Tâm Không chưa phải là chân lư

 

                               Lê Anh Chí

 

Dàn Bài :

I- Chứng Minh

II- Điều Kiện cần thiết để đắc A La Hán

III- Kinh Lăng Nghiêm : Vài gương tu hành

IV- Tại sao các Thiền Sư cứ bàn về Tâm Không 

V- Tâm Không chẳng phải là hư vô, tịch diệt

VI- Bàn về Tâm Không : vài thí dụ 

VII- Đối Cảnh Không Tâm

VIII- Đối Cảnh Không Trụ

IX- Một trường hợp " Vướng Không"  trong Kinh Pháp Bảo Đàn

X- Tâm : Không Tịch, Vắng Lặng, Rỗng Rang, Tĩnh Lặng, Rỗng Lặng. . .  

XI- Tánh Không cũng chẳng phải là chân lư

XII- Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

 

 

Theo kinh Pháp Hoa, pháp sư là người "vào nhà Như Lai , mặc y Như Lai, ngồi ṭa Như Lai. Nhà Như Lai là ḷng từ bi lớn với tất cả chúng sinh. Y Như Lai là ḷng nhu ḥa nhẫn nhục. Ṭa Như Lai là tất cả các pháp là không."

Ṭa Như Lai là tất cả các pháp là không !

Tất cả các pháp là không !

Tâm của ta cũng là không !

 

Tu Tâm Không là pháp tu thông dụng nhất của Phật Pháp.

Vậy mà, Tâm Không chưa phải là chân lư. . .

 

 

 

I  - Chứng Minh

 

Tâm Không là Không.

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn )

Nên,

        Tâm Không chẳng phải là Phật Tánh

V́ Phật Tánh là chân lư

Nên, Tâm Không chưa phải là chân lư.

DPCM (Điều Phải Chứng Minh).

 

 

I I -  Điều Kiện cần thiết để đắc A La Hán

 

Tâm Không là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán :

Theo Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, nếu đắc được 4 Không sau đây :

        Thân Không

        Tâm Không

        Tánh Không

        Pháp Không

th́ đắc A La Hán.

Do đó, Tâm Không là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán.

 

Thực ra, đắc Tâm Không là đă đi được 90% đọan đường :

        đắc Tâm Không  th́ đă đắc Thân Không

        đắc Tâm Không  rồi th́ tu Tánh Không, Pháp Không cũng dễ thôi.

 

 

I I I  - Kinh Lăng Nghiêm : Vài gương tu hành

 

Trong Kinh Lăng Nghiêm, các vị Bồ Tát và Đại Đệ Tử của Phật có bước ra tŕnh  bày kinh nghiệm chứng đắc A La Hán. Vài gương tu hành có liên quan mật thiết đến "Không":

 

1) Ngài Đại Ca Diếp,  quán pháp không tịch, đắc Diệt Thọ Tưởng Định (DTTD) thành A La Hán .

2) Ông Chu Lợi Bàn Đặc Ca, quán hơi thở, tâm được rỗng thông, hoặc lậu tiêu hết, thành A La Hán .

3) Ông Tất Lăng Già Bà Ta, do quán gai độc, Ngộ Thân Không Tâm Không, sau 21 ngày hoặc lậu tiêu hết, thành A La Hán .

 

 

I V  - Tại sao các Thiền Sư cứ bàn về Tâm Không 

 

Tâm Không chẳng phải là Phật Tánh

Vậy mà các Thiền Sư cứ bàn về Tâm Không, v́ : 

 

1) Không thể nói hoài về Phật Tánh

Nói hoài th́ nhàm,  nhất là khi người nghe không hiểu, không lănh hội được.

 

2) Trong nhiều trường hợp, "Không" là đủ.

Nhất là khi xử thế tiếp vật, dùng Tâm Không là  hay rồi.

Thiền sư Huyền Giác :

        Khéo khéo "Tâm Không" dụng !

 

3) Trong nhiều trường hợp, "Không" là rất đẹp !

