Khi chưa Kiến Tánh th́ Vọng và Chân
đều là . . . Vọng !
Lê Anh Chí
Dàn
Bài :
I ) Kinh
Lăng Nghiêm : " Vọng và Chân đều là Vọng
"
II ) Khi
chưa thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là . . .
Vọng !
III ) Trạng
thái Kiến Tánh : Tất cả là Chân
IV ) Kiến
Tánh rồi : Vọng là Vọng, Chân là Chân
V ) Kiến
Tánh rồi : Vọng có thể biến thành Chân
VI ) Thần
thông và diệu dụng, gánh nước cùng bửa
củi !
VII ) Vẫn
phải dùng Vọng Tâm
I ) Kinh
Lăng Nghiêm : " Vọng và Chân đều là Vọng
"
Trong hội Lăng
Nghiêm, Phật có nói : " Vọng và Chân đều là
Vọng ".
Câu kệ này
ở phần đầu kinh, khi Phật giảng cho ông A
Nan về vọng tâm, về tri kiến của chúng
sinh :
Nói
Vọng để chỉ rơ Chân
Vọng và Chân đều là
Vọng
Câu kệ này
rất dễ hiểu : tri kiến của chúng sinh là
vọng, được Phật chỉ cho biết vọng
biết chân, rồi nhờ đối đăi (Nói Vọng để chỉ rơ Chân),
nên xác định được Chân. Nhưng cái Chân, mà tri
kiến vọng của chúng sinh xác định
được vẫn là vọng, v́ chỉ do đối
đăi, thí dụ nên xác định.
Nói rơ
hơn, . . .
II ) Khi
chưa thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là . . .
Vọng !
Khi chưa
thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là . . .
Vọng ! Bởi v́, khi chưa thấy tánh th́ Tâm
của ta là Vọng. Thực trạng của (Vọng) Tâm
là Vô Ngă ! Chẳng có Ngă ! chẳng phải là ta !
( Xem bài "Chẳng phải Vô Ngă, chẳng phải
Đại Ngă ")
Mà một khi
Tâm là Vọng th́ vạn cảnh đều là . . .
Vọng ! Như câu thơ nổi tiếng của
Nguyễn Du :
Người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ !
Tâm buồn
cảnh buồn, tâm vui cảnh vui,
một khi Tâm là Vọng th́ vạn cảnh đều
là . . . Vọng , sự sự đều là Vọng .
Kiến Tánh rồi
, th́ mới thấy Chân. Bởi v́ :
Kiến Tánh là chứng ngộ
Phật Tánh,
là chứng ngộ
Đại Niết Bàn,
là chứng ngộ
Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,
là chứng ngộ
Bản Thể của Tâm
là chứng ngộ
Chân Tâm
là chứng ngộ
Chân
Chính đây
là nguyên lư sống c̣n của Thiền Tông : Kiến Tánh rồi
, th́ mới thấy Chân, biết Chân, sống với Chân.
III ) Trạng
thái Kiến Tánh : Tất cả là Chân
Kiến Tánh
là chứng ngộ Phật Tánh,
là chứng ngộ
Thường, Lạc, Ngă, Tịnh,
là chứng ngộ
Chân
một khi
Tâm là Chân th́ vạn cảnh đều là Chân, sự sự đều
là Chân.
V́ thế,
ở Trạng thái Kiến Tánh : Tất cả là
Chân.
IV ) Kiến
Tánh rồi : Vọng là Vọng, Chân là Chân
Khi chưa
thấy tánh th́ Vọng và Chân đều là Vọng
Trạng thái
Kiến Tánh : Tất cả là Chân.
Kiến Tánh rồi
, th́ mới thật sự thấy Chân , mới thật
sự biết thế nào là Chân.
Kiến Tánh rồi
, mới thật sự biết thế nào là Chân, biết
thế nào là Vọng.
Kiến
Tánh rồi : Vọng là Vọng, Chân là Chân.
V ) Kiến
Tánh rồi : Vọng có thể biến thành Chân
Khi ở trạng
thái Kiến Tánh : Tất cả là Chân, Tất
cả là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.
Trạng thái
Kiến Tánh này thường hằng được
một thời gian, rồi sau đó vọng tưởng có
thể trở lại.
Tại sao vọng
tưởng có thể trở lại ? - Đây là thói
quen b́nh sinh, tập khí từ vô thủy
V́ khi chưa
thấy tánh Vọng và Chân đều là Vọng : b́nh thường đi tới
đi lui, làm việc, ta thường suy nghĩ vẫn
vơ, nói vẫn vơ, thường sống trong Vọng. Sau
khi Kiến Tánh , thói quen, phản xạ vẫn c̣n
đó : như khi ra ngoài đường , gặp
người quen chào hỏi "Mạnh giỏi không ?"
chẳng hạn, th́ khi đang tay bắt mặt mừng
đó, cái Vọng đă về ! Thói quen b́nh sinh, tập
khí từ vô thủy mà thôi !
