Đốn Ngộ cũng là tu !

 

                Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I ) Đốn Ngộ  là Kiến Tánh

II ) Đốn Ngộ cũng là tu

III ) Chuyển ngữ chẳng phải là một câu thần chú

IV ) Chuyển ngữ chẳng phải là một bảo bối

V ) Được chuyển ngữ chẳng phải là được truyền nội lực

VI ) Nhảy Một Cái vào thẳng đất Như Lai
VII ) Ngón tay chỉ mặt trăng

VIII ) Hai giai đoạn tu của Thiền-tông

IX ) Sự bảo nhậm chẳng phải là tu ?

X ) Chuyển ngữ  biệt truyền và chuyển ngữ  công truyền

 

 

I ) Đốn Ngộ  là Kiến Tánh

 

Chữ Đốn Ngộ  trong bài này là Kiến Tánh.

( V́ có nhiều cái ngộ khác, như "ngộ tâm không ", chẳng hạn )

 

 

II ) Đốn Ngộ cũng là tu

 

Đốn Ngộ cũng là tu !

Thường người tu nghe một câu chuyển ngữ rồi ngộ !

Từ khi nghe câu (hay đọc câu) chuyển ngữ cho đến khi ngộ ; ‘giai đoạn’ này là ‘giai đoạn’ tu hành !

Bởi v́ nếu được câu chuyển ngữ mà cứ b́nh chân như vại th́ chẳng thể Kiến Tánh ! Người tu phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm mới Kiến Tánh được !

Sự tu hành này chỉ kéo dài nửa phút, 15 giây đồng hồ nhưng vẫn là tu !

Một sự tu hành quan yếu v́ giải quyết được vấn đề từ vô lượng kiếp !

 

Tôi nhấn mạnh điểm này ở đây : v́ rất nhiều người hiểu lầm rằng:

_ câu chuyển ngữ là một câu thần chú, nghe cái th́ ngộ liền !

_ câu chuyển ngữ là bảo bối, như tu tiên trong truyện Phong Thần vậy !

_ câu chuyển ngữ là phép lạ , phép khai ngộ, của vị thầy khai tâm cho học tṛ ! câu chuyển ngữ giống như nội lực của thầy truyền cho học tṛ , như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung , Cổ Long ! ( tức là họ hiểu lầm ba chữ ‘truyền tâm ấn’)

 

 

III ) Chuyển ngữ chẳng phải là một câu thần chú

 

Chuyển ngữ chẳng phải là một câu thần chú. Điều này rất dễ chứng minh. Từ ngày Ngũ Tổ dạy rằng ‘thọ tŕ Kinh Kim Cang có thể Kiến Tánh’, rất nhiều người nước ta và người Tàu thọ tŕ, đọc tụng Kinh Kim Cang : nếu chuyển ngữ  là một câu thần chú, th́ xưa nay đă có hằng hà sa số người ngộ !

 

 

IV ) Chuyển ngữ chẳng phải là một bảo bối

 

Chuyển ngữ chẳng phải là một bảo bối. Nếu chuyển ngữ  là một bảo bối th́ những người thờ phụng Kinh Kim Cang, học thuộc ḷng Kinh Kim Cang, đọc tụng Kinh Kim Cang và những người học thuộc những câu chuyện thiền ( chứa chuyển ngữ) đă Kiến Tánh hết !

 

 

V ) Được chuyển ngữ chẳng phải là được truyền nội lực

 

Được chuyển ngữ chẳng phải là được truyền nội lực, như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung , Cổ Long ! câu chuyển ngữ chẳng phải là phép lạ , phép khai ngộ, của vị thầy khai tâm cho học tṛ ! Những người họ tưởng như vậy, v́ họ hiểu lầm ba chữ ‘truyền tâm ấn’.

Sự thực, chẳng có phép lạ , phép khai ngộ, khai tâm, truyền nội lực cho học tṛ ! mà chỉ có "chỉ" ("trực chỉ nhân tâm"). Được "chỉ" rồi, người học có ngộ hay không là tùy ở họ : họ có thể áp dụng được vào tâm hay không !