Nhất là khi xử dụng để phủ nhận thế gian, phủ nhận dục lạc thế gian, phủ nhận danh lợi quyền uy thế gian. Trong những trường hợp này, tiên gia, văn sĩ, thi nhân cũng "Tâm Không" dụng !

Bài ca mở đầu của Tam Quốc Chí, có câu :

        Sông xô, cát dập anh hùng,

        Thị phi thành bại cũng là  . . . không !!!

 

 

V  - Tâm Không chẳng phải là hư vô, tịch diệt

 

Tâm Không chẳng phải là hư vô, tịch diệt ! Đây là một tiểu đề, v́ vậy hơi cô đọng, diễn lại cho rơ nghĩa :

        Tâm Không chẳng phải là hư vô, tịch diệt 

tức là :

        Khi hành giả đạt được Tâm Không th́ Tâm của hành giả chẳng phải là hư vô, tịch diệt, chẳng phải là ḥan toàn không.

 

Điều này có thể chứng minh được !

Chứng minh :

Tâm của hành giả chẳng phải là ḥan toàn không

V́ Tâm của hành giả c̣n ít nhất một vật : cái năng không

DPCM (Điều Phải Chứng Minh).

 

Đây không phải là nhược điểm của Tâm Không, mà là điểm gần với chân lư, một điểm son của Tâm Không.

 

 

VI- Bàn về Tâm Không : vài thí dụ 

 

Hầu hết các thiền sư đều :

        Ca tụng Tâm Không

và ngược lại,

        Nói cái giới hạn của Tâm Không.

 

A. Ca tụng Tâm Không.

 

1. Tâm Không nên người không, cảnh không, vật không.

 

Hương Hải đại sư và vua Lê Dụ Tông :

Một hôm vua Dụ Tông (Dụ Tông là con của Hi-Tông, lúc này Hi-Tông làm Thái Thượng Hoàng) mời sư vào cung lập đàn cầu tự và thưa hỏi Phật Pháp nơi sư. Khi vua hỏi <Thế nào là ư của Phật ? >, th́ sư trả lời :

                Nhạn quá trường không

                Ảnh trầm hàn thủy

                Nhạn vô di tích chi ư

                Thủy vô lưu ảnh chi tâm

Dịch :

        Nhạn vượt trường không

        Ảnh ch́m nước lạnh

        Nhạn không có ư để dấu

        Nước không có tâm giữ ảnh

 

( Tác giả bài thi kệ này không phải là Hương Hải TS : trước ngài Hương Hải hơn 600 năm có thiền sư nổi tiếng Trung Hoa, tên gọi là Thiên-Y Nghĩa-Hoài đă nói bài thi-kệ này rồi ). 

 

2. Hoàng Bá TS.

Trong Truyền Tâm Pháp Yếu, Tổ Hoàng Bá hầu như chỉ nói về  Tâm Không :

        Tâm Không là đạo !

 

B. Nói cái giới hạn của Tâm Không.

 

1.Tâm Không c̣n cách biệt trùng quan

Cổ Đức có nói rằng :

        Chớ bảo Tâm Không là đạo.

        Tâm Không c̣n cách biệt trùng quan !

Tâm Không c̣n cách biệt trùng quan : chính là tựa đề của bài viết này !

 

2. Hoàng Bá TS.

Trong Truyền Tâm Pháp Yếu, Tổ Hoàng Bá hầu như chỉ nói về  Tâm Không.

Vậy mà, ở phần cuối quyển, bàn về câu "Xưa nay Không một vật " của Lục Tổ, Hoàng Bá nói : "Không một vật cũng chẳng phải"

Ha !

Người đă Kiến Tánh th́ nói Không cũng đúng, nói Chẳng Không cũng đúng !

Người chưa Kiến Tánh th́ không thế, nghe nói "không một vật" th́ nhất định là "không một vật" , nhất địnhKhông.

Như sư Thần , câu "Xưa nay Không một vật " của Lục Tổ, nên sau này sư giảng đạo cũng nhất định nói "không một vật" , nhất định nói Không.

