Ngũ
Tổ Kiến Tánh khi nào và do đâu ?
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
I) Ngũ Tổ dĩ nhiên đă
Kiến Tánh
II) Luận Tối Thượng
Thừa : Đệ tử . . .
III) Ngũ Tổ đă Kiến Tánh
trước khi được truyền ngôi Tổ
IV) Ngũ Tổ đă Kiến Tánh
bởi Kinh Kim Cang và . . .
V) Ngũ Tổ đă Kiến Tánh khi
c̣n là sa di ?
VI) Ngũ Tổ đă Kiến Tánh khi
c̣n là Tài Ṭng Đạo Giả ?
Tài Ṭng Đạo Giả
Cậu bé trai của cô Chu Phụng Thư
Ngũ Tổ là thân sau của Tài Ṭng
Đạo Giả
__________________________________________
I) Ngũ Tổ dĩ nhiên
đă Kiến Tánh
Ngũ Tổ dĩ nhiên đă Kiến
Tánh
Năm vị Tổ chính thức
của Pháp môn Kiến Tánh th́ bắt
buộc đă Kiến Tánh !
Từ Tổ Ca Diếp đến Ngũ Tổ , chư Tổ bao giờ
cũng lựa trong các đệ tử đă Kiến Tánh một người
để truyền ngôi Tổ.
II) Luận Tối
Thượng Thừa : Đệ
tử . . .
Sở dĩ người ta đặt
vấn đề nghi vấn về sự Kiến Tánh của Ngũ Tổ
, là v́ câu sau đây trong Luận Tối Thượng
Thừa (của Ngũ Tổ
) :
"... Đệ tử (Luận
chủ tự xưng) từ trước đến đây
biên tập luận nầy thẳng do tín tâm y văn nhận
nghĩa nói như thế, thật không phải rơ ràng
chứng biết. "
Câu này thật là quái dị !
1) Ta nên đặt câu hỏi :
_Một vị Tổ có thể tự
xưng là " Đệ tử " hay không ?
Trả lời :
_Chắc chắn là không !
Như vậy là ta đă
giải quyết vấn đề : khi Tổ viết câu này, trong đó có " thật
không phải rơ ràng chứng biết " ,th́ khi đó
ngài chưa được truyền ngôi Tổ.
2) Ngũ Tổ Luận Tối
Thượng Thừa khi nào ?
TD : Ta thường nói Ḥa thượng Thích Thanh Từ dịch cuốn
Thiền Đốn Ngộ, nhưng cuốn này ra
đời đầu thập niên 70, khi ấy ông TTT đâu
phải là Ḥa thượng ? Khi ấy , ông TTT , theo tôi
biết, chưa là Thượng Tọa !
Bởi vậy , nói Ngũ Tổ
viết Luận Tối
Thượng Thừa th́ e rằng không đúng, nên nói
rằng ông sư Hoàng Nhẫn viết Luận Tối Thượng Thừa !
Như trên đă viết, có lẽ
Ngũ Tổ bắt đầu viết Luận Tối Thượng Thừa trong
khoảng ba mươi mấy năm trước kh́
được truyền ngôi Tổ,
3) Ngoài ra :
_từ trước đến đây
biên tập luận nầy
cho thấy là bài luận
được viết trong nhiều thời kỳ.
Một câu hỏi nữa : bài
luận không dài, sao lại viết qua nhiều giai
đoạn ?
Có lẽ : bài luận rất dài, rồi sau
bị thất lạc, người ta chỉ c̣n vá víu
lại chút đỉnh đó thôi !
Có lẽ đây
không phải là một bài luận mà là một tập
luận !
4) Nhiều thời kỳ
Cùng một đoạn văn, câu đầu :
_Đệ tử (Luận
chủ tự xưng) từ trước đến đây
biên tập luận nầy thẳng do tín tâm y văn
nhận nghĩa nói như thế, thật không phải rơ
ràng chứng biết.
là câu của người mới tu
trong chùa.
Nhưng câu cuối :
_Người nghe cố
gắng sau nầy sẽ thành Phật, nguyện hiện
tiền độ môn đồ của tôi.
lại là câu của một vị Tổ ("độ môn đồ của tôi ")
5) C̣n là sa di ?
