Bàn về chữ "thấy" trong "thấy tánh"

 

                        Lê Anh Chí

 

 

Dàn Bài :

I ) "I see !"

II ) Tôi thấy rằng

III ) Nghe "thấy" ; cảm, ngửi, nếm, sờ "thấy"

IV ) Tôi "thấy" nghĩa Kinh

V ) "thấy" trong thiền định

VI ) "thấy" là trực giác, là thực chứng . . .

VII ) Tánh Thấy (Kinh Lăng Nghiêm)

VIII ) Thấy Tánh, Kiến Tánh 

 

 

I ) "I see !"

 

Tôi đi du học cách đây 40 năm. Lúc đầu rất bỡ ngỡ, v́ dù giỏi sinh ngữ cách mấy, sang Bắc Mỹ, cũng chẳng hiểu họ nói ǵ. Qua giai đoạn đó, tôi hay cười thầm : cười thầm  v́ bọn sinh viên Gia Nă Đại, bất cứ ḿnh nói ǵ, họ thường trả lời : "I see !" (Tôi thấy !).  Thường cười thầm : "thấy ǵ đâu mà thấy, vậy mà cứ ‘I see !’ lia !" .

Sau đó nghĩ lại : mà tiếng Việt ḿnh cũng thế, cũng hay ‘thấy’ lắm, như

        Tôi thấy rằng . . .

 

 

II ) Tôi thấy rằng

 

Tiếng Việt ḿnh cũng hay ‘thấy’ lắm, thường ở dưới dạng :

        Tôi thấy rằng . . .

        Tôi thấy như vậy .

Mà thường th́ có "thấy" đâu !  ít ra  là không có dùng con mắt để thấy !

Thấy đây là tâm thấy , là trí thấy.

 

 

III ) Nghe "thấy" ; cảm, ngửi, nếm, sờ "thấy"

 

Người ḿnh dùng chữ thấy, c̣n nhiều hơn người Anh một bực :

        nghe "thấy" ; cảm, ngửi, nếm, sờ "thấy"

Chúng ta, ai cũng, ít nhất một lần trong đời, ngạc nhiên rằng : nghe chớ có "thấy" đâu , sao lại "nghe thấy" ???

Mà không phải chỉ có "nghe thấy" , mà c̣n " cảm, ngửi, nếm, sờ , thấy" .

 

Không những thế : "nghe thấy" khác với "nghe" : có thêm chữ thấy th́ cái nghe mới chắc chắn. Khi ta nói "tôi nghe rằng X", th́ câu này gần giống như "h́nh như X", thêm vào chữ thấy , th́ X được khẳng định hơn .

C̣n cảm, ngửi, nếm, sờ th́ bắt buộc phải có chữ "thấy" . Thí dụ : câu "tôi sờ thấy X" ḥan toàn khác hẳn nghĩa câu "tôi sờ  X" !

 

Bởi thế , trong chữ Việt thân yêu của chúng ta, "thấy" là cần thiết trong những động từ ghép với : cảm, ngửi, nếm, sờ.

Thấy đây là tâm thấy , là trí thấy, là thực chứng.

 

 

IV ) Tôi "thấy" nghĩa Kinh

 

Về sự hiểu kinh Phật, nhất là kinh Đại Thừa, tôi phân ra thứ lớp như sau :

_Đọc Kinh chẳng hiểu ǵ hết, phải nhờ người giảng cho

_Đọc Kinh chẳng hiểu ǵ hết, phải suy nghĩ nhiều mới hiểu

_Đọc Kinh hiểu lờ mờ, phải suy nghĩ mới hiểu

_Đọc Kinh hiểu ngay

_Đọc Kinh hiểu ngay (và rất thích)

_Đọc Kinh thấy ngay nghĩa Kinh (và rất thích)

 

Tŕnh độ cao nhất là ‘thấy’ ngay nghĩa Kinh, cao hơn ‘hiểu ngay’ : v́ ‘thấy‘ tỏ ra là "tâm ư tương thông với" lời kinh. Đây là bậc thượng trí.

 

 

V ) "thấy" trong thiền định

 

Khi tập luyện thiền định hành giả có thể "thấy" rất nhiều : thấy những cảnh giới thiền, cái thấy căn bản là thấy ánh sáng (đốm sáng hoặc cả luồng sáng). Thấy  đây là tâm thấy v́ nhắm mắt vẫn thấy ( chính ra nhắm mắt thấy nhiều hơn). Thấy  đây là, đối với hành giả, thực chứng.

Ngoài ra, hành giả có thể "thấy" : Hỉ Lạc (nhị thiền), thanh tịnh (tứ thiền), Diệu Lạc (tam thiền), thấy Không (Không-định) v v . Đều là  tâm thấy ,  là thực chứng.

 

 

VI ) "thấy" là trực giác, là thực chứng . . .

 

Những trường hợp trên đều cho thấy ( !!!)  rằng chữ ‘thấy’ trong tiếng ta căn bản là tâm thấy.

Ta có thể tóm lược và diễn tả  rằng :

1) "thấy" là tâm thấy, là thực chứng. "thấy" cao hơn "hiểu" một bực.

2) "thấy" là trực giác : Ví dụ : đọc Kinh thấy ngay nghĩa Kinh ; không cần phải suy nghĩ.

 

 

VII ) Tánh Thấy (Kinh Lăng Nghiêm)

 

Kinh Lăng Nghiêm có nói đến Tánh Thấy . Tánh Thấy là một biểu tượng của Phật Tánh.

Ta nên lưu ư rằng Phật không dùng chữ Tánh Hiểu mà dùng Tánh Thấy. Như trên đă nói,  "thấy" cao hơn "hiểu" một bực ; "thấy" là tâm thấy, trực giác . . .

 

 

VIII ) Thấy Tánh, Kiến Tánh 

 

Như đă viết trong bài :

        "Kiến Tánh Thành Phật ".

        "Định nghĩa Kiến Tánh"

 

Kiến Tánh là thấy tánh, là thấy Phật-tánh. Thấy đây là tâm thấy, là thực chứng. V́ vậy :

   Kiến Tánh là  chứng ngộ Phật Tánh.

 

Có người sẽ bắt bẻ : Vậy th́ tại sao không dùng "chứng ngộ Phật Tánh " mà lại dùng Thấy Tánh, Kiến Tánh ???

_V́ hai lư do :

        1) Kiến Tánh th́ ngắn ;   "chứng ngộ Phật Tánh" th́ dài.

        2) Người đă Kiến Tánh th́ sau đó đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể Thấy Tánh. Trong câu "đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể Thấy Tánh" , ta chẳng thể thay chữ Thấy Tánh bằng "chứng ngộ Phật Tánh", V́ chỉ "chứng ngộ Phật Tánh" một lần mà thôi !

        Do đó, sau khi đă "chứng ngộ Phật Tánh", th́ phải dùng chữ Thấy Tánh, không dùng chữ "chứng ngộ Phật Tánh". Ngược lại, khi "chứng ngộ Phật Tánh", ta vẫn có thể nói là  Thấy Tánh (hay  Kiến Tánh ).

 

Những lư do trên cho thấy ( !!! ) rằng ta cần dùng từ ngữ Thấy Tánh (hay Kiến Tánh )  ./.

 

 

* Lê Anh Chí *.

______________

 

              Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com

        --------------------------------------------------------------

        * Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Bài mới * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *

------------------------------------------------------------------------------