Xem phần " Một trường hợp  Vướng Không  trong Kinh Pháp Bảo Đàn "

 

3. Lục Tổ

Lục Tổ sau khi giảng v "tông" của kinh th́ nói tiếp: "Người thế gian, ngoài th́ dínhớng, trong th́ dính Không"

Lục Tổ : "Ch trầm không quán tịnh"

 

4. Bàng bạc trong các ngữ lục, các Tổ sư đều khuyến cáo thiền sinh không được <trầm không thủ tịch>. <Trầm không> đây là đắm ch́m trong cảnh giới không của định, < thủ tịch> là không rời đươc cảnh tịch diệt của thiền định, nhất là cảnh tịch diệt của A La Hán.

Xem bài viết :  " Thiền-tông chẳng tu thiền-định  "

 

 

VII- Đối Cảnh Không Tâm

 

Dụng của Tâm Không là :

        Đối Cảnh Không Tâm

        Tám gió thổi chẳng động

Hai cái Dụng này thực ra chỉ là một.

 

1. Đối Cảnh Không Tâm

Vua Trần Nhân Tông có làm một bài thơ thiền thất ngôn tứ tuyệt, trong bài phú Cư Trần Lạc Đạo, kết thúc bằng câu :

        Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền

        (Đối cảnh mà tâm không th́ khỏi hỏi thiền)

Bài thơ như sau :

        Cư trần lạc đạo thả tu duyên,
      
Cơ tắc xan h khốn tắc miên.
      
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

        Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền

 Dịch thơ :

        Cư trần lạc đạo, c tu duyên,

        Hễ đói th́ ăn, mệt ng liền-

        Trong nhà sẵn báu, thôi t́m kiếm -

        Đối cảnh tâm không, khỏi hỏi thiền !


Câu cuối cùng "Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền" rất được Phật Tử Việt Nam mến chuộng, coi như là phương châm của sự tu hành. Có nhiều người tưởng lầm rằng đó là mục đích của Thiền Tông.

 

Câu "Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền" này chẳng phải của vua Trần Nhân Tông. HT Hư Vân có kể rằng : Khi đắc phép phi hành, Tiên Lữ Đồng Tân bay đến lầu chuông chùa ở Lô Sơn, đề bài thơ :

Một ngày an nhàn thân tự tại

Sáu căn ḥa hợp báo b́nh an

Đan điền có vật quí

Ngưng vấn đạo,

Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền !

Lữ Đồng Tân đề bài thơ này khoảng 200 năm trước vua Trần Nhân Tông.

 

Tiên gia cũng biết "Đối cảnh vô tâm" !

 

2. Tám gió thổi chẳng động

Tám gió là : tài (tài lợi), suy (hao), hủy (hủy nhục), dự (đề cao), xưng (khen), cơ (chê), khổ (khổ đau), lạc (vui). 

Xin lưu ư : Nhị Thừa cũng có "tám gió thổi chẳng động" ; nhưng họ không dùng chữ  "tám gió ".

 

Đối Cảnh Không Tâm "tám gió thổi chẳng động" là cách xử thế tiếp vật của con người giải thoát của mọi pháp môn, chớ chẳng riêng ǵ Thiền Tông !

 

Một khi Thể (Tâm Không) chưa phải là chân lư, th́ Dụng (Đối Cảnh Không Tâm "tám gió thổi chẳng động") cũng chưa phải là chân lư.

 

Bài thơ thiền thất ngôn tứ tuyệt trên đây của vua Trần Nhân Tông vẫn là thơ Thiền  (Thiền của Thiền Tông ) v́ câu thứ ba :

         Trong nhà sẵn báu, thôi t́m kiếm -

Báu đây là Phật Tánh, nhà đây là Tâm ; thôi t́m kiếm  nên vui, nhàn hạ. Cũng có ư rằng tác giả đă Kiến Tánh !

 

 

VIII- Đối Cảnh Không Trụ

 

Chẳng phải Đối Cảnh Không Tâm 

Mà là : Đối Cảnh Không Trụ

có thế, mới đúng là Thiền Tông.