Bởi
vậy, sau khi Kiến Tánh th́ bảo nhậm :
Làm sao để đi
đứng nằm ngồi đều thấy tánh.
Tức là
biến những vọng
tưởng, thói quen b́nh sinh, tập khí đó thành
đại viên cảnh trí.
Sau khi
Kiến Tánh, dùng sự Kiến Tánh của ḿnh , để
biến vọng tưởng, thói quen, tập khí thành Chân.
Kiến
Tánh rồi : Vọng có thể biến thành Chân !
VI )
Thần thông và diệu dụng, gánh nước cùng bửa
củi !
Đi
đứng nằm ngồi đều thấy tánh ! Việc
bảo nhậm này, người ngoài nh́n vào thấy
như thời gian luống uổng trôi qua ! (Bởi v́
cũng chỉ những hành động tới lui như bao
kẻ phàm phu). Nhưng không phải thế, sự thực
th́ :
Đi đứng nằm
ngồi, ngắm cảnh mà lại thấy như ở
Cực Lạc thế giới
Hoa tay múa chân đó, mà lại
thấy như đại cơ đại dụng, như
sử dụng thần thông !
V́ thấy
tánh !
Bàng Cư
Sĩ (Bàng Long Uẩn) nói :
Thần thông và diệu
dụng
Gánh nước cùng bửa
củi !
đây là
diễn tả cái thấy, cái trạng thái bảo
nhậm :
đi đứng
nằm ngồi đều thấy tánh
gánh nước cùng
bửa củi vẫn thấy tánh
Trạng thái
bảo nhậm này cao siêu mầu nhiệm như
thần thông và diệu dụng !
Chớ c̣n :
gánh nước là gánh
nước,
bửa củi là bửa
củi
chẳng
phải là thần thông .
Chỉ khác
ở Tâm của người gánh nước bửa củi :
Cũng th́ bửa củi , mà
Tâm của người Kiến Tánh th́ thấy khác :
một nhát búa đă chém xuống, thấy như càn khôn
hợp rồi lại chia, thấy như chấn
động sơn hà đại địa !
Nên gọi là : thần thông
và diệu dụng !
VII )
Vẫn phải dùng Vọng Tâm
Trong hội Lăng
Nghiêm, Phật bảo ông A Nan: " Chẳng phải tôi
khuyên ông đừng chấp cái đó làm tâm . . .".
Câu này ở
phần đầu kinh, khi Phật giảng cho ông A Nan
về vọng tâm, về tri kiến của chúng sinh ;
trước đó ông A Nan đă định nghĩa
tâm : " cái suy nghĩ đó là tâm của tôi" , và
Phật đă giảng đó chẳng phải là tâm thật
(mà chỉ là " tưởng tượng những
tướng giả dối của tiền trần", chỉ
là " h́nh ảnh của phân biệt pháp trần").
Trước
những lư luận của Phật, ông A Nan rất hoang mang
không rơ đâu là tâm ; v́ thế, Phật bảo ông A Nan: "
Chẳng phải tôi khuyên ông đừng chấp cái đó
làm tâm . . .". Tức là : phải dùng vọng tâm mà tu
hành.
(Trong hội
Lăng Nghiêm, ở giai đoạn này, ông A Nan chưa
hiểu, chưa phân biệt được Vọng Tâm và
Chân Tâm).
Trong
Thiền Tông, ta cũng phải dùng vọng tâm mà tu hành,
để Kiến Tánh.
Nhưng ta
cần luôn nhớ rằng tâm đó là Vọng-tâm , là Vô Ngă,
là Không, chẳng phải là tâm thật ( xem bài " Chẳng
phải Vô Ngă, chẳng phải Đại Ngă ") ;
mà cần phải đi đến sự Kiến Tánh.
Kiến Tánh
rồi, th́ mới là Chân !
-------------------------------------
Kinh sách
tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn,
dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại Thừa Kim Cang Kinh
Luận
Cuộc đời Đức
Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán
Kinh Kim Cang
Kinh Lăng Nghiêm, dịch giả Trí Độ và Tuệ Quang
Kinh Trường A Hàm, dịch giả Thích Thiện Siêu
Kinh
Vô Ngă Tướng, dịch giả Phạm Kim Khánh
Ngữ
Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất,
Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục
Tổ, dịch giả Thích Minh Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,
dịch giả Trúc Thiên
Ngữ
Lục (sau đời Lục Tổ):
Bá Trượng Ngữ
Lục, dịch giả Thích Duy Lực
Cội nguồn truyền
thừa và phương pháp tu tŕ của thiền tông,
Nguyệt Khê
Chơn tâm trực thuyết,
Phổ Chiếu
Lâm Tế Ngữ Lục
Lê Anh Chí.
--------------------------------------------------------------
* Trang Chính
* M ụ c L ụ c * Đoản Luận
* Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *
------------------------------------------------------------------------------
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com