Chính v́ trong câu này :
"... Đệ tử (Luận
chủ tự xưng) từ trước đến đây
biên tập luận nầy . . ."
Luận chủ tự xưng là
đệ tử, nên ta có thể đoán rằng câu này
được viết khi Ngũ Tổ
c̣n là sa di !
III) Ngũ Tổ đă Kiến
Tánh trước khi được truyền ngôi Tổ
Ngũ Tổ đă Kiến Tánh
trước khi được truyền ngôi Tổ. Đây
là việc dĩ nhiên , tuy vậy sau đây, ghi lại
những bằng chứng :
1) Một người khi
được truyền ngôi Tổ th́ chắc chắn
đă Kiến Tánh ! ( có
nhiều trường hợp, Kiến Tánh đă nhiều
năm)
Ngũ Tổ xuất gia năm 7
tuổi, Ba mươi mấy năm sau th́ được
truyền ngôi Tổ.
2) Lúc Huệ Năng ở chùa Ngũ
Tổ , những lời Ngũ Tổ dạy Thần Tú và Huệ Năng cho thấy rơ ràng đó
là lời của người đă Kiến Tánh :
"người
Kiến Tánh th́ khi ra trận cũng Kiến Tánh "
"Tổ nói (với
Thần Tú) : Ông làm bài kệ ấy, tỏ ra chưa
thấy bổn tánh. Ông mới tới
ngoài thềm cửa, chưa vào trong nhà. Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà
t́m đạo Vô Thượng Bồ Đề th́ rơ ràng
không thể được. Theo
đạo Vô Thượng Bồ Đề, hễ khi nghe
nói pháp rồi, liền phải biết Bổn Tâm và
thấy Bổn Tánh của ḿnh. Tâm của
ḿnh chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy
thời gian, niệm niệm ḿnh thấy tánh. Đối với muôn pháp, tâm ḿnh suốt
thông, không ngưng trệ. Một
pháp, ḿnh thấy hiểu chơn tướng. Cả thảy các pháp, ḿnh đều hiểu
thấu chơn tướng. Đối
với muôn cảnh, tâm ḿnh như như. Tâm như như tức là tâm chơn thật. Thấy như thế, tức là thấy Vô
Thượng Bồ Đề của ḿnh "
3) Ngũ Tổ Luận Tối Thượng Thừa khi nào ?
_Như trên có viết, ta có thể
đoán rằng Ngũ Tổ
bắt đầu viết luận này khi chưa được truyền ngôi Tổ, có
lẽ khi Ngũ Tổ c̣n là sa di !
4) phần kết của bài luận (tập
luận ?):
_Nếu có người y văn tu hành
th́ hiện đời thành Phật. Nếu tôi nói dối ông
th́ đời sau sẽ đọa trong mười tám
địa ngục, chỉ trời đất mà thề
vậy.
Quả quyết như vậy, th́
đă chứng nghiệm, đă Kiến Tánh !
5) Ngũ Tổ là tổ sư của
pháp môn Kim Cang Công Truyền ( dùng kinh Kim Cang để Kiến Tánh )
Phải
Kiến Tánh rồi th́ mới dạy được
điều này !
6) Ngũ Tổ chỉ dẫn cho
Huệ An được Kiến Tánh
Phải là người đă Kiến
Tánh mới chỉ dẫn cho Huệ An được
Kiến Tánh !
Một bằng chứng của "chỉ
dẫn cho Huệ An được Kiến Tánh" là ngài
Huệ An hơn thầy ( Ngũ Tổ )
đến hai chục tuổi ! [ Huệ An là một du
tăng, một hôm yết kiến Ngũ tổ
được chỉ điểm nên Kiến Tánh ; do đó tôn Tổ làm thầy]
IV) Ngũ Tổ đă Kiến
Tánh bởi Kinh Kim Cang và . . .
A) Ta có thể quả quyết rằng
Ngũ Tổ đă Kiến Tánh bởi Kinh Kim Cang :
1) Các thiền sư thường dùng
sở ngộ làm sở trường (dễ hiểu thôi).
Dạy người Kiến Tánh bằng
cách luyện Kinh Kim Cang, vậy Ngũ Tổ
cũng Kiến Tánh bởi Kinh Kim Cang !