 

 

VI ) Nhảy Một Cái vào thẳng đất Như Lai

 

Theo tôi , nên diễn tả đông cơ của sự Ngộ bằng câu thơ sau đây của Thiền Sư Huyền Giác :

 __Nhảy Một Cái vào thẳng đất Như Lai

xuất x t Chứng Đạo Ca của Thiền Sư Huyền Giác:
        Tranh t vi thựcớng môn,
        NHẤT SIÊU trực nhập Như Lai địa

        (Nên t cửa vi thựcớng,

        NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai)

Câu này thường được dịch là :

__Một Nhảy vào liền đất Như Lai

Tôi dùng ch Nhảy Một Cái đ gợi h́nh gợi ảnh.

 

NHẢY Một CáiChuyển Tâm  một cái rầm. nhiên không "nhảy" thật ch Tâm di chuyển.

NHẢY Một Cái rồi th́ Kiến Tánh.

Muốn thế, cần một bàn đạp, một nguyên động lực lớn. Nguyên động lực đó là câu chuyển ngữ và ta phải áp dụng câu chuyển ngữ đó vào tâm !
Áp
dụng câu chuyển ngữ đó vào tâm là ấn chân vào bàn đạp để NHẢY Một Cái !

 

 

VII ) Ngón tay chỉ mặt trăng

 

Được chuyển ngữ  là được "trực chỉ nhân tâm". Nhắc lại : Đạt Ma Sư Tổ trong bài kệ nổi tiếng của ngài, đă nói Phương Thức này :

        Ngoài giáo truyền riêng

        Chẳng lập văn tự

        Chỉ thẳng tâm người

        Kiến Tánh Thành Phật

Nói " Chỉ thẳng tâm người" tức là nói phải tùy theo căn cơ của người học. Vấn đề ở đây vẫn là ngón tay chỉ mặt trăng, tùy theo căn cơ của người học mà thành cái hướng chỉ của ngón tay ! Và cuối cùng, người học phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm để NHẢY Một Cái !

 

 

VIII ) Hai giai đoạn tu của Thiền-tông

 

Hai giai đoạn tu của Thiền-tông là :

1) Sửa soạn tâm và nghiên cứu cách làm thế nào để ngộ

2) Tu lúc được chuyển ngữ . Đây là mục đích của bài này : người học phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm để NHẢY Một Cái !

__Chuyển ngữ chẳng phải là một câu thần chú

__ Chuyển ngữ chẳng phải là một bảo bối

__ Được chuyển ngữ chẳng phải là được truyền nội lực

Đốn Ngộ cũng là tu .

Đốn Ngộ do đó chẳng phải là một sự t́nh cờ, ngẫu nhiên . . .

 

 

IX ) Sự bảo nhậm chẳng phải là tu ?

 

Trong hai giai đoạn tu của Thiền-tông, không có kể sự bảo nhậm ; vậy,  bảo nhậm chẳng phải là tu ?

_Có thể xem sự bảo nhậm chẳng phải là tu !

V́ sau khi Kiến Tánh :

_Tu tự nhiên như hơi thở ra vào

_Tu thanh nhàn như ngày tháng tiêu dao

Xem bài "Người c̣n tu măi, hỡi người tu !"

 

 

X ) Chuyển ngữ  biệt truyền và chuyển ngữ  công truyền

 

Có hai loại chuyển ngữ : Chuyển ngữ  biệt truyền và chuyển ngữ  công truyền (chuyển ngữ  công truyền là Kinh Kim Cang).

Xem bài "Nguyên Lư Phương Thức Thiền Tông".

Trong cả 2 trường hợp : người tu phải áp dụng câu chuyển ngữ vào tâm mới Kiến Tánh được !

( Cũng như bài "Nguyên Lư Phương Thức Thiền Tông" :

Chữ chuyển ngữ dùng ở đây có hai nghĩa :

1. chuyển ngữ là một câu nói , có thể làm cho tâm chuyển một cái rầm, mà Kiến Tánh .

2. ở đây, chuyển ngữ được dùng thêm một nghĩa nữa : hành động, cử chỉ , có thể làm cho tâm chuyển một cái rầm mà Kiến Tánh , cũng được gọi là chuyển ngữ.)

 

 

* Lê Anh Chí *.

----------------------

Kinh sách tham khảo

Kinh :

        Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

        Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

        Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán

        Kinh Kim Cang

        Kinh Lăng Nghiêm,  dịch giả   Trí Độ và Tuệ Quang

        Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

        Kinh Ngăớng,  dịch giả Phạm Kim Khánh

Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):

        Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên

        Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực

        Chứng Đạo Ca, Huyền Giác dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):

        Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực

        Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

        Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu

        Lâm Tế Ngữ Lục

        Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

        Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh

        Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

 

             Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------