Lục Tổ có bàn về việc này. Như Vô Niệm chẳng phải là dứt hết, không c̣n một niệm, mà là Niệm mà Không Trụ.

 

Nhưng, đối với Thiền Tông, sự xử thế tiếp vật là  Đối Cảnh Không Tâm hay Đối Cảnh Không Trụ th́ chỉ là một chi tiết, đại khái cũng thế thôi, không quan trọng. Cái quan trọng là mục đích.

Mục đích là sự Kiến Tánh !

Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm .

C̣n Đối Cảnh Không Tâm hay "tám gió thổi chẳng động"  là Dụng, chẳng quan hệ, sao cũng xong !

 

Đối với Thiền Tông, đạt được những Dụng này chẳng phải là đắc đạo !

 

 

IX- Một trường hợp " Vướng Không"  trong Kinh Pháp Bảo Đàn

 

Câu chuyện Vướng Không:

 

Tăng Trí Thường, một hôm đến tham l Lục Tổ, Sư (Lục Tổ) hỏi: Ông t đâu đến, muốn cầu việc ? Đáp: Đệ t gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu l Hoà Thượng Đại Thông (Sư Thần ), nh ch dạy cái diệu nghiă kiến tánh thành Phật, nhưng chưa hết nghi ng, nên t xa đến đảnh l, mong Hoà Thượng khai th. Sư hỏi: Hoà Thượng Đại Thông nói thế nào? 

Đáp: Trí Thường đến đó trải qua ba tháng chưa được ch dạy, trong ḷng tha thiết Pháp, nên một hôm vào trượng thất hỏi Thế nào là bản tâm bản tánh của Trí Thường? Ḥa Thượng hỏi: Ông thấy hư không chăng? Đáp: Thấy. Hỏi: Ông thấy hư không ớng mạo chăng? Đáp: Hư không h́nh đâu ớng mạo! Ḥa Thượng nói: Bản tánh của Ông cũng nhưkhông, chẳng một vật để thấy gọichánh kiến, chẳng một vật để biết gọichơn tri, chẳng xanh vàng dài ngắn, ch thấy bổn nguyên thanh tịnh, giác th sáng tṛn, gọi là kiến tánh thành Phật, cũng gọi là tri kiến của Như Lai. Đệ t nghe nói như vậy tâm c̣n chưa lănh hội, xin Hoà Thượng khai th.

 

Lục Tổ dạy bằng bài kệ, mà hai câu đầu là :

        Không thấy pháp c̣n chấp thấy "Không" !

        Cũng như mây án mặt trời đông !

                (T. Minh Trực dịch)

Trí Thường nghe xong bài k th́ tâm ư suốt thông.

 

Lời Bàn :

 

Sư Thần , câu "Xưa nay Không một vật " trong bài k của Lục Tổ, nên sư tuởng rằng Kiến Tánh là thấy "không một vật" , là thấy Không.

C̣n Sư Trí Thường đem những lời dạy này của Thần hỏi Lục Tổ, quả là găi đúng ch ngứa của Lục T.

Như mọi người biết, Lục Tổ do "Không trụ vào đâu cả" mà Kiến Tánh. Cái s ng này cũng chính là ch s trường.

Thần hiểu lầm "Xưa nay Không một vật " nên Vướng Không, mà dạy người Vướng Không.

Sự chỉ dẫn của Lục Tổ rất là tự nhiên, tất nhiên, ngài chỉ cần nói  cái s ng :

        "Không trụ vào đâu cả ! "

chớ chẳng phải là

        "trụ vào không"

 

 

X- Tâm : Không Tịch, Vắng Lặng, Rỗng Rang, Tĩnh Lặng, Rỗng Lặng. . .  

 

Tâm Không chưa phải là chân lư.

Nên,

Những tâm suưt soát Tâm Không như Không Tịch, Vắng Lặng, Rỗng Rang, Tĩnh Lặng, Rỗng Lặng vv. . . đều chẳng phải là chân lư.  