2) Nếu Ngũ Tổ
không Kiến Tánh bởi Kinh Kim Cang
tất không dám dạy pháp Kim Cang Công Truyền
3) Ta c̣n có thể nói rằng Ngũ Tổ
Kiến Tánh bởi pháp "Không trụ vào đâu cả !" :
a) Phật nói trong Kinh Kim Cang :"Không
trụ vào đâu cả ! " th́ Kiến Tánh
tức th́ !
Xem bài ["Không trụ vào đâu
cả ! " th́ Kiến Tánh tức th́ ! ]
Bài viết trên là kiến giải
của tôi ;
nhưng tôi nghĩ rằng Ngũ Tổ
đă khám phá như vậy, đă Kiến Tánh nhờ đó
và dạy người Kiến Tánh bằng
cách luyện Kinh Kim Cang !
b) Theo tôi thấy th́ trong Kinh Kim Cang
chỉ có câu :"Không trụ vào đâu cả !
" là câu chuyển ngữ để Kiến Tánh!
c) Phật nói trong Kinh Kim Cang :"Không
trụ vào đâu cả ! " th́ Kiến Tánh .
Và"Không trụ vào đâu cả !
" là câu độc nhất mà Phật nói như thế
(trong Kinh Kim Cang)
d) Ngũ Tổ
dạy trong Luận Tối Thượng Thừa :
_Niệm niệm chớ trụ (th́ Kiến
Tánh)
Câu trên là "biến thế"
của"Không trụ vào đâu cả !
" !
B) Ngũ Tổ
bắt đầu truyền bá pháp Kim Cang Công
Truyền khi nào ?
Ta có thể nói rằng: Ngũ Tổ bắt đầu truyền bá pháp
Kim Cang Công Truyền ngay sau khi được truyền ngôi
Tổ.
Trích Kinh Pháp Bảo Đàn :
{{ . . . thấy
một người khách tụng kinh. Huệ Năng này nghe qua, tâm liền mở
mang tỏ sáng, mới hỏi khách tụng kinh ǵ? Khách nói là Kinh Kim Cang.
Hỏi: Ở
đâu có Kinh Điển này?
Khách nói: Tôi từ Chùa Đông Thiền,
huyện Huỳnh Mai Kỳ Châu đến. Chùa ấy do
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ hoá,
môn đồ hơn ngàn người, tôi đến đó
lễ bái lănh thọ Kinh này. Ngũ Tổ thường
khuyên Tăng Tục tŕ Kinh Kim Cang th́ được
kiến tánh, trực liễu thành Phật. }}
Đoạn trên, Khách nói " Chùa Đông Thiền ". Ta biết
rằng thời đó Thiền Tông là Đông Sơn pháp môn (
v́ Ngũ Tổ tọa lạc ở Đông Sơn ), do
đó , đọc đoạn trên, ta thường nghĩ
rằng" Chùa Đông Thiền "
là " Chùa Đông Sơn " . Không
phải thế, " Chùa Đông Thiền "
ở phía Tây Huỳnh Mai !
Trích Cao Tăng Dị Truyện :
[[Chùa Ngũ Tổ
ở Đông Sơn, cách huyện Hoàng Mai 16 km về phía
Bắc, nên có tên chùa là Đông Sơn. Theo lời ghi chép th́
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, bảy tuổi ở Tây Sơn,
theo Tứ Tổ học thiền. Sau khi đắc pháp,
bắt đầu giảng kinh thuyết pháp ở Đông
Thiền Tự, phía Tây thành Hoàng Mai, sau v́ đạo tràng
nhỏ hẹp, bèn xây cất chùa Đông Sơn ở
Đông Sơn, từ đây pháp tịch hưng thạnh,
người cầu pháp tấp nập trên đường.
