắt

 

        Kiến Tánh là chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật.

Nên,

        Kiến Tánh là sự chứng ngộ cuối cùng.

Do đó,

        Pháp môn Kiến Tánh = Tu Tắt .

 

Hầu hết người Kiến Tánh chưa chứng đắc một pháp môn nào (Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Tứ Thiền Bát Định và Diệt Thọ Tưởng Định, Thất Giác Chi, Ngũ Căn Ngũ Lực, Quán Niệm Hơi Thở, Diệt Vọng Tưởng vv. . .  ) . Chưa chứng đắc Tứ Thiền Bát Định mà lại có thể chứng ngộ Trạng Thái của Tâm của Phật !

Thế mới gọi là

        Thiền Đốn Ngộ !

Thế mới gọi là

        NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai !

                        (Chứng Đạo Ca)

Thế mới gọi là Tu Tắt !

 

Tuy nhiên, như đă nói trên :

Tu Tắt nhưng sau khi Kiến Tánh, ta có thể chứng Tứ Thiền Bát Định và Diệt Thọ Tưởng Định, Thất Giác Chi, Ngũ Căn Ngũ Lực, Quán Niệm Hơi Thở, Diệt Vọng Tưởng , Tâm Không , Tâm Không Tịch, Tâm Vắng Lặng, Tâm Rỗng Rang, Tâm Tĩnh Lặng, Tâm Rỗng Lặng vv. . . một cách dễ dàng, nếu muốn.

Nói "nếu muốn" bởi v́ một khi được Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, th́ rất nhiều người chẳng để ư ǵ đến Tứ Thiền Bát Định , Không, Không Tịch, Vắng Lặng, Rỗng Rang, Tĩnh Lặng, Rỗng Lặng . . .  làm ǵ !

C̣n thần thông, th́ nhiều thiền sư cư sĩ Kiến Tánh chẳng nghĩ đến !

 

Anh Chí

----------------------------------------------------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :

        Phật Giáo Khái Luận, Thích Chơn Thiện,

        Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

        Thiền Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch giả Như Hạnh

        Triết Học Trần Thái Tông, Nguyễn Đăng Thục

 

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

        Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến

 

        Nho Giáo, Trần Trọng Kim

 

 

 

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------