 

 

XI- Tánh Không cũng chẳng phải là chân lư

 

Tâm Không chưa phải là chân lư. Tựa như thế,  Tánh Không cũng chẳng phải là chân lư. Lập lại cái  Chứng Minh trên :

 

Tánh Không là Không.

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. (Kinh Đại Bát Niết Bàn )

Nên,

        Tánh Không chẳng phải là Phật Tánh

V́ Phật Tánh là chân lư

Nên Tánh Không chẳng phải là chân lư.

DPCM .

 

Nhắc lại và nói thêm :

Theo Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, nếu đắc được 4 Không sau đây :

        Thân Không

        Tâm Không

        Tánh Không

        Pháp Không

th́ đắc A La Hán.

 

Tâm Không Tánh Không là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

        Thinh Văn, Duyên Giác v́ định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

Tức là :

        A La Hán không thấy Phật Tánh !

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, là Đại Niết Bàn, là Niết Bàn của Phật.

 

Tâm Không là điều kiện cần  để đắc A La Hán.

Phật Tánh là Đại Niết Bàn, là điều kiện cần ( và đủ ) để thành Phật.

Sự khác biệt, hơn kém giữa Phật Tánh và Tâm Không thật rơ ràng lắm vậy.

 

Tánh Không là điều kiện cần để đắc A La Hán.

Phật Tánh là Đại Niết Bàn, là điều kiện cần ( và đủ ) để thành Phật.

Sự khác biệt, hơn kém giữa Phật Tánh và Tánh Không thật rơ ràng lắm vậy.

 

Xin xem bài viết Kiến Tánh Thành Phật.

 

 

XII- Kiến Tánh Thành Phật, muôn ngàn chứng đắc

 

Đây là một tiểu đề của bài Kiến Tánh Thành Phật.

Sau khi Kiến Tánh, người tu hành có thể chứng đắc muôn ngàn chánh định, chánh quán -một cách dễ dàng và lẹ làng. Gọi là " dễ dàng và lẹ làng ", v́ so sánh với người thường : người thường chứng đắc một pháp môn đă là khó, đằng này, có thể có muôn ngàn chứng đắc !

 

Sau đây, riêng nói về những chứng đắc liên quan đến  Tâm Không :

 

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh, là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngă, Tịnh.

 

Nói riêng ra th́,

Đă Kiến Tánh th́ đă chứng ngộ Thường và Tịnh.

 

Những tâm như Tâm Không , Tâm Không Tịch, Tâm Vắng Lặng, Tâm Rỗng Rang, Tâm Tĩnh Lặng, Tâm Rỗng Lặng . . . đều do Thường và Tịnh biến hiện

 

Nên sau khi Kiến Tánh ta có thể chứng  Tâm Không , Tâm Không Tịch, Tâm Vắng Lặng, Tâm Rỗng Rang, Tâm Tĩnh Lặng, Tâm Rỗng Lặng . . . một cách dễ dàng, nếu muốn.

 

Nói " nếu muốn " bởi v́ một khi được Thường, Lạc, Ngă, Tịnh, th́ rất nhiều người chẳng để ư ǵ đến Không, Không Tịch, Vắng Lặng, Rỗng Rang, Tĩnh Lặng, Rỗng Lặng . . .  làm ǵ !

 

-----  ------   ----    ----

 

Tâm Không rất gần với đạo quả A La Hán.

Tâm Không rất thanh tao, thoát tục !

Tâm Không rất diệu kỳ.

Cái Dụng của Tâm Không là  Đối Cảnh Không Tâm.

(Diệu kỳ hơn nữa là : Đối Cảnh Không Trụ).

Tâm Không, Tánh Không chẳng phải là chân lư :

Tâm Không, Tánh Không  chưa phải là Phật Tánh, chưa phải là Chân Như, chưa phải là Đại Niết Bàn, chưa phải là Phật của Niết Bàn, chưa phải là Niết Bàn của Phật.

 

Lê Anh Chí.

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------