Chùa Ngũ Tổ Đông Sơn, xây dựng vào đời
Đường, niên hiệu Hàm Hanh (670-673), đến
đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch (1573-1619)
được xây cất lại. vào
đời Thanh, niên hiệu Hàm Phong (1851-1886), bị binh
lửa thiêu hủy, lại trùng tu lần nữa. ]]
Xem thế, ngay khi
được truyền ngôi Tổ,
bắt đầu giảng kinh thuyết pháp ở Đông
Thiền Tự, phía Tây thành Hoàng Mai. ( có
lẽ đây là chùa của Tứ Tổ, Ngũ Tổ
chỉ đổi tên lại ?) , Ngũ Tổ đă
truyền bá ngay pháp Kim Cang Công Truyền
Như vậy, Ngũ Tổ Kiến
Tánh bởi Kinh Kim Cang đă (khá) lâu, vừa khi
được ’độc lập’ liền truyền pháp
này.
Sao gọi là"Chùa Đông Thiền" ?
_Đông đây chẳng phải là Đông-sơn ;
vậy " Chùa Đông Thiền "
là " Chùa Thiền Tông Đông Độ ". Đặt tên
"Chùa Đông Thiền". Ngũ
Tổ có ngụ ư nói pháp thiền của ngài là đặc
biệt Thiền Tông Đông
Độ . Mà
sự thực là vậy !
V) Ngũ Tổ đă Kiến
Tánh khi c̣n là sa di ?
Chính v́ trong câu này :
"... Đệ tử (Luận
chủ tự xưng) từ trước đến đây
biên tập luận nầy . . ."
luận chủ tự xưng là
đệ tử, nên tôi đoán rằng câu này có thể được viết khi Ngũ Tổ c̣n là sa di !
Và sa di Hoằng Nhẫn đă khiêm
tốn nói " thật không phải rơ ràng chứng
biết " chứ chính ra th́ sa di đă Kiến Tánh. Ta
nên nhớ rằng khiêm tốn như vậy không phải là
Vọng Ngữ. Không chứng nói rằng chứng là
Đại Vọng Ngữ. Trái lại, người tu
thường được khuyên không nên nói ra ngay những
điều đă chứng đắc, người Kiến
Tánh nên nói ra khoảng vài mươi năm sau, khi thấy
cần truyền bá pháp môn. Vả lại, nói giảm
bớt điều ḿnh chứng là ‘chắc ăn‘ , khỏi phạm tội
Đại Vọng Ngữ. (Người chân tu sợ
nhất là Đại Vọng Ngữ. (Không chứng nói
rằng chứng)).
V́ vậy, có thể là Ngũ Tổ
đă Kiến Tánh khi c̣n là sa di.
Một bằng chứng hùng hồn
là : sách vở Thiền Tông không hề ghi lại
rằng Tứ Tổ có dạy Ngũ Tổ điều
ǵ ! Một trường hợp cực kỳ
đặc biệt ( Ngay Lục Tổ khi Kiến Tánh do câu."Ưng vô sở trụ nhi sanh
kỳ tâm" th́ vẫn là ,
gián tiếp là đệ tử Ngũ-tổ , Lục
Tổ nghe được câu đó, v́ Ngũ Tổ truyền bá pháp Kim Cang Công
Truyền ). Cứ xem như là : Tứ Tổ coi như
Ngũ Tổ đă Kiến tánh vậy, ngay từ
đầu.
VI) Ngũ Tổ đă Kiến
Tánh khi c̣n là Tài Ṭng Đạo Giả ?
1) Tài Ṭng Đạo Giả
Trích Cao Tăng Dị Truyện :
{{
Huyện Hoàng mai phía đông
tỉnh Hồ Bắc, có lưu truyền một câu
truyện như vầy: "Tương truyền, Tứ
Tổ Đạo Tín, truyền pháp ở Hoàng Mai. Có cư sĩ
Trương Hoai Hoài ờ làng Trương Độ,
trồng tùng ở núi Hoàng Mai sau chùa Tứ Tổ suốt
sáu năm. được gọi là Tài
Tùng Đạo Giả".Vào năm bảy mươi
lăm tuổi, vị đạo nhân này đến Tổ
Đạo Tín cầu pháp, mong được y bát và
đại pháp. Tứ Tổ trầm tư một lúc
rồi nói:
- Tuổi của ông đă
cao như thế, có thể gánh vác gia nghiệp của
Như Lai sao? Chẳng bằng đổi kiếp hăy
trở lại.
Tài Tùng Đạo Giả
đảnh lễ cáo từ
. . .
Sau khi từ giă Tứ
Tổ mà đi, Tài Tùng Đạo từ núi Phá Ngạch
hướng về Nam, đi khoảng ba mươi
dặm, thấy mặt trời lặn, trời đă hoàng
hôn, gặp một thiếu nữ đang giặt áo và
rửa chén bát bên bờ sông, bèn đến vái chào và hỏi
thăm đây là đâu. Thiếu nữ đáp:
- Đây là Chu gia trang,
đất này tên là Trạc Cảng.
Tài Tùng Đạo Giả
nghe nói xong, liền nhảy xuống sông tự vận.
Thần hộ pháp liền đem hồn phách của Tài Tùng
Đạo Giả hóa làm trái đào tiên, bỏ vào bát cơm
mà thiếu nữ đang rửa.
Thiếu nữ tên Chu
Phụng Thư, là con của Chu viên ngoại, thấy
đào tiên mười phần ngon lành hấp dẫn,
liền ăn ngay, chẳng ngờ từ đây có thai. Việc
này vợ chồng viên ngoại sau khi biết
được, cho rằng con gái không chồng mà chữa,
làm bại hoại môn phong, nên nổi trận lôi đ́nh,
trục xuất Phụng Thư ra khỏi nhà.
}}
a) Cái thai của cô Chu Phụng Thư sau này là Ngũ Tổ.
b) Theo cuốn Tổ Thiền Tông , th́
đoạn đối đáp giữa Chu Phụng Thư và Tài Tùng Đạo Giả là
như sau :
{{ Tài Tùng Đạo Giả :
_Nhà cô gần xa, có vui ḷng
cho tôi nghỉ nhờ được không ?
Cô Chu :
_Tôi không dám tự chuyên,
mời ông vào hỏi cha mẹ tôi.
Tài Tùng Đạo Giả :
_Vậy cô có bằng ḷng
không cho tôi biết ?
Cô Chu :
_Riêng tôi bằng ḷng.
Tài Tùng Đạo Giả
nghe cô hứa chịu , bèn trở về
núi, ngồi ngay thẳng viên tịch. }}
Theo đọan trên, th́ Tài
Tùng Đạo Giả xin tá túc tức là xin
được đầu thai vào bụng cô Chu. Và Tài Tùng Đạo Giả
đă ngồi mà hóa chớ không nhảy
xuống sông tự vận.
c) Theo đoạn đối đáp
giữa Tài Ṭng Đạo Giả và Tứ Tổ th́ Tài Ṭng
Đạo Giả đă Kiến Tánh : Tài
Ṭng Đạo Giả đến gặp Tứ Tổ
để xin Y Bát và Tứ Tổ bảo Tài Ṭng Đạo
Giả đi đầu thai để trở về
nhận ngôi Tổ !
2) Cậu bé trai của cô Chu Phụng Thư
Trích Cao Tăng Dị Truyện :
{{ . . . Phụng
Thư có miệng khó thốt nên lời, đành phải xin
ăn qua ngày. Không bao lâu cô sanh một đứa con,
đời sống của hai mẹ con càng thêm khốn
quẫn. Đúa bé v́ thiếu áo, thiếu cơm, từ bé
thân thể đă mười phần ốm yếu,
đến bảy tuổi mà chưa biết nói.
Người mẹ đặt tên là Á Đồng (bé Câm).
Đời Tùy Dương
đế niên hiệu đại Nghiệp thứ năm
(609), gặp mùa gặt lúa, người mẹ dẫn Á
Đông đi xin ăn trở về quê, qua nông thôn
lượm mót những hạt lúa rơi trên đất.
Người làng chê cười người mẹ, Á
Đồng lớn tiếng hét thôi, trách mắng
người làng không được vô lư. lần
đầu tiên Á Đồng mở miệng nói,
người mẹ vui mừng nước mắt rơi
như mưa. Rồi dắt đứa bé về quê
Trạc Cảng. Nhân đây, Trạc Cảng đời
xưa, hiện tại có tên là Tân Khai Khẩu, ghi việc Á
Đồng mở miệng lần đầu.
Người mẹ dắt
Á Đồng về quê nhà xin ăn. Ngày nọ đến
chùa Tứ Tổ, người trong chùa thấy mẹ con
quần áo lam lũ, rất chán ghét, định đuổi
ra khỏi cửa, vừa may Tứ Tổ Đạo Tín
từ trong điện bước ra, thấy Á Đồng
thông tuệ khả ái, bèn nói:
- Đáng tiếc con
tuổi c̣n nhỏ quá, nếu không th́ có thể theo ta
xuất gia làm tăng.
Á Đồng nghe xong nói:
- Lúc con già đến
Sư chê con già, nhỏ đến lại chê con nhỏ.
Tứ Tổ sực
nhớ chuyện cũ, biết đây là Tài Tùng Đạo
Giả, đổi đời trở lại, bèn thuật
rơ cho người mẹ, rồi giữ Á Đồng
lại với ḿnh, xuống tóc đặt pháp danh là
Hoằng Nhẫn. }}
3) Ngũ Tổ là thân sau của Tài Ṭng
Đạo Giả
Theo câu chuyện trên, Tài Ṭng Đạo
Giả đă Kiến Tánh , nghe
lời Tứ Tổ đi
đầu thai để . . . nhận ngôi Tổ ! và
trở thành Ngũ Tổ
.
Tài Ṭng Đạo Giả Kiến Tánh do đâu ? _Dĩ nhiên là do Kinh Kim Cang.
Tài Ṭng Đạo Giả là cư sĩ,
măi đến năm bảy mươi
lăm tuổi, mới xuất hiện, đến gặp
Tứ Tổ ; điều này rất
hợp với cách cư xử Thiền Tông.
( Trong chùa Ngũ
Tổ có điện Thánh Mẫu, thờ mẹ của
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn )
Chú thích :
Kinh Kim Cang là một
phẩm trong bộ Kinh Đại Bát Nhă 600 quyển.
Hầu hết mọi người đều biết là
ngài Huyền Trang dịch Đại Bát Nhă ; thế
nhưng Kinh Kim Cang mà chúng ta học đây là bản dịch
của ngài Cưu Ma La Thập, mấy trăm năm
trước đó .
Bởi thế, mặc dù ngài
Huyền Trang đồng thời với Ngũ
Tổ và Tài Ṭng Đạo Giả sống trước
đó 75 năm, Tài Ṭng Đạo Giả vẫn có Kinh Kim Cang mà tu luyện !
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Kinh sách tham khảo
Kinh :
Kinh
Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại
Thừa Kim Cang Kinh Luận
Cuộc
đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch
giả Thích Trung Quán
Kinh
Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung C̣n
Kinh
Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh
Kinh
Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú
giải : Thích Huyền Vi
Kinh
Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực
Kinh
Kim Cang, dịch giả Thích Thiện Hoa
Kinh Lăng
Nghiêm, dịch giả Trí
Độ và Tuệ Quang
Kinh
THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG, dịch giả Thích Nhẫn Tế
Kinh
Trường A Hàm, dịch
giả Thích
Thiện Siêu
Kinh Vô Ngă Tướng, dịch
giả Phạm Kim Khánh
Ngữ Lục (đến đời
Lục Tổ):
Sáu
cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch
giả Trúc Thiên
Kinh
Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy
Lực
Kinh
Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh
Trực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác,
dịch giả Trúc Thiên
Ngữ Lục (sau đời Lục
Tổ):
Bá
Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy
Lực
Truyền
Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực
Cội
nguồn truyền thừa và phương pháp tu tŕ của
thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền
Chơn
tâm trực thuyết, Phổ Chiếu
Lâm
Tế Ngữ Lục
Thiền
Đốn Ngộ, nhiều tác giả :
Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh
Sơn, Hư Vân; dịch
giả Thích Thanh Từ
Tọa
Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như
Hạnh
Tu tâm
quyết, Phổ Chiếu
Sách :
Cao Tăng Dị
Truyện, Hạnh Huệ biên dịch
Tổ
Thiền Tông, Thích Thanh Từ
Thiền
Đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, dịch
giả Như Hạnh
Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
--------------------------------------------------------------
* Trang Chính * M ụ
c L ụ c * Đoản
Luận * Thơ *
------------------------------------------------------------------------------
* Hộp Thư * Bài
mới * Nối
kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam *
------------------------------------------------